Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 44 - 48)

Bảng 4.10 Các khoản chi phí trong sản xuất lúa

Đơn vịtính: 1.000 đồng/1.000 m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí thuê đất 0 1.000 41,47 177,99

Chi phí lãi vay 0 923,08 56,65 192,76

Chi phí phân bón 117,39 835,39 491,62 120,86

Chi phí nhiên liệu 0 269,23 81,27 48,94

Chi phí khấu hao máy

móc, CCDC (Công cụ,

dụng cụ)

0 876,92 46,60 102,44

Chi phí giống 90 292,31 191,40 44,31

Chi phí thuê lao động 52,73 761 267,56 142,27

Chi phí thuê máy móc 0 689 415,87 89,63

Chi phí thuốc BVTV 131,60 1.105,15 462,69 191,51

Chi phí khác 20,60 552,60 174,22 101,75

Tổng chi phí 1.348,26 4.305,39 2.229,35 494,39

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Tùy từng loại cây trồng sẽ có những khoản chi phí sản xuất khác nhau.

Đối với cây lúa thì bao gồm các chi phí đầu vào cũng như chi phí thu hoạch

được thống kê trong bảng 4.10. Kết quả cho thấy tổng chi phí sản xuất trung bình của nông hộ là 2.229,35 nghìn đồng trên 1.000m2. Trong đó, hộ có chi phí cao nhất là 4.305,39 nghìn đồng trên 1.000m2 và thấp nhất là 1.348,26 nghìn đồng trên 1.000m2. Phần lớn các khoản chi phí sản xuất của nông hộ tập trung vào chi phí vật chất chiếm tỷ lệ đến 57%, trong đó chi phí phân bón và

chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 22% và 21%. Ngoài ra, trong chi phí vật chất còn có chi phí giống chiếm 8%, chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ, máy móc chiếm tỷ lệ 2% và chi phí nhiên liệu chiếm tỷ lệ 4%. Do đó

có thể nói rằng trong sản xuất lúa, chi phí đầu vào chiếm tầm quan trọng rất lớn và đòi hỏi nông dân phải đầu tư chi phí rất cao cho các đầu vào đặc biệt là

phân bón và nông dược. Chi phí thuê lao động và chi phí thuê máy móc chiếm tỷ lệ tương đối cao là 31%, trong đó chi phí thuê máy móc là 19% trong tổng

33

chi phí và chi phí thuê lao động là 12%. Điều này cho thấy các nông hộđang

dần chuyển từ lao động chân tay sang áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đa

phần các nông hộđều không có nhu cầu vay vốn và thuê đất sản xuất nên tỷ lệ

các chi phí này khá thấp đều chiếm 2%. Cuối cùng là chi phí khác chiếm tỷ lệ

8%, chủ yếu là chi phí thông tin liên lạc trong quá trình sản xuất. Cụ thể là liên lạc trong quá trình tìm kiếm, thuê lao động và máy móc. Bên cạnh đó, chi phí

sửa chữa máy móc, công dụng cụ phục vụ sản xuất lúa, chi phí vận chuyển cũng chiếm một phần đáng kể trong khoản chi phí này.

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.5 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa

4.2.1.1 Chi phí ging

Giống là một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Lượng giống được sử dụng tùy thuộc vào kinh nghiệm của nông hộ là chủ yếu. Nông dân thường dựa vào đặc điểm sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện đất đai, thời tiết từng mùa vụ mà lựa chọn giống và quyết định mật độ gieo sạ cho phù hợp. Từ đó, chi phí đầu tư cho giống lúa của mỗi nông hộ cũng khác biệt nhau. Từ bảng 4.10 cho thấy chi phí giống trung bình của nông hộ là 191,40 nghìn đồng/1.000m2. Nông hộ có chi phí giống cao nhất là 292,31 nghìn đồng/1.000m2 và thấp nhất là 90 nghìn

đồng/1.000m2. Nguyên nhân của sự chênh lệch về chi phí giống không chỉ do sự khác biệt về mật độ giống mà còn do sự chênh lệch về giá giống đầu vào. Theo số liệu điều tra thực tế thì giá giống lúa nông hộ sử dụng trung bình là

11.787 đồng/kg. Giá giống cao nhất là 18.000 đồng/kg và thấp nhất là 7.000

đồng/kg. Giá giống thường phụ thuộc vào chất lượng của từng loại giống và nguồn gốc của giống.

34

4.2.1.2 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tốcó tác động trực tiếp đến khảnăng sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Việc sử dụng phân bón một cách hợp lý sẽ giúp cho nông hộ

tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất. Đa phần nông dân sử dụng phân bón dựa vào kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình sản xuất, học hỏi từ kinh nghiệm của những nông hộ khác và tham khảo thêm ý kiến của các cán bộ kỹ

thuật thông qua các buổi tập huấn. Thông thường, đối với cây lúa nông dân

thường bón phân 4 đợt trong vụ (kể cả bón lót). Tùy vào tình trạng cây lúa và

điều kiện đất đai mà mỗi nông dân có những công thức bón phân khác nhau trong mỗi đợt bón. Các loại phân bón thường được sử dụng là: Ure, DAP, Kali, NPK 20-20-15 và NPK 16-16-8.

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.6 Cơ cấu chi phí các loại phân bón

- Từ hình 4.6 cho thấy loại phân chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất là phân DAP với tỷ lệ 40% trong tổng chi phí phân bón. Lượng phân DAP trung bình các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu sử dụng là 14,66 kg/1.000m2. Loại phân này có thành phần chủ yếu là P2O5 là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của rễ, khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây.

- Loại phân chiếm tỷ lệ chi phí cao thứ hai là phân Kali với tỷ lệ 24%.

Lượng Kali nông dân bón trung bình là 9,96 kg/1.000m2. Thành phần chủ yếu của Kali là K2O có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ, khả năng quang

hợp, hình thành và vận chuyển hydratcacbon về rễ, giúp cứng cây. Kali

35

- Chi phí phân Ure chiếm tỷ lệ khá cao là 21% trong tổng chi phí phân bón của các nông hộ. Lượng Ure sử dụng trung bình là 11,44 kg/1.000m2. Loại phân này thường được dùng trong giai đoạn bón lót có tác dụng thúc đẩy

sinh trưởng thân, lá trong thời kỳđầu sinh trưởng của cây lúa. Thiếu đạm cây lúa sẽ sinh trưởng yếu lá nhỏ, chuyển vàng, ít phân nhánh, quang hợp yếu,

năng suất giảm. Việc sử dụng phân Đạm rất được nông dân chú ý trong quá trình sử dụng bởi nếu lượng phân sử dụng quá nhiều hoặc ít sẽ dễ dẫn đến yếu cây và dễ mắc phải nhiều dịch bệnh nghiêm trọng khác.

- Phân NPK 20-20-15 và NPK 16-16-8 là các loại phân chuyên dùng

được pha chế sẵn với tỷ lệ N, P, K nhất định. Tỷ lệ chi phí của hai loại phân này khá thấp lần lượt là 8% và 7%. Lượng phân NPK 20-20-15 được sử dụng trung bình là 2,64 kg/1.000m2, NPK 16-16-8 được sử dụng trung bình là 2,98 kg/1.000m2. Loại phân chuyên dùng này giúp nông dân dễdàng hơn trong quá

trình sử dụng mà không phải tốn công pha trộn như các loại phân đơn. Tuy nhiên, nông dân thường ít sử dụng hoặc không sử dụng là do việc bón phân phải dựa theo từng điều kiện đất canh tác và tùy theo tình trạng của lúa chứ

không phải lúc nào cũng bón với tỷ lệ N, P, K nhất định.

4.2.1.3 Chi phí thuc BVTV

Chi phí thuốc BVTV là một trong những khoản chi phí lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân với tỷ lệ 21%. Các khoản chi phí nông

dược bao gồm: thuốc diệt ốc, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt rầy, thuốc trừ bệnh và thuốc dưỡng lúa. Chi phí thuốc BVTV trung bình là 462,69 nghìn

đồng/1.000m2, cao nhất là 1.105,15 nghìn đồng/1.000m2 và thấp nhất là 131,60 nghìn đồng/1.000m2. Đa số nông dân đều chọn và sử dụng nông dược dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu. Việc chủ động sử dụng các loại thuốc trừ

sâu, thuốc diệt cỏ và diệt rầy luôn được nông dân quan tâm và sớm sử dụng để

phòng ngừa và thông thường họ không chỉ phun một đợt mà có thể sử dụng nhiều đợt trong vụ. Bên cạnh đó, việc thay đổi loại thuốc trong quá trình sử

dụng cũng được nông dân lưu ý nhằm tránh tình trạng kháng thuốc đặc biệt

đối với rầy trên lúa.

4.2.1.4 Chi phí khu hao công dng c, máy móc – chi phí nhiên liu

Các loại máy móc phục vụ trong quá trình canh tác lúa khá đa dạng và

ngày càng được cải tiến, do vậy giá trị cũng khá cao nên rất ít nông hộ đầu tư

cho các loại máy móc này mà chủ yếu là thuê. Các loại máy móc cơ giới

thường được sử dụng gồm: máy cày, máy trục, máy sạhàng, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, máy suốt lúa. Ngoài ra còn có bình phun thuốc gồm hai loại bình máy và bình xịt tay, cùng một số loại công dụng cụ khác. Chi phí

36

nhiên liệu trung bình là 81,27 nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 269,23 nghìn

đồng/1.000m2 và thấp nhất là 0. Chi phí phân bổ máy móc, công cụ dụng cụ

trung bình là 46,60 nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 876,92 nghìn

đồng/1.000m2 và thấp nhất là 0.

4.2.1.5 Chi phí thuê lao động và chi phí thuê máy móc

Lao động là yếu tốđầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong sản xuất lúa. Lao động bao gồm lao động gia đình và

lao động thuê và được tính theo đơn vị là ngày công. Chi phí sử dụng lao động

gia đình là chi phí cơ hội, nếu chi phí lao động gia đình bỏ ra nhiều thì chi phí

lao động thuê sẽ giảm. Theo kết quảđiều tra thực tế từ 70 nông hộ sản xuất lúa

trên địa bàn nghiên cứu, thời gian lao động gia đình bỏ ra trung bình là 14,95 giờ/1.000m2, tương đương trung bình là 1,87 ngày/1.000m2. Lao động gia đình

được sử dụng chủ yếu trong khâu gieo sạ, bón phân, phun thuốc, bơm nước và cấy/dặm. Khâu làm đất hầu hết được thay thế bằng sử dụng máy móc cơ giới, vận chuyển và phơi/sấy không sử dụng nhiều lao động gia đình do trong vụ Đông Xuân đa số nông hộ chọn hình thức bán lúa ướt.Trong sản xuất lúa bao gồm rất nhiều công đoạn và yêu cầu về lao động khá nhiều. Do vậy, đối với một số nông hộ có quy mô sản xuất lớn, lao động gia đình không thể đáp ứng

đủ trong quá trình canh tác đòi hỏi nông dân phải thuê thêm lao động. Giá thuê

lao động được tính theo mức giá khác nhau tùy từng công đoạn, giới tính ở

mỗi địa phương sẽ khác nhau. Theo số liệu thống kê của bảng 4.10, chi phí

thuê lao động trung bình là 267,56 nghìn đồng/1.000m2.

Ngày nay nông dân đang dần thay thế dần lao động chân tay sang sử

dụng cơ giới trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng máy móc trong canh tác lúa tuy không thể thay thế hoàn toàn lao động người nhưng nó

giúp giảm được chi phí và năng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian làm việc hơn.

Chi phí thuê máy móc trung bình là 415,87 nghìn đồng/1.000m2.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)