Phương pháp dạy học nhóm và việc tổ chức hoạt động học tập

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương ii.dao động cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 42 - 43)

7. Các giai đoạn thực hiện đề tài

3.3. Phương pháp dạy học nhóm và việc tổ chức hoạt động học tập

a) Phương pháp dạy học nhóm

Theo cách dạy này, lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến

6 HS. Tùy vào mục đích sư phạm và vấn đề học tập mà GV phân nhóm cho thích hợp. Nhóm được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc giao những nhiệm vụ khác. Trong mỗi nhóm có nhóm trưởng, nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân chia công việc, các thành viên trong nhóm làm việc tích cực và tạo không khí thi đua với các nhóm khác. Giáo viên cần có biện pháp để tạo không khí thi đua này. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả của mình trước toàn lớp và các nhóm có thể trao đổi tranh luận và trao đổi với nhau về kết quả của nhóm khác cũng như kết quả của nhóm mình.

b) Tổ chức hoạt động học tập.

Tiến trình dạy học theo nhóm ( có thể là một phần tiết học, một tiết học…) gồm

những bước sau:

1. Giáo viên làm việc chung với cả lớp - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Hướng dẫn tiến trình hoạt động của nhóm.

40

- Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên. Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ phân công.

- Trao đổi ý kiến thảo luận nhóm.

- Cử đại diện để trình bày kết quả làm việc của nhóm. 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Các nhóm trao đổi, thảo luận chung

- Giáo viên nhận xét, bổ sung chỉnh lí và đưa ra kết luận cuối cùng. Chỉ ra những kiến thức học sinh cần lĩnh hội.

Với PPDH hợp tác nhóm, cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết cho nhau, cũng như những vướng mắc, những băn khoăn suy nghĩ của bản thân. Nhờ sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau giúp cho HS dễ hiểu và dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn.

Tuy nhiên, việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có kết quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức. Ở trường THPT, mỗi tiết học chỉ nên tổ chức 1 đến 2 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa cá nhân mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Cần lưu ý, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong một tập thể.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương ii.dao động cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)