Qua kết quảđiều tra thực tế các nông hộ trồng lúa huyện Thới Lai ta có bảng thống kê các chỉ tiêu mô tảđặc điểm nông hộ trong bảng sau:
Bảng 4.1 Đặc điểm nông hộ trồng lúa huyện Thới Lai
Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi Năm 23 65 43 11,07
Kinh nghiệm Năm 2 40 19 9,61
Trình độ học vấn Năm 0 12 7 3,03
Diện tích trồng lúa 1.000m2 5,2 140 23,9 22,25
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của chủ hộ
Từ bảng kết quả thống kê số liệu điều tra thực tế cho thấy đa số chủ hộ
sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu ở độ tuổi trung niên, trung bình 43 tuổi.
Trong đó, chủ hộ sản xuất lúa có độ tuổi nhỏ nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 65 tuổi. Nhóm chủ hộ có độ tuổi từ23 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 28,57% trong tổng số hộđiều tra, nhóm nông hộ này phần lớn là mới tách khỏi gia đình ra làm ăn
riêng. Nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất 44,29%. Đây là nhóm nông hộ còn sức khỏe và đa phần có khá nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa. Nhóm tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 27,14%, phần lớn có thâm niên gắn bó với nghề trồng lúa khá cao tuy nhiên do hạn chế về
sức khỏe nên họthường thuê lao động hoặc đểcon trong gia đình làm.
Kinh nghiệm của hộ tham gia sản xuất lúa là một trong những yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa, bởi kinh nghiệm của họ
càng cao thì khả năng phản ứng và giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng không tốt đến việc trồng lúa ngày càng hiệu quả. Theo kết quả thống kê trong bảng 4.1 ta thấy kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ trung bình là 19 năm. Hộ
có kinh nghiệm trồng lúa thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 40 năm. Như vậy, với kinh nghiệm sản xuất lúa trung bình 19 năm là khoảng thời gian đủ để người dân có thể thích ứng với điều kiện sống tại địa phương, đồng thời ghi nhận
25
được nhịp điệu thay đổi cũng như những biến động thường xuyên của điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai và dịch bệnh trong sản xuất lúa. Từđó, họ sẽ có những phản ứng kịp thời và giải quyết hiệu quả những mối lo ngại trong quá trình canh tác.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Hình 4.1 Cơ cấu sốnăm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ
4.1.1.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, khảnăng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tiếp thu thông tin mới cũng như khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác. Kết quả điều tra thực tế cho thấy trình độ học vấn của nông hộtrên địa bàn nghiên cứu trung bình là 7, thấp nhất là 0 (chủ hộ không được đi học) và cao nhất là lớp 12. Kết quả thống kê cho thấy số nông dân có trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ
lệ 13%, 50% sốnông dân được học đến cấp 2, 34% số chủ hộ chỉ học đến cấp 1 và có 3% chủ hộ không được đi học.
Nguồn: Số liệu điều tra thực tếnăm 2014
26
4.1.1.3 Quy mô sản xuất của nông hộ
Theo kết quả điều tra thực tế trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, diện tích
đất canh tác lúa trung bình của nông hộ là 23.900 m2, diện tích trồng lúa nhỏ
nhất là 5.200 m2, lớn nhất là 140.000 m2. Tỷ lệ hộ có quy mô sản xuất lúa trên 100.000m2 rất thấp chỉ có 1%. Hộ có diện tích sản xuất lúa từ 51.000 m2- 100.000 m2 và từ 31.000 m2-50.000 m2 chiếm tỷ lệ khá thấp lần lượt là 7% và 9%. Số hộ có quy mô sản xuất từ 10.000 m2- 30.000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất
đến 59% và còn lại quy mô nhỏ hơn 10.000 m2 chiếm tỷ lệ tương đối cao là 24%. Nhìn chung, quy mô sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chỉ ở mức vừa và nhỏ và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đất canh tác của nông hộ. Vì thế, thông qua kết quả phỏng vấn điều tra cho thấy một số
hộ có thuê thêm đất để mở rộng thêm quy mô sản xuất của mình. Số hộ có
thuê thêm đất sản xuất là 4 hộ chiếm tỷ lệ 5,71% và số hộkhông thuê thêm đất
là 94,29% tương ứng với 66 hộ.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Hình 4.3 Quy mô sản xuất của nông hộ
4.1.1.4 Nguồn nhân lực nông hộ
Bảng 4.2 Nguồn nhân lực của nông hộ sản xuất lúa ở huyện Thới Lai Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tổng số nhân khẩu Người 3 10 5 1,46
Số lao động tham gia trồng lúa Người 1 7 2 1,27
Số lao động nữ Người 0 4 1 0,75
27
Từ kết quả thống kê bảng 4.2 cho thấy, số nhân khẩu của các nông hộ
trồng lúa huyện Thới Lai trung bình là 5 người, nông hộ có nhân khẩu cao nhất là 10 người, thấp nhất là 3 người. Số nhân khẩu trong gia đình tham gia trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, trung bình là 2 người, những hộ này đa phần là những hộ có con nhỏ hoặc có con cháu đang đi học, lao
động xa nên không tham gia vào việc trồng lúa. Thống kê về số lao động nữ
tham gia vào quá trình sản xuất lúa cho thấy sốlao động nữ tham gia trồng lúa cũng khá thấp trung bình chỉ 1 người. Do trồng lúa khá vất vả và yêu cầu về
mức am hiểu kỹ thuật trồng khá cao nên việc này chủ yếu do lao động nam
trong gia đình đảm nhận, lao động nữ chủ yếu đảm nhận công việc nội trợ và chỉ phụgiúp trong giai đoạn cấy/dặm lúa hoặc phơi lúa. Đa phần các nông hộ đều phải thuê thêm lao động trong quá trình canh tác lúa.
4.1.1.5 Nguồn vốn của nông hộ
Bảng 4.3 Thực trạng vay vốn của các nông hộ trồng lúa huyện Thới Lai
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Không vay vốn 63 90
Có vay vốn 7 10
Tổng 70 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Thiếu vốn sản xuất là tình hình khá phố biến đối với các nông hộ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt với các nông hộ trồng lúa ở huyện Thới Lai thì việc thiếu vốn đầu tư vào sản xuất như: thuê đất, thuê mướn lao động, mua sắm máy móc công dụng cụ phục vụ sản xuất hay chi phí cho các yếu tố đầu
vào như giống, phân bón và nông dược là điều khó tránh khỏi. Như kết quả
trình bày trong bảng 4.3 cho thấy có 63 hộ không vay vốn sản xuất tương ứng 90% và có 7 hộ có vay vốn để hỗ trợ cho sản xuất lúa ứng với 10%. Tỷ lệ hộ
có vay vốn khá thấp là do phần lớn các hộđều đủ vốn sản xuất. Mặt khác, do chính sách mua bán của cửa hàng vật tư nông nghiệp như bán chịu có lãi suất
đến cuối vụ mới thanh toán, điều này tạo điều kiện dễdàng hơn trong việc đầu
tư vốn của nông dân trong quá trình canh tác. Đối với các hộ có vay vốn sản xuất thì nguồn vay của họ chủ yếu là các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện như: Ngân hàng Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TM Kiên Long và Ngân hàng TM Á Châu. Hầu hết các hộđều không sử dụng hết số tiền vay của mình đầu tư vào sản xuất lúa vụ Đông Xuân mà họ còn dùng để đầu tư cho
nguồn thu nhập khác như mua bán nhỏhay dùng để chi cho sinh hoạt phí gia
28
4.1.1.6 Tập huấn kỹ thuật sản xuất
Bảng 4.4 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Không tham gia tập huấn 18 25,71
Có tập huấn 52 74,29
Tổng 70 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Kết quả phỏng vấn nông hộ thực tế cho thấy số lần tham gia tập huấn thấp nhất là 0 lần, cao nhất là 4 lần, trung bình là 1,2 lần trong vụ. Số hộ
không tham gia tập huấn là 18 chiếm tỷ lệ 25,71%. Số hộ có tham gia tập huấn là 52 hộ tương ứng tỷ lệ 74,29%. Đơn vị tập huấn chủ yếu là cán bộ khuyến nông của xã, nhân viên kỹ thuật của các công ty phân bón, thuốc BVTV về tổ
chức các cuộc hội thảo kết hợp giới thiệu sản phẩm nông dược mới, ngoài ra còn có các 2cán bộ từ các Viện, Trường Đại học như Đại học Cần Thơ phối hợp với địa phương tổ chức tập huấn cho nông dân.
4.1.1.7 Thông tin về giống lúa
Đông Xuân là vụ sản xuất lúa chính trong năm. Trong vụ này do thời tiết thuận lợi nên sẽ cho năng suất lúa cao hơn các vụ khác, nếu chọn được giống tốt, có chất lượng sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh
cao, giúp người nông dân gia tăng được hiệu quả sản xuất. Giống lúa của các nông hộthường trồng không cốđịnh mà thay đổi theo từng đặc điểm của vùng và thay đổi theo mùa nhằm tránh được sâu bệnh, dịch hại. Thông tin về giống
lúa được nông dân gieo sạ trong vụ Đông Xuân 2013-2014 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.5 Thông tin về giống lúa được gieo sạ trong vụĐông Xuân 2013-2014
Giống Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
IR 50404 21 30,00
Jasmine 85 46 65,71
Khác 3 4,29
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Giống lúa được lựa chọn gieo sạ trong vụĐông Xuân 2013-2014 trên địa bàn nghiên cứu là IR 50404 và Jasmine 85, ngoài ra còn có một số loại giống
lúa khác như VD.20 và OM 4218. Mật độ gieo sạ trung bình là 16 kg/1.000m2, nhiều nhất là 23 kg/1.000m2 và ít nhất là 9kg/1.000m2. Nông dân thường gieo
29
sạ với mật độ theo kinh nghiệm và một số ít chọn gieo sạ theo mật độ khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Nguồn gốc giống lúa của các nông hộ sử dụng cũng khá đa dạng và được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6 Thông tin về nguồn gốc giống lúa các nông hộ sử dụng
Nguồn gốc Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Tự sản xuất 17 24,29
Mua từ người quen 13 18,57
Mua từ công ty bao tiêu 21 30,00
Mua từ trung tâm giống 13 18,57
Khác 6 8,57
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Kết quả thống kê cho thấy đa phần các nông dân sử dụng giống được mua từ các Công ty kí hợp đồng bao tiêu (đối với các nông hộ có tham gia
cánh đồng mẫu lớn) và các Trung tâm giống với tỷ lệ 48,57%. Tỷ lệ nông dân sử dụng nguồn giống tự sản xuất là 24,29% và tỷ lệ nguồn gốc giống lúa được mua từ người quen là 18,57%. Ngoài ra, có khoảng 8,57% tỷ lệ các nông hộ
mua giống từ nguồn khác như: Đại lý phân bón thuốc BVTV và được Nhà
nước hỗ trợ.