Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 28)

3.1.1.1 Địa gii hành chính

Huyện Thới Lai là huyện ngoại thành nằm về phía Tây của Thành phố

Cần Thơ. Phía Đông giáp cới huyện Phong Điền, quận Ô Môn; phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp huyện

Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang; phía Bắc giáp huyện CờĐỏ và quận Ô Môn.

Huyện Thới Lai có tổng diện tích tự nhiên là 25.580,56 ha. Hiện nay có tổng cộng có 13 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Trường Thành, Trường Thắng, Định Môn, Thới Tân, Xuân Thắng,

Đông Bình, Đông Thuận, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B và Thị trấn Thới Lai.

17

3.1.1.2 Lch s hình thành và phát trin

Huyện Thới lai được thành lập theo nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 23

tháng 12 năm 2008 trên cơ sở tách ra 12 xã và 1 thị trấn của huyện Cờ Đỏ (cũ)

và bộmáy hành chính đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/3/2009.

3.1.1.3 Khí hậu và đất đai

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện Thới Lai có khí hậu nóng ẩm quanh năm, không có mùa lạnh, ít bão. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5

đến tháng 11, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 280C, số giờ nắng trung bình khoảng 2.249,2 giờ, lượng mưa

trung bình năm đạt 1.600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82%-87%. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện Thới Lai còn có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo 2

mùa trong năm.

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng.

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

3.1.2.1 Dân s và phát trin kinh tế

Dân số cả huyện là 122.815 người, trong đó số người tham gia vào sản xuất nông nghiệp là 83.140 người (chiếm 67,7% trong tổng dân số của huyện). Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 11,65%, thu nhập bình quân

18.650.000 đồng/người/năm.

Năm 2013: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11,70%; thu nhập bình quân đầu người 23.078.000 đồng/người/năm, tăng 4.428.000 triệu

đồng/người/năm so với năm 2012. Giá trị thương mại – dịch vụ thực hiện

được 2.834 tỷđồng đạt 109,02% kế hoạch, tổng giá trị công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp 1.800 tỷđồng đạt 106,84% kế hoạch, giải quyết việc làm cho trên

5.900 lao động, tỷ lệ sử dụng điện đạt 99,3% số hộ; tỷ lệ sử dụng nước sạch

đạt 77,6% số hộ.

3.1.2.2 Cơ sở h tng – k thut

Đường giao thông nông thôn hoàn thành đưa vào sử dụng 22 tuyến chiều dài 75.661 km. Xây dựng cơ bản đang ngày càng được quan tâm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân trên 97% trên tổng nguồn vốn.

Công tác thủy lợi:

- Thủy lợi tạo nguồn: từđầu năm đến nay đã triển khai thi công 23 công trình tạo nguồn với tổng chiều dài 58.487 m; tổng khối lượng 500.583 m3; tổng kinh phí phân bổ: 12.548.000.000 đồng, đã giải ngân 3.345.872.000

18

đồng, đạt 26,66 % kinh phí phân bổ(12.548.000.000 đồng). Hiện nay đã hoàn thành và nghiệm thu và đưa vào sử dụng 14 công trình.

- Thủy lợi nội đồng: từđầu năm đến nay đã thực hiện nạo vét hoàn thành 18 công trình với tổng chiều dài 18.305 m, tổng khối lượng 60.400 m3, diện tích phục vụ 710 ha, tổng kinh phí thực hiện 577.800.000 đồng đạt 112,5 % so với kế hoạch (16 công trình).

- Cống, đập: kiểm tra cống đập 2 lần/tháng.

3.1.2.3 Văn hóa, giáo dục và y tế

Các lĩnh vực văn hóa- xã hội ngày càng phát triển, hệ thống trường lớp

ngày càng được củng cố và tăng cường, chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp luôn đạt trên 99% trong những năm gần

đây, số học sinh thi dỗ vào các trường đại học và cao đẳng cũng luôn đạt tỷ lệ

khá cao. Mới đây, trường Trung cấp nghề huyện Thới Lai cũng được đưa vào

hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đào tào lao động của địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Về y tế, chăm sóc sức khỏe và chắc lượng phục vụ khám chữa bệnh ngày

càng được chú trọng. Khánh thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa

huyện Thới Lai đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THỚI LAI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Về trồng trọt

Huyện Thới Lai là một huyện có truyền thống nông nghiệp với nhiều tiềm năng và lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 23.268,98 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 23.249,62 ha, chiếm nhiều nhất là đất trồng lúa chiếm diện tích 20.345,16 ha

năm 2013.

-Tổng diện tích màu năm 2014 tính đến thời điểm này là 1.466,65 ha đạt 66,82 % so với kế hoạch (2.251,5 ha). Trong đó, màu xuống chân ruộng là

313,02 ha (Dưa hấu, đậu xanh, mè, dưa leo, khổ qua,...). Thu hoạch: 1.031,3 ha; sản lượng 12.433,4 tấn.

Bằng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ 60% và nhân dân đóng góp 40% cây

giống huyện đã trồng mới 18.000 cây giống các loại trị giá 420 triệu đồng. Diện tích cải tạo vườn 137,507 ha, đạt 137,507 % kế hoạch (100 ha) vườn tạp

và vườn kém hiệu quả, trong đó tập trung chỉ đạo cải tạo dứt điểm vườn kém hiệu quả xã Trường Thành và kết hợp lập dự án xây dựng vườn du lịch sinh thái.

19

3.2.2 Vềchăn nuôi

- Tổng đàn gia súc, gia cầm đã nuôi trong toàn huyện năm 2013 là:

573.374 con (gia súc: 39.289 con; gia cầm: 534.085 con)

Trong đó:

+ Đàn trâu: 184 con, đạt 100% kế hoạch (184 con), giảm 72 con so với năm

2012 (256 con).

+ Đàn bò: 160 con, đạt 78,43% kế hoạch (204 con), giảm 25 con so với năm

2012 (185 con).

+ Đàn heo: 38.689 con, đạt 127,39% kế hoạch (30.371 con), giảm 3.397 con so với năm 2012 (42.086 con).

+ Gia súc, gia cầm đang nuôi hiện tại trong nông hộ là 327.734 con (gia súc: 22.073 con; gia cầm: 305.661 con).

- Trong 6 tháng năm 2014 tổng đàn gia súc, gia cầm đã nuôi trong toàn huyện là: 388.749 con (gia súc: 41.054 con; gia cầm: 347.695 con).

- Gia súc, gia cầm đang nuôi hiện tại trong nông hộ là 244.585 con (gia súc: 25.910 con; gia cầm: 218.675 con).

3.2.3 Thủy sản

Diện tích thuỷ sản năm 2013 là 3.766,84 ha, đạt 87,08 % so với kế hoạch (4.325,8 ha), giảm 733,91 ha so với năm 2012 (4.500,75 ha).

Diện tích thu hoạch là: 182,6 ha đạt 4,85 % diện tích xuống giống, với sản lượng là 2.962,75 tấn, đạt 18,35 % so với kế hoạch (16.148 tấn).

Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 là 13.005,23 tấn, đạt 80,54% so với kế hoạch, giảm 6.854,2 tấn so với cùng kỳnăm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 diện tích thảnuôi: 390,37 ha đạt 8,93 % KH (4.369,7 ha), thu hoạch: 100,3 ha; sản lượng 1.750,6 tấn.

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở HUYỆN THỚI LAI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHỐ CẦN THƠ

3.3.1 Sơ lược tình hình sản xuất lúa gạo của Huyện Thới Lai

Bảng 3.1 Tổng kết diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Thới Lai

qua các năm 2011-2013

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 56.749,28 56.448,13 56.546,79

Năng suất (tấn/ha) 5,96 6,18 6,23

Sản lượng (tấn) 338.457,2 348.849,44 352.515,19

20  Năm 2011 - Diện tích: 56.749,28 ha, đạt 107,73% so với kế hoạch . - Tổng sản lượng: 338.457,2 tấn, đạt 113,67% kế hoạch.  Năm 2012 Diện tích: 56.448,13 ha, đạt 100,5% so với kế hoạch (56.160 ha) và giảm 301,15 ha so với năm 2011 (56.749,28 ha).

Năng suất bình quân: 6,18 tấn/ha, tăng 0,21 tấn/ha so với cùng kỳ 2011 (5,96 tấn/ha).

Tổng sản lượng: 348.849,44 tấn, đạt 110,35 % kế hoạch (316.129 tấn),

tăng 10.392,24 tấn so với năm 2011 (338.457,2 tấn).  Năm 2013

Diện tích: 56.546,79 ha, đạt 102% so với kế hoạch (55442.05 ha) và tăng

98,66 ha so với năm 2012 (56.448,13 ha).

Năng suất bình quân: 6,23 tấn/ha, tăng 0,05 tấn/ha so với cùng kỳ 2012 (6.18 tấn/ha).

Tổng sản lượng: 352.515,19 tấn, đạt 106,74 % kế hoạch (331.045 tấn),

tăng 3.739,02 tấn so với năm 2012 (348.776,17 tấn).

Theo báo cáo nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 của Phòng NN-PTNT huyện Thới Lai, tình hình sản xuất lúa của huyện như sau:

* VụĐông Xuân 2013 – 2014:

- Diện tích xuống giống: 19.250,81 ha, đạt 99,69 % kế hoạch (19.310,91 ha).

- Cơ cấu giống: Lúa Jasmine-85, lúa chất lượng cao 70,47 % (13.565,71 ha); lúa IR-50404 29,53% (5.685,10 ha)

- Thu hoạch: 19.250,81 ha, năng suất bình quân 7,76 tấn/ha cao hơn 0,54

tấn/ha so với cùng kỳ 2013 (7,22 tấn/ha), sản lượng 149.386,29 tấn.

Cánh đồng mẫu vụĐông Xuân 2013-2014:

- Diện tích xuống giống: 5.374,06 ha, tăng 1.513,57 ha so với cùng kỳ

2013 (3.860,79 ha).

- Cơ cấu giống: Jasmine-85 91,96% (4.941,79 ha), OM -4218 7,65% (411,19 ha), OM - 6976 0,09% (4,9 ha), giống khác 0,3% (16,18 ha).

- Thu hoạch: 5.374,06 ha; năng suất bình quân 7.81 tấn/ha, cao hơn năng

suất chung toàn huyện 0,05 tấn/ha và cao hơn 0,33 tấn/ha so với cùng kỳ 2013 (7,48 tấn/ha); sản lượng 41.971,41 tấn.

* Vụ Hè Thu 2014:

- Diện tích xuống giống: 19.023,5 ha đạt 101,18 % kế hoạch (18.802 ha). - Diện tích sạ hàng: 1.189,1 ha.

21

- Cơ cấu giống: Jasmine 85 0,33%, IR 50404 60,55%, OM 4218 32,42%, OM 5451 1,43%, OM 6976 0,07%, AB2010 1,35%, giống khác 3,83%.

- Thu hoạch: đến thời điểm này đã thu hoạch được 15.021,9 ha đạt 78,96

% DTXG; năng suất bình quân 5,93 tấn/ha; sản lượng 89.079,87 tấn.

Cánh đồng mẫu vụ Hè Thu 2014:

- Diện tích xuống giống: 5.288,36 ha, đạt 98,41 % DTCĐM (5.374,06

ha).

- Cơ cấu giống: Jasmine 85 0,32%, IR 50404 36,9%, OM 4218 58,54%, OM 5451 2,04%, giống khác 2,20%.

- Thu hoạch: đến thời điểm này thu hoạch được 3.458,16 ha đạt 65,39 %

DTXG; năng suất 5,98 tấn/ha cao hơn năng suất chung toàn huyện 0,05 tấn/ha; sản lượng 20.679,8 tấn.

* VụThu Đông 2014:

- Diện tích xuống giống: đến thời điểm này xuống giống được 9.688,1 ha

đạt 55,53 % kế hoạch (17.477 ha); giống sử dụng chủ yếu là: IR 50404, OM 4218, MTL, AB 2010. Trong đó, diện tích xuống giống trong cánh đồng mẫu là 1.996,66 ha.

Công tác chuyên môn phục vụ sản xuất nông nghiệp: * Công tác Khuyến nông:

- Tập huấn: 77 cuộc với 3.760 người tham dự. - Hội thảo: 174 cuộc với 3.399 người tham dự. - Tham quan: 01 cuộc với 3 người tham dự

Thống kê sốlượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp: Máy gặt đập: 90, Máy sạ hàng: 1.718, Máy bơm nước: 11.321, Máy xếp dãy: 10, Máy cày: 197, Máy suốt lúa: 654, Máy xới: 302, Lò sấy: 438.

* Công tác BVTV, thanh tra và kiểm dịch thực vật:

- Tập huấn nông dân các biện pháp kỹ thuật “1 phải 5 giảm” và các giải pháp kỹ thuật chăm sóc tốt lúa đông xuân 13-14.

- Thường xuyên nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm ngăn ngừa tình trạng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.

3.3.2 Lịch thời vụvà cơ cấu giống lúa ở Huyện Thới Lai

3.3.2.1 Lch thi v

Thông thường lịch thời vụ canh tác ở mỗi nơi mỗi tỉnh là khác nhau do sự khác biệt về các yếu tốnhư: giống, thời tiết, vị trí địa lí, ý thức canh tác của mỗi nông dân….

22

Bảng 3.2 Lịch thời vụ sản xuất lúa ở huyện Thới Lai

Tháng (Âm lịch) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông Diễn giải:

VụĐông Xuân bắt đầu gieo sạ từ gần cuối tháng 9 đến giữa tháng 2 đối với giống lúa cao sản (Jasmine 85) và giống lúa thường thì đến đầu tháng 2 âm lịch.

Vụ Hè Thu bắt đầu từ cuối tháng 2 âm lịch cho đến cuối tháng 5 âm lịch chỉ đối với giống lúa thường vì giống lúa cao sản thường không đạt năng suất cao trong vụHè Thu do điều kiện tựnhiên và đất đai.

VụThu Đông được bắt đầu gieo sạ từđầu tháng 6 âm lịch đến cuối tháng 9 âm lịch và giống lúa được nông dân ưu tiên gieo sạ vẫn là giống lúa thường.

3.3.2.2 Các đợt bón phân cho lúa:

- Đợt 1 (cây con): 7-10 ngày - Đợt 2 (đẻ nhánh): 18-22 ngày - Đợt 3: 30-35 ngày

- Đợt 4 (đón đòng): 40-45 ngày

3.3.2.3 Cơ cấu ging:

Tùy vào mùa vụ, điều kiện kinh tế mà nông dân lựa chọn giống lúa gieo sạ ở mỗi địa phương mỗi vụ sẽ khác nhau. Sau đây là 3 loại giống lúa được nông dân huyện Thới Lai lựa chọn để gieo sạ vào các vụtrong năm.

- Giống lúa IR 50404:

Giống lúa IR 50404 là giống láu được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI. Được công nhận theo quyết định số 126 NN-KHCN/QĐ, ngày 21 tháng 5 năm 1992.

Đây là giống lúa có thể gieo sạở cả 3 vụ, thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày, chiều cao cây vào khoảng 85-90cm, chiều dài hạt trung bình 6,74mm, tỷ

lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 3,10cm, trọng lượng 1.000 hạt là 22-23 gram,

hàm lượng amylose là 26%; năng suất trung bình từ 50-55 tạ/ha, cao có thểđạt 55-65 tạ/ha. Khả năng chống đỗ kém, chịu rét kém, chịu chua và phèn trung bình. Là giống lúa kháng vừa với rầy nâu và bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ với bệnh vàng lá, nhiễm vừa với bệnh khô vằn.

23

- Giống lúa Jasmine 85:

Jasmine 85 là giống lúa được chọn lọc từ tổ hợp lai Pata/TN1//Khao dawk Mali của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), thế hệ con lai kế tiếp

được các nhà khoa học Mỹ tiếp nhận chọn lọc. Trong quần thể con lai họ đã chọn được dòng lai IR 841-85 đạt yêu cầu, về sau được công nhận giống mới với tên thương mại là Jasmine 85 nhập nội vào Việt Nam năm 1992 và được sản xuất rộng tại các tỉnh ĐBSCL.

Jasmine 85 có thời gian sinh trưởng từ 100-105 ngày, chiều cao cây từ

95-100cm, thân rạ cứng, khảnăng đẻnhánh khá đến trung bình, lá đòng đứng, số bông trên bụi biến thiên từ 8-12 bông, số hạt chắc trên bông cao. Trọng

lượng 1.000 hạt cao (26-27 gram), chiều dài hạt gạo từ 7,2-7,6mm, độ bạc bụng thấp (nhỏhơn 10%); hàm lượng amylose thấp (từ 20-21), cơm dẻo, thơm và ngon. Năng suất cao ở vụ Đông-Xuân (6-8 tấn/ha/vụ), vụ Hè Thu (4-5 tấn/ha/vụ).

Giống lúa Jasmine 85 thích hợp nhất là vụ Đông Xuân, phù hợp để sản xuất gạo đặc sản cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

- Giống lúa OM 4218:

OM 4218 thuộc loại giống lúa thuần, được chọn lọc từ tổ hợp lai OM2031/MTL250 bởi nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hoa, Trần Đình Giỏi và Phạm Thị Mùi. Được Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp công nhận là giống lúa chính thức (Quốc gia) vào ngày 12 tháng 8 năm 2010.

Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (90-95 ngày),

đẻ nhánh khá, rạ cứng, chiều cao cây trung bình (90-95cm), dạng hình gọn, số

bông/m2 khá cao (352-416 bông), bông hạt đóng chùm, số hạt trắc trên bông cao (trung bình 90 hạt), nặng hạt (trọng lượng 1.000 hạt từ 25-26 gram), hạt gạo đẹp, thon dài (7,32mm), cơm dẻo và ngon, phù hợp để xuất khẩu.

24

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG - XUÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ

TRỒNG LÚA Ở HUYỆN THỚI LAI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA

4.1.1 Đặc điểm của nông hộ

Qua kết quảđiều tra thực tế các nông hộ trồng lúa huyện Thới Lai ta có bảng thống kê các chỉ tiêu mô tảđặc điểm nông hộ trong bảng sau:

Bảng 4.1 Đặc điểm nông hộ trồng lúa huyện Thới Lai

Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi Năm 23 65 43 11,07

Kinh nghiệm Năm 2 40 19 9,61

Trình độ học vấn Năm 0 12 7 3,03

Diện tích trồng lúa 1.000m2 5,2 140 23,9 22,25

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.1.1.1 Tui và kinh nghim ca ch h

Từ bảng kết quả thống kê số liệu điều tra thực tế cho thấy đa số chủ hộ

sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu ở độ tuổi trung niên, trung bình 43 tuổi.

Trong đó, chủ hộ sản xuất lúa có độ tuổi nhỏ nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 65

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)