Xác định mức trọng yếu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thương mại tại Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY (Trang 57 - 82)

Mức trọng yếu được công ty xác định khi lập kế hoạch kiểm toán để các thành viên nhóm kiểm toán sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán. Mức trọng yếu thực tế cũng có thể được xác định lại trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ và đảm bảo chưa.

Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực hiện là rất quan trọng trong cuộc kiểm toán. Để đánh giá mức trọng yếu, KTV phải dựa trên các chỉ tiêu và đặc điểm kinh doanh của khách hàng. Công ty UHY xác định mức độ sai sót được coi là trọng yếu đối với BCTC của khách hàng dựa trên MP và PM. PM là mức độ trọng yếu kế hoạch (planning materiality) của cuộc kiểm toán. Xác định PM là vấn đề phức tạp, khi xác định PM cần sử dụng xét đoán nghề nghiệp của KTV trên cơ sở các hiểu biết về khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán và các yêu cầu về báo cáo đối với BCTC. KTV tại công ty kiểm toán UHY thường lựa chọn các tiêu chí về Lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tổng tài sản để xác định PM.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu xác định mức trọng yếu kế hoạch

Chỉ tiêu Tỷ lệ xác định mức trọng yếu

1. Tổng tài sản 2%

2. Tổng doanh thu 0.5% - 3% 3. Tổng lợi nhuận thuế 10%

Sau khi tính được PM. KTV thực hiện xác định MP. MP là mức trọng yếu trọng yếu thực hiện khi đã xét tới tỷ lệ sai sót ước tính của BCTC. Tỷ lệ sai sót ước tính được tính toán nhờ khả năng phán đoán và xét đoán nghề nghiệp của trưởng nhóm.Thường thì ở UHY MP = 80%PM. Tính MP còn là cơ sở để các KTV thực hiện tính số mẫu chọn của các khoản mục.

Hiện Công ty không sử dụng hệ số phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, mà chỉ thực hiện tổng hợp các sai sót của từng khoản mục và so sánh với mức trọng yếu thực hiện trên toàn BCTC để từ đó là cơ sở đưa ra các ý kiến kiểm toán. Các KTV tính ra MP còn giúp tính số mẫu để kiểm tra chi tiết khi kiểm toán các khoản mục.

Bảng 2.5: Cách tính số mẫu được chọn để kiểm tra chi tiết khi kiểm toán hàng tồn kho

Chỉ tiêu Cách tính Ghi chú

P1 Giá trị tổng thể Tổng doanh thu MP = 80%.PM

(PM= 3% tổng doanh thu)

Mức trọng yếu đã được xác định R 2 Mức độ tin cậy, tại UHY xác định là 2

J = MP/R Ngưỡng chọn mẫu, KTV phải kiểm tra tất cả các mẫu có giá trị lớn hơn J

TS Tổng giá trị các mẫu có giá trị lớn hơn J

P2 = P1 – TS Tổng giá trị những mẫu còn lại nhỏ hơn J N2 = P2/ J Số mẫu có giá trị nhỏ hơn J cần phải kiểm tra

KTV sẽ thực hiện kiểm tra toàn bộ các mẫu có giá trị lớn hơn J và N2 mẫu có giá trị nhỏ hơn J. Như vậy khi kiểm tra các mẫu có giá trị nhỏ hơn J. KTV phải sử dụng kinh nghiệm của mình để chọn các mẫu cho phù hợp để có thể Cover được sai sót hay rủi ro tốt nhất. Thường thì KTV chọn các nghiệp vụ phát sinh lớn hay phát sinh bất thường.

- Căn cứ vào những thông tin thu thập được về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hệ thống quản lý, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát của khách hàng kiểm toán viên tiến hành đánh giá tính trọng yếu qua ba bước là:

- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Bảng 2.3. Mức trọng yếu kế hoạch tối đa

Loại hình doanh nghiệp Mức trọng yếu kế hoạch Doanh nghiệp sản xuất, thương mại 1% doanh thu

Công ty dịch vụ 10% Lợi nhuận trước thuế Công ty hoạt động trên cơ sở tài sản/ đầu tư 2% Tổng tài sản

- Công ty A là công ty sản xuất và kinh doanh nên ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là 1% doanh thu

- - Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận và ước tính sai số kết hợp.

- Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu liên quan trên BCTC của công ty A

Chỉ tiêu Năm hiện hành Năm trước

VND VND

Doanh thu 121,767,412,696 116,291,252,433 Lợi nhuận trước thuế 65,171,206,242 59,730,579,127 Tổng tài sản 490,783,490,963 264,797,119,704

- Vậy mức trọng yếu kế hoạch được tính PM = 1,217,674,126 đồng.Giá trị sai sót có thể bỏ qua TE =25%*PM. Vậy TE của công ty A là 304,418,531 đồng. Để hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất KTV đã lựa chọn mức trọng yếu cho BCTC ở mức thấp nhất là 304,418,531 đồng. Tất cả các sai sót được nhận biết và ước tính mà lớn hơn TE sẽ được chuyển ghi vào Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh.

- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận theo tỷ lệ - Đánh giá rủi ro:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ những thông tin cơ sở về khách hàng, kiểm toán viên đưa ra đánh giá là:

- Ban giám đốc, kế toán trưởng và các nhân viên kế toán đều là những người có trình độ năng lực hệ thống kế toán có sự chuyên môn hóa cao

- Kế toán trưởng không bị những áp lực bất thường - Không tồn tại các nghiệp vụ bất thường và phức tạp - Hệ thống kho tàng, bến bãi được bảo vệ cẩn thận - Vì vậy rủi tiềm tàng đạt ở mức độ thấp.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát:

- Để tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát của công ty A, kiểm toán viên đã tiến hành các công việc sau:

- Xem xét và kiểm tra các tài liệu của công ty bao gồm các tài liệu như: Quy chế kiểm soát vật tư, phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, phiếu yêu cầu mua, hóa đơn mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, sổ sách kế toán về hàng tồn kho…

- Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên về các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho.

Bảng 2.5: Trích giấy làm việc số của kiểm toán viên tại khách hàng A

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN UHY Tham chiếu: TT.01

Niên độ kế toán: 2013 Người thực hiện: NVT Khoản mục: Hàng tồn kho Ngày thực hiện: 13/03/2014 Bước công việc: Đánh giá rủi ro kiểm soát

STT Câu hỏi Khôn

g

Có 1 Có chính sách quản lý hàng tồn kho hay không và có được quy

định thành văn bản không? v

2 Có kế hoạch bán hàng theo tháng/quý/năm hay không?

v 3 Có mở sổ theo dõi từng hàng hóa không? v 4 Có sự phân công trách nhiệm giữa thủ kho và kế toán hàng tồn

kho không? v

5 Các nghiệp vụ nhập, xuất kho có đầy đủ sự phê chuẩn và các chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ nhập xuất kho kho không?

v 6 Sự đối chiếu sổ sách giữa thủ kho và kế toán hàng tồn kho có

được thực hiện thường xuyên hay không? v 7 Có quy định kiểm kê hàng tồn kho định kỳ không? v

Đánh giá: Rủi ro tiềm tàng ở mức độ thấp và rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình, rủi ro. có thể xảy ra liên quan tới cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu, đầy đủ và tính giá.

2.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

- Thu thập thông tin về khách hàng

Sau khi đã thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng, KTV yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp, phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét xem có những biến động bất thường xảy ra không.

Căn cứ vào những thông tin thu thập được về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hệ thống quản lý, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát của khách hàng kiểm toán viên tiến hành đánh giá tính trọng yếu qua ba bước là:

 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận và ước tính sai số kết hợp.

 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận theo tỷ lệ - Đánh giá rủi ro

+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

• Tìm hiểu năng lực của ban giám đốc công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các sự cố bất thường

• Hệ thống kho bãi + Đánh giá rủi ro kiểm soát:

• Xem xét và kiểm tra các tài liệu của công ty

• Quan sát trực tiếp quá trình nhập, xuất kho và bảo quản hàng tồn kho.

• Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên về các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho.

2.2.3.1 Xây dựng chương trình kiểm toán

• Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, trưởng nhóm xây dựng các bước công việc cụ thể cần thực hiện và phân công công việc cho từng người.

UHY đã xây dựng file chương trình kiểm toán chuẩn cho từng khoản mục cụ thể. Trong chương trình kiểm toán sẽ bao gồm các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để tìm ra các gian lận, sai sót trong khoản mục đó. Chương trình đó được xây dựng theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA và các thủ tục được xây dựng chung cho tất cả các loại hình của khách hàng và trrên giả định tất cả các nghiệp vụ kinh tế có thể xảy ra trong doanh nghiệp khách hàng. Tuy nhiên, khi kiểm toán khoản mục doanh thu hay bất kỳ khoản mục nào khác, để phù hợp với thực tế khách hàng, KTV cần căn cứ vào toàn bộ các thông tin tìm hiểu, đánh giá hệ thống kết hợp với sự phân tích, khoanh vùng rủi ro và tính toán mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục

để từ đó có thể xây dựng và tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp hoặc mở rộng so với chương trình kiểm toán mẫu để thu thập bằng chứng về những vấn đề tồn tại nhằm tiết kiệm nguồn lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên thực tế ở Công ty UHY chưa thực hiện thủ tục này trong giai đoạn lập kế hoạch. Hầu như các KTV khi được giao làm phần hành hàng tồn kho trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng mới dựa trên những thông tin thu thập được và dựa vào chương trình kiểm toán mẫu để xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp để kiểm toán khoản mục hàng tồn kho ở khách hàng.

(Phụ lục 01: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty kiểm toán UHY )

2.2.4. Thực hiện kiểm toán:

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán UHY thường bám sát vào chương trình kiểm toán mẫu đã được xây dựng cho kiểm toán hàng tồn kho và dựa vào đặc điểm của từng khách hàng để thêm hoặc bớt các thủ tục kiểm toán cần thiết. Đối với kiểm toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại thì thường có những thủ tục kiểm toán như sau :

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thủ tục kiểm tra phân tích

Thủ tục kiểm tra chi tiết

(b1) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại ở các Công ty kiểm toán thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài về cơ bản là giống nhau: bước đầu tiên là tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến liên quan đến hàng tồn kho, quy trình luân chuyển chứng từ qua đó thực hiện các thử nghiệm kiếm soát để đánh giá về sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó có thể thu hẹp hoặc mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiết.

CÔNG TY TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY

Tên khách hàng: ABC

Ngày khóa sổ:31/12/2014

Nội dung: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Tên Ngày Người thực hiện TuấnN A 23/02/20 15 Người soát xét 1 LongH M 03/03/20 15 Người soát xét 2 Trung NT 05/03/20 15 Mục tiêu:

- Đánh giá tình hiệu lực của HTKSNB tại đơn vị khách hàng

Công việc thực hiện:

- Chọn mẫu một số các nghiệp vụ mua hàng, trả tiền cũng như các nghiệp vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng của công ty trong tháng 01,05,13. (Chọn mẫu 3 tháng).

- Yêu cầu công ty cung cấp các chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ này, ví dụ như: “ các hợp đồng kinh tế, bảng báo giá khách hàng gửi, các biên bản giao nhận hàng, phiếu chi, sổ phụ, biên bản thanh lý hợp đồng….”

- Kiểm tra sự đầy đủ của các hóa đơn chứng từ theo đúng quy định hiện hành hay không, có đầy đủ các giấy tờ cho một hợp đồng bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ hay không. Đông thời kiểm tra việc mua hàng, trả tiền có tuân thủ các bước công việc đã được xây dựng sẳn cho chu kỳ này và hệ thống KTKSNB của đơn vị có thực sự hiệu quả hay không.

- Các hóa đơn và chứng từ tương đối đầy đủ chữ kí và phê duyệt từ giám đốc, kế toán trưởng.

- Từng nghiệp vụ đều được quản lý chặt chẻ, có đầy đủ giấy tờ liên quan và qua mỗi bước của khâu mua hàng, trả tiền đều có sự giám sát của HTKSNB thông qua việc có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan.

- Trao đổi với kế toán của đơn vị KTV kết luận: kế toán của đơn vị phụ trách xử lý và ghi chép các nghiệp vụ mua hàng, trả tiền đều có trình độ, thông thạo công việc của mình, xử lý nghiệp vụ chính xác. Mỗi kế toán phụ trách một mảng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty.

(b2) Thủ tục kiểm tra phân tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã tiến hành thủ tục phân tích tuy nhiên đó mới chỉ là phân tích sơ bộ, tổng quan trên số liệu khái quát của các khoản mục trên BCTC. Với giai đoạn thực hiện kiểm toán này, thủ tục phân tích đã được thực hiện chi tiết và tỉ mỉ hơn trong từng khoản mục, và mục đích vẫn là phát hiện các ghi vấn, bất thường, đi tìm lý giải và định hướng kiểm toán.

Khi tiến hành kiểm toán hàng tồn kho KTV thường tiến hành các thủ tục phân tích sau:

Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích đối với từng khoản mục cụ thể của hàng tồn kho và một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

So sánh vòng quay hàng tồn kho giữa năm nay với năm trước và tìm hiểu nguyên nhân sự biến động bất thường

Thực hiện phân tích đối ứng tài khoản, tìm hiểu các đối ứng bất thườn (nếu có) Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích đối với từng khoản mục cụ thể của hàng tồn kho và một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.7: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên tại khách hàng A

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN UHY VIỆT NAM Tham chiếu: C1

Niên độ kế toán: 2014 Người thực hiện: TVT Khoản mục: Hàng tồn kho Ngày thực hiện: 13/03/2015 Người soát xét: LLL Ngày soát xét:13/03/2015 Bước công việc: Phân tích từng khoản mục của hàng tồn kho 2014

Công việc thực hiện :

+ Cộng dồn các số liệu từ trên xuống + Trừ các số đầu năm với cuối năm + Chia số chênh lệch cho số dư đầu năm Nhận xét:

Công cụ dụng cụ năm 2014 so với năm 2013 tăng 52.192.724 đồng, tăng 25% Hàng hóa năm 2014 so với năm 2013 tăng 820.578.006 đồng tương ứng tăng 34%

Kết luận : Qua phân tích cho thấy, công cụ dụng cụ và hàng hóa tăng mạnh, làm cho khoản mục hàng tồn kho biến động khá lớn, do đó kiểm toán viên cần mở rộng kiểm tra chi tiết để tìm rõ nguyên nhân cho sự biến động này.

So sánh vòng quay hàng tồn kho giữa năm nay với năm trước và tìm hiểu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thương mại tại Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY (Trang 57 - 82)