7. Các giai đoạn thực hiện đề tài
1.6.4. Xác định các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra
B.S. Bloom đã xây dựng các cấp độ của mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ từ đơn giản đến phức tạp với sáu mức:
Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là một
người có thể nhận biết thông tin, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.
Các cụm từ để hỏi thường là: “Cái gì”, “Thế nào”, “Hãy phát biểu…”,...
Ví dụ: Thế nào là hiện tượng tán sắc ánh sáng? Nêu ví dụ
Thông hiểu: là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng.
Các cụm từ để hỏi thường là: “Tại sao…”, “Hãy phân tích…”,…
Vận dụng: là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Các cụm từ để hỏi thường là: “Làm thế nào…”, “Chỉ ra cách nào…”,…
Phân tích: là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Tổng hợp: là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.
Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một nội dung kiến thức. Đây là bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng.
23
Chương 2. KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HS TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở THPT
2.1. Hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức. 2.1.1. Khái niệm hứng thú.
Thuật ngữ “hứng thú” đã được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống cũng như trong
khoa học giáo dục và được nhiều nhà tâm lý học tìm hiểu và nghiên cứu từ lâu. Xong cho đến nay “hứng thú” vẫn còn là vấn đề phức tạp. Vì thế, nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) Vugôxki viết: “Đối với việc nghiên cứu các vấn đề tâm lý, hầu như không có vấn đề tâm lý nào phức tạp hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của con người”.
Khi trả lời câu hỏi “hứng thú là gì?” có nhiều quan niệm khác nhau. Sau đây là
một số quan niệm về hứng thú:
Một số nhà giáo dục tư sản cho rằng:
- Hứng thú được xem như một thuộc tính bẩm sinh của con người (I.Ph.Ghec-bac). - Hứng thú có nguồn gốc sinh vật của nó (U.Giêm-xơ).
Một số quan niệm khác lại cho rằng hứng thú là một dạng nhu cầu:
- Hứng thú là đặc điểm của lứa tuổi, là bản năng của nguyện vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn (E.K.Cla-pa-lét).
- Hứng thú là một kết cấu của nhiều nhu cầu (S.Bui-le)
Có quan niệm lại coi hứng thú không phải là bản năng, là nhu cầu mà là:
-Hứng thú là sự biểu hiện bên ngoài theo khuynh hướng lựa chọn của con người, chú ý của con người (T.Ri-bô); của tư tưởng, ý thức của con người (X.L.Ru-bi-Xtê-in).
- Hứng thú là một sự sáng tạo tinh thần với đối tượng mà con người tham gia vào (An-noi).
Nhìn chung, quan niệm của các nhà tâm lý học đề cập trên đây hoặc là duy tâm
hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú. Chúng ta không thể đồng ý với những quan niệm trên vì con người không phải ai cũng có hứng thú giống nhau. Lúc mới sinh, những hứng thú tinh thần trực tiếp chưa nảy sinh; hứng thú có tính nguồn gốc xã hội của nó nên coi hứng thú là thuộc tính bẩm sinh là hạ thấp vai trò của giao dục, giáo dưỡng và hoạt động có ý thức của con người. Đồng thời ta cũng không thể đồng ý khi cho rằng hứng thú là nhu cầu. Vì hứng thú khác nhu cầu ở yếu tố hấp dẫn, khoái cảm. Quan niệm này đã
24
không tính đến phương diện cảm xúc của hứng thú. Quan điểm đồng nhất hứng thú với chú ý cũng là sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa nội dung và hình thức. Vì hứng thú là một hiện tượng tâm lý được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể là sự tích cực của cá nhân, cũng có thể là sự chú ý cao độ của cá nhân đối với một đối tượng ở một thời điểm nào đó. Mặt khác, chú ý có thể hướng vào đối tượng mà ta cảm thấy không hứng thú gì, vì có ý thức về tầm quan trọng và vì sự cần thiết mà ta phải nghiên cứu đối tượng đó; chẳng hạn chú ý có chủ định.
Tóm lại, những quan điểm trên đây về hứng thú là chưa đúng, không lộ tả được bản chất của hứng thú.
Khái niệm “hứng thú” không chỉ đơn giản, nó phản ánh những thái độ tồn tại một
cách khách quan của nhân cách. Những thái độ này xuất hiện và chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống và sự hoạt động của cá nhân. Đời sống xã hội là nguồn hứng thú vô tận của con người. Tất cả những gì tạo thành hứng thú đều được con người rút ra từ thực tế khách quan. Nhưng không phải mọi thứ trong thực tế đều là đối tượng của hứng thú, mà chỉ có những gì có ý nghĩa tất yếu, quan trọng, có giá trị và hấp dẫn đối với con người thì mới là đối tượng của hứng thú.
Hứng thú luôn luôn mang tính chất của mối quan hệ hai mặt. Nếu cá nhân có hứng
thú về một đối tượng nào đó thì có nghĩa là đối tượng cũng gây hứng thú với cá nhân.
Thái độ cảm xúc đối với đối tượng là một trong những dấu hiệu không thể thiếu
của hứng thú; nhưng chỉ có những dấu hiệu cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú.
Hứng thú tạo nên ở các nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó.
Khát vọng này được thể hiện ở chổ: cá nhân tập trung ý thức cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý (tri giác, tư duy, tư tưởng…) theo một hướng xác định, và do đó tích cực hóa hoạt động của con người phù hợp với hứng thú của nó. Chính vì vậy, khi làm việc hợp với hứng thú của mình, dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẫn cảm thấy thoải mái và đạt hiệu quả cao.
Hứng thú là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng ý thức và được định nghĩa
và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra (A.G.Kô-va-lép)
Tóm lại những quan điểm vừa rồi dù dưới hình thức nào đi nữa cũng đều phản ánh
25
- Cá nhân nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng đã gây cho mình hứng thú. Đối tượng có liên quan đến đời sống và hoạt động của cá nhân.
- Đối tượng của hứng thú phải đem lại cho sự khoái cảm đặc biệt.
Từ sự thống nhất về hai đặc điểm cơ bản này, ta có thể nói: Hứng thú là thái độ đặc
biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân nỗi khoái cảm.
2.1.2. Cấu trúc của hứng thú
Tiến sĩ tâm lý học N.G.Marôzôva: đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm về cấu trúc hứng thú:
- Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú. - Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.
- Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tìn cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiêm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.
Hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động, nếu chỉ nói mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối với đối tượng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức bên ngoài, không thấy được xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa là hiểu được nội dung tâm lý của nó tiềm ẩn bên trong. Hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hạnh động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tích cực hoạt động với đối tượng.
Nhận thức - xúc cảm tích cực – hoạt động
- Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và hoạt động đối với đối tượng. Nhận thúc luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ
- Cách phân tích hứng thú của N.G.Marôzôva được nhiều nhà tâm lý tán thành, điểm quan trọng là tác giả đã gắn hứng thú với hoạt động. Tuy nhiên cách phân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên xem nhẹ mặt nhận thức. Tác giả đã
26
nhấn mạnh thái độ, xúc cảm của nhận thức mà chưa nói đến nội dung, đối tượng nhận thức trong hứng thú. Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức, thì chỉ là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng. Nếu chỉ nói đến mặt hành vi, là chỉ đề cập đến hình thái bên ngoài, mà chua nói đến nội dung bên trong. Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực – hoạt động.
- Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân. Để có hứng thú với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên, nó có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú.
2.1.3. Phân loại hứng thú
Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia làm 2 loại:
- Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú dừng lại ở ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu sắc đối tượng hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng.
- Hứng thú tích cực: Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà còn đi vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng đó. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kĩ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.
Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: Chia làm 5 loại:
- Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng (như muốn có chổ ở đầy đủ tiện nghi, ăn ngon…)
- Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như: Hứng thú Vật lý, hứng thú Văn học, hứng thú Toán học,…
- Hứng thú lao động nghề nghiệp: Hứng thú một ngành nghề cụ thể như: Hứng thú nghề sư phạm, hứng thú nghề luật,…
- Hứng thú xã hội- chính trị. - Hứng thú nghệ thuật.
Căn cứ vào tính bền vững: Chia làm 2 loại:
- Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.
- Hứng thú không bền vững: Thường bắt nguồn từ sự nhận thức hờ hợt đối tượng hứng thú.
27
Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: chia làm 2 loại:
- Hứng thú sâu sắc: Thường thể hiện thái đọ thận trọng có trách nhiệm với hoạt động,công việc. Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.
- Hứng thú hời hợt bên ngoài: Đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ nông nổi.
Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: chia làm 2 loại:
- Hứng thú trực tiếp: Hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.
- Hứng thú gián tiếp: Loại hứng thú với kết quả hoạt động
2.1.4. Hứng thú nhận thức
Hứng thú nhận thức được coi là sự định hướng có chọn lọc của con người và những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự thường xuyên vươn tới những tri thức mỗi ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.
Hứng thú nhận thức có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức. Nó có thể rất rộng, liên quan đến việc thu nhận thông tin nói chung, việc nhận biết cái mới trong thế giới xung quanh và đi sâu vào một lĩnh vực xác định của nhận thức, vào những cơ sở lý luận, những mối liên hệ và các quy luật bản chất của nó.
Trong nhà trường, đối tượng hứng thú nhận thức của HS là nội dung của môn học.
Ở đây, hứng thú nhận thức không chỉ là những tri thức mà là cả quá trình nắm vững tri thức đó, quá trình lĩnh hội những phương thức nhận thức cần thiết.
Hạt nhân của hứng thú nhận thức là các quá trình tư duy; nhưng các quá trình hứng thú nhận thức luôn nhuốm màu xúc cảm.
Đặc điểm quan trọng của hứng thú nhận thức là ở chổ: trung tâm của nó là nhiệm
vụ nhận thức, đòi hỏi ở con người một hoạt động tìm tòi sáng tạo tích cực, chứ không phải là sự định hướng sơ đẳng vào cái mới và bất ngờ. Với đặc điểm trên, Sukina định nghĩa: “Hứng thú nhận thức là xu hướng có chọn lọc của nhân cách được hướng vào lĩnh vực nhận thức, vào mặt đối tượng của lĩnh vực đó và bản thân của quá trình nắm vững tri thức đó”.
Tóm lại, hứng thú nhận thức là một loại hứng thú đặc biệt của con người biểu hiện xu thế muốn đi sâu vào bản chất của những sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
28
Nó được đặc trưng bởi sự say mê, ham thích và cố gắng cao độ trong quá trình lĩnh hội, tích lũy tri thức của xã hội loài người, làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và phương thức tìm kiếm những tri thức đó.
2.1.5. Vai trò của hứng thú
Đối với hoạt động nói chung.
- Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người say mê hoạt động, đem lại hiệu quả cao. Hứng thú hình thành, phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau: nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống, lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.
- Công việc nào mà người thực hiện nó có hứng thú cao thì sẽ thực hiện một cách dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo cảm xúc mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt động đó, họ sẽ thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn có sự tập