Tầm quan trọng của phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong dạy học vật

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 41 - 42)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

3.1.3. Tầm quan trọng của phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong dạy học vật

học và trong dạy học vật lý ở THPT:

Một trong những điều quan trọng của phương hướng cải cách chương trình vật lý phổ thông là “chương trình phải bao gồm những kiến thức về các phương pháp vật lý cơ bản”. Việc cung cấp kiến thức, việc xây dựng và phát triển các năng lực tư duy cho HS là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Muốn vậy, làm cho HS không những nắm vững được kiến thức mà còn hiểu rõ được con đường dẫn đến kiến thức hiểu rõ các phương pháp nhận thức khoa học.

Đối với môn vật lý, PPTN là một trong những phương pháp nhận thức cơ bản quan trọng. Vì vậy trong chương trình cải cách vật lý phổ thông cần phải coi trọng áp dụng PPTN của khoa học vật lý trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, cần làm cho HS hiểu được PPTN trong nghiên cứu vật lý và từng bước hướng dẫn HS tập vận dụng PPTN của vật lý học trong khi nghiên cứu các kiến thức theo chương trình và SGK.

Để có thể vận dụng được PPTN của vật lý học trong quá trình dạy học ta cần làm rõ hai vấn đề sau:

 Thứ nhất là PPTN trong quá trình sáng tạo khoa học vật lý, với tư cách là một phương pháp nhận thức của khao học vật lý là gì? Nó bao gồm những giai đoạn nào?

 Thứ hai là PPTN trong dạy học vật lý với tư cách là một phương pháp dạy

học ( là sự vận dụng PPTN của khoa học vật lý vào dạy học vật lý nhằm rèn luyện cho HS phương pháp nhận thức của vật lý học ) được thực hiện theo các bước dạy học như thế nào khi hình thành một kiến thức cụ thể cho HS?

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)