0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liến với quá trình xây dựng kiến thức mới

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY CHƯƠNG 9. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, VẬT LÝ 12 NÂNG CAO NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (Trang 34 -35 )

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

2.4.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liến với quá trình xây dựng kiến thức mới

sáng tạo thực sự.

 Tư duy trực giác khác với tư duy biện giải logic là ở chỗ những bước đi của nó không thể hiện rõ một trình tự tất yếu chặt chẽ, việc giải quyết vấn đề lại giống như một phỏng đoán đòi hỏi có một căn cứ logic.

 Nếu tri thức biện giải được đạt tới bằng con đường suy luận logic liên tục, liên tiếp mà trong đó mỗi một tư tưởng tiếp theo đều xuất phát một cách logic từ cái trước, phụ thuộc vào cái trước và là tiền đề cho các tiếp theo thì tư duy trực giác thu nhận được cách nhảy vọt một cách trực tiếp, các giai đoạn của nó không thể hiện một cách minh bạch và người suy nghĩ không thể kể ra ngay làm thế nào mà anh ta đi đến cái quyết định đó. Con đường đó vẫn còn chưa nhận thức được, phải sau này mới xác lập được cơ sở logic của phỏng đoán trực giác đó.

 Năng lực sáng tạo gắn liền với kỹ năng, kỹ xảo và vốn hiểu biết của chủ

thể. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào càng thành thạo và có kiến thức sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đoán, đề ra được nhiều dự đoán, nhiều phương án để lựa chọn càng tạo điều kiện cho trực giác phát triển . Bởi vậy không thể rèn luyện năng lực sáng tạo tách rời độc lập với học tập kiến thức về một lĩnh vực nào đó.

 Đặc trưng tâm lý quan trọng của hoạt động sáng tạo là tính chất hai mặt

chủ quan và khách quan: chủ quan theo quan điểm của người nhận thức mà trong đầu đang diễn ra quá trình sáng tạo và khách quan theo quan điểm của người nghiên cứu cái quá trình sáng tạo đó. Xem như là một quá trình diễn ra có quy luật tác động qua lại giữa ba thành tố: tự nhiên, ý thức của con người và sự phản ánh tự nhiên vào ý thức của con người.

 Đối với người đang hoạt động sáng tạo thì tính mới mẻ, tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên của phỏng đoán đều là chủ quan. Người đó có thể biết rằng những điều mình đề xuất ra nhân loại đã biết rồi.Tuy nhiên, sự phát minh phát kiến mới xuất hiện từ nhu cầu xã hội đã chín mùi. Không người này thì người khác sẽ đạt được, nhiều khi nhiều người cùng đạt được trong một thời gian.

2.4. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của HS

2.4.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liến với quá trình xây dựng kiến thức mới mới

Kiến thức vật lý trong trường phổ thông là những kiến thức đã được loài người khẳng định. Tuy vậy chúng luôn luôn là mới mẻ đối với HS . Việc nghiên cứu

kiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi HS phải đưa ra những ý kiến mới giải pháp mới đối với chính bản thân họ.

Tổ chức quá trình nhận thức vật lý theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho HS trên con đường hoạt động sáng tạo dễ nhận biết được: chỗ nào có thể suy nghĩ dựa trên những hiểu biết đã có, chỗ nào đưa ra kiến thức mới, giải pháp mới. Việc tập trung sức lực vào chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo của HS có hiệu quả rèn luyện cho tư duy trực giác nhạy bén phong phú. Trong nhiều trường hợp GV có thể giới thiệu cho HS kinh nghiệm sáng tạo của các nhà bác học.

Theo quan điểm hoạt động, giáo trình vật lý được xây dựng đi từ dễ đến khó phù hợp với trình độ HS tận dụng được những kinh nghiệm sống hằng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có đề xuất ra được những ý kiến mới mẻ có ý nghĩa làm cho họ cảm nhận được hoạt động sáng tạo là hoạt động thường xuyên có thể thực hiện được với sự cố gắng nhất định. Sự tự tin trong hoạt động sáng tạo là một yếu tố tâm lý rất quan trọng làm cho chủ thể nhận thức thoát khỏi sự ràng buộc hạn chế của những hiểu biết cũ hay bởi ý kiến của người khác nhất là của những nhà bác học . Như vậy, kiểu dạy học thông báo minh họa về nguyên tắc không thể rèn luyện cho HS năng lực sáng tạo.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY CHƯƠNG 9. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, VẬT LÝ 12 NÂNG CAO NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (Trang 34 -35 )

×