7. Các giai đoạn thực hiện đề tài
3.2.3. Ưu điểm, nhược điểm và cách khắc phục
a) Ưu điểm
Kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo và hứng thú nhận thức trong học tập của
37
Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời.
Giúp GV thu thập thông tin từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.
Tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học.
b) Nhược điểm
Nếu người GV chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển PPĐT thì mang một số hạn chế sau:
Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.
Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và HS, giữa các thành viên
của lớp với nhau.
c) Cách khắc phục
Muốn nâng cao hiệu quả của phương pháp này GV cần đầu tư nâng cao chất lượng của các câu hỏi. Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức ( chỉ đòi hỏi tái hiện lại kiến thức), tăng dần câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, cũng như đòi hỏi sự phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa,… kiến thức).
Sử dụng phối hợp hỏi đáp với các phương pháp dạy học khác (PP đọc sách, PP học nhóm, PP giải quyết vấn đề). Trong quá trình dạy học người GV cần phải linh hoạt vận dụng tổng hợp các phương pháp, chúng ta cần biết rằng không có một phương pháp dạy học “vạn năng”. Vì vậy, người GV cần tự hoàn thiện, trao dồi nghệ thuật sư phạm, vận dụng phương pháp phù hợp với yêu cầu và tính chất nội dung của từng môn học, bài học cụ thể.