SO SÁNH PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO TRIỆU CHỨNG VÀ THEO LHQTCĐK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phân loại các cơn động kinh theo triệu chứng và hội chứng động kinh (Trang 84 - 86)

C: dị dạng phát triển vỏ não D: dị dạng mạch máu não

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3 SO SÁNH PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO TRIỆU CHỨNG VÀ THEO LHQTCĐK

CHỨNG VÀ THEO LHQTCĐK

Nếu áp dụng phân loại cơn động kinh theo LHQTCĐK thì tỉ lệ phân loại cơn động kinh khơng được cao hơn (tỉ lệ này là 5,5%) vì khĩ khăn khi xác định cơn động kinh khởi đầu là cục bộ hay tồn thể. Ngồi ra, phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK cũng gặp khĩ khăn khi phân loại cơn động kinh tồn thể hĩa thứ phát từ loại cơn cục bộ đơn giản hay phức tạp. Nếu phân loại cơn động kinh theo LHQTCĐK chặt chẽ thì cần phải cĩ tiêu chuẩn điện não đồ. Trong nghiên cứu này thì tỉ lệ điện não đồ phát hiện sĩng động kinh phù hợp với loại cơn động kinh (19,7%) thấp hơn nhiều so với tỉ lệ điện não đồ bình thường hay cĩ các kết quả khơng đặc hiệu (81,3%). Thật sự trong thực hành lâm sàng hàng ngày thì ít khi nào bệnh nhân bị động kinh được làm điện não đồ trong cơn động kinh vì cơn động kinh xảy ra rất ngắn. Thường điện não đồ được làm khi cĩ cơn nếu bệnh nhân bị trạng thái động kinh, bệnh nhân cĩ nhiều cơn và cơn rơi vào lúc làm điện não đồ hay cơn động kinh xuất hiện khi cĩ kích thích lúc làm điện não đồ như tăng thơng khí, kích thích ánh sáng. Mặc dầu phân loại

cơn động kinh hiện tại của LHQTCĐK dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và điện não đồ, nhưng theo hướng dẫn nghiên cứu dịch tễ học động kinh của LHQTCĐK thì phân loại cơn động kinh chủ yếu vẫn dựa vào thơng tin lâm sàng vì điện não đồ thường khơng được làm [38]. Ở các nước đang phát triển thì chẩn đốn động kinh thường là dựa vào các dữ liệu lâm sàng [58],[65].

Phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK thường gặp khĩ khăn khi xác định bệnh nhân cĩ rối loạn ý thức trong cơn động kinh hay khơng, đặc biệt ở những bệnh nhân nhỏ tuổi, những bệnh nhân khơng nĩi được hay những bệnh nhân chậm phát triển tâm thần. Tuy nhiên, đối với phân loại cơn động kinh theo triệu chứng thì vấn đề này được giải quyết đơn giản hơn bằng loại cơn giảm vận động (hypomotor).

Parra và cộng sự [93] ghi nhận phân loại cơn động kinh theo triệu chứng cung cấp sự mơ tả các cơn động kinh tốt hơn sự mơ tả các cơn động kinh trong phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK, phân loại cơn động kinh theo triệu chứng cung cấp nhiều thơng tin hơn phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK khi áp dụng cho những bệnh nhân động kinh cục bộ hơn là ở những bệnh nhân động kinh tồn thể. Vài loại cơn như cơn tăng vận động được xem như cung cấp thơng tin đặc biệt, ngược lại cơn như cơn vận động tự động được xem như chuyển tải nhiều thơng tin hơn các cơn tương đương trong phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK chỉ trong một số ít các trường hợp. Trong phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK đề cập đến cơn động kinh khơng phân loại được và điều này cũng cho thấy sự khơng đồng thuận cao khi so sánh với phân loại cơn động kinh triệu chứng trong đĩ khơng cĩ đặc điểm này và buộc nhà lâm sàng phải đưa ra một chẩn đốn cụ thể.

Nếu dùng video-điện não đồ để phân loại lại sau khi đã phân loại dựa vào các dữ liệu lâm sàng thì phân loại cơn động kinh triệu chứng cĩ tính ổn định cao hơn phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK [20].

Một số loại cơn trong phân loại cơn động kinh triệu chứng khơng được ghi nhận trong nghiên cứu này như cơn thống báo thần kinh thực vật, cơn thần kinh thực vật, cơn giật cơ âm tính. Chẩn đốn xác định các triệu chứng này là các cơn động kinh thường phải cĩ điện não đồ với biểu hiện động kinh trong cơn. Ngồi ra, đối với các cơn như cơn thống báo thần kinh thực vật thường hiếm khi chẩn đốn nếu chỉ dựa vào mơ tả của bệnh nhân vì loại cơn này thường nhầm lẫn với các triệu chứng khơng phải động kinh. Đối với cơn thần kinh thực vật thì chẩn đốn được triệu chứng khi cĩ thêm các bằng chứng khác như điện tâm đồ. Đối với cơn giật cơ âm tính thì phải nhìn thấy cơn động kinh rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phân loại các cơn động kinh theo triệu chứng và hội chứng động kinh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)