Xác định các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 28 - 29)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

1.6.4. Xác định các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra

Đánh giá chú trọng 3 lĩnh vực của các hoạt động giaó dục là: nhận thức, hoạt động và lĩnh vực về cảm xúc, thái độ . Bloom đã xây dựng các cấp độ của mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản đến phức tạp nhất với 6 mức độ:

Nhận biết là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là một người có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp.

HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.

Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết bằng các động từ:

 Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

 Nhận dạng (không giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị tương đối

giữa các đối tượng trong tình huống đơn giản.

 Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố.

Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết

nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng. Nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.

Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Phân tích là khả năng phân chia một thông tin ra làm các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

Tổng hợp là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.

Có thể cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ:

 Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh.

 Khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ cụ thể.

 Phát hiện các mô hình mới đối xứng, biến đổi, hoặc mở rộng từ mô hình đã biết ban đầu.

Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một phương pháp, một nội dung kiến thức. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định.

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)