4.2.3.1 Vốn huy động phân theo loại tiền tệ từ năm 2010 - 2012
Vốn huy động của PGD 01 phân theo loại tiền tệ gồm có nội tệ và ngoại tệ. Nhìn chung, vốn huy động bằng nội tệ chiếm ưu thế hơn so với vốn huy động bằng ngoại tệ. Nguyên nhân là do vốn ngoại tệ gửi vào PGD chủ yếu từ số ít các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán xuất nhập – khẩu và một số ít người dân tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào ngoại tệ. Vì vậy, mà lượng khách hàng gửi ngoại tệ vào PGD còn rất hạn chế. Nhưng đây là nguồn vốn khá quan trọng, góp phần ổn định tỷ giá, tạo tính thanh khoản trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường.
Bảng 4.7 Vốn huy động theo tiền tệ của PGD 01 giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nội tệ 46.360 52.189 43.819 5.829 12,57 (8.370) (16,04) Ngoại tệ 3.738 2.505 3.406 (1.233) (32,99) 901 35,97 Tổng VHĐ 50.098 54.694 47.225 4.596 9,17 (7.469) (13,66)
26
Dựa vào Bảng số liệu 4.7, cho biết vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ của PGD 01 tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 vốn huy động bằng nội tệ tăng lên 12,57%, trong khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm tới 32,99% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lãi suất ngoại tệ giảm (Thông tư 14/2011/TT-NHNN, quy định trần lãi suất huy động tối đa đối với USD của khách hàng cá nhân chỉ còn 2%/năm và tổ chức kinh tế là 0,5%/năm), cộng thêm NHNN thực hiện chính sách ổn định thị trường ngoại hối (thông qua việc ban hành thông tư 07/2011/TT-NHNN) nên tỷ giá USD được duy trì ổn định. Chính những lý do trên làm cho người dân có xu hướng chuyển dịch từ gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ sang gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ. Vì vậy mà lượng nội tệ của PGD vào năm 2011 tăng lên còn ngoại tệ thì giảm mạnh.
Nhưng đến năm 2012 thì vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ lại có xu hướng trái ngược hoàn toàn so với năm 2011. Khác với sự sụt giảm của đồng nội tệ thì ngoại tệ lại có tốc độ tăng khá cao 35,97% so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của VND giảm xuống thấp làm rút ngắn khoảng cách chênh lệch lãi giữa tiền gửi ngoại tệ và nội tệ, khiến tiết kiệm bằng nội tệ giảm sức hấp dẫn hơn trước nên một số nhà đầu tư chuyển hướng sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Thêm vào đó là nhờ vào chính sách ưu đãi của PGD dành cho dịch vụ kiều hối đã góp phần làm thu hút vốn ngoại tệ gửi vào PGD.
Trong vốn huy động phân theo loại tiền tệ của PGD thì tỷ trọng và số dư vốn huy động bằng ngoại tệ rất nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 8% trên tổng nguồn vốn huy động. Cộng thêm việc quy mô ngoại tệ đang có xu hướng giảm. Như thế lượng ngoại huy động được có thể không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của PGD. Hơn nữa, huy động vốn ngoại tệ chủ yếu là USD, PGD chưa mở rộng huy động với đồng ngoại tệ mạnh khác. Điều này là hạn chế của PGD, vì vậy PGD cần khắc phục bằng cách tạo sự đa dạng danh mục trong huy động vốn về ngoại tệ. Phòng giao dịch nên tích cực tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ thông qua việc tìm kiếm thu hút nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, bởi nếu khách hàng những người làm ăn với nước ngoài nhiều thì PGD sẽ có một lượng ngoại tệ lớn trong tay. Nếu PGD thu hút vốn ngoại tệ từ những đối tượng này thì chắc chắn sẽ có số lượng ngoại tệ lớn, dư sức đáp ứng cho khách hàng vay vốn là những doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Bên cạnh đó, điểm đáng lưu ý là quy mô vốn nội tệ giai đoạn 2010 – 2012 cũng có cùng xu hướng giảm với đồng ngoại tệ. Do đó, đi đôi với tăng nguồn ngoại tệ thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn nội tệ cũng rất quan trọng. Phòng giao dịch phải hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách về Maketing hơn nữa. Nếu PGD làm được điều này sẽ giúp cho PGD có được nguồn vốn dồi dào để thực hiện các hoạt động đầu tư, cho vay nhằm gia tăng thêm mức lợi nhuận.
27
4.2.3.2 Vốn huy động phân theo loại tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.8 Vốn huy động phân theo loại tiền tệ của PGD 01 trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6th 2012 6th 2013 6th 2013/6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
Nội tệ 35.645 40.625 4.980 13,97
Ngoại tệ 2.281 2.497 216 9,47
Tổng VHĐ 37.926 43.122 5.196 13,70
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ – PGD 01
Theo Bảng 4.8, bước sang 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động bằng nội tệ của PGD tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lãi suất huy động bằng VND được NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm nhưng người dân vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm bằng nội tệ. Do giá vàng trong nước tiếp tục có nhiều biến động, thị trường chứng khoán và bất động sản chưa vực dậy nổi và tỷ giá USD những tháng đầu năm tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa đủ mạnh để thu hút nhiều nhà đầu tư. Vì vậy nội tệ vẫn còn sức hấp dẫn đối với người dân hơn so với các kênh đầu tư khác, nên lượng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của PGD.
Bên cạnh sự tăng lên của tiền gửi bằng nội tệ thì ngoại tệ gửi vào PGD cũng tăng. Ngoại tệ trong suốt năm 2012 được NHNN duy trì tương đối ổn định, nhưng đến giai đoạn từ cuối 04/2013 tỷ giá USD lại nóng lên, một số NHTM đã nâng giá USD lên gần bằng mức trần cho phép, thậm chí có trường hợp giá mua bằng giá bán. Nguyên nhân giá USD tăng là do giá vàng giảm mạnh và nhu cầu USD của cá nhân như du học, đi nước ngoài cũng tăng vào dịp giữa năm. Thêm vào tỷ giá VND và USD cũng đã được NHNN điều chỉnh tăng 1% từ 20,828 VND/USD lên 21,036 VND/USD, nên một số người giữ USD vẫn muốn tiếp tục nắm giữ với hy vọng giá USD tiếp tục tăng lên.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn bằng ngoại tệ và nội tệ của PGD đều tăng. Có được kết quả như vậy là nhờ vào chính sách tăng cường mở rộng quan hệ khách hàng, PGD đã tập trung thu hút nguồn vốn ngoại tệ hơn. Điều này còn thể hiện sự nổ lực hết mình trong tăng cường công tác huy động vốn của toàn thể nhân viên PGD.
28
4.2.4 Phân tích cạnh tranh lãi suất huy động bằng VND của Navibank chi nhánh Cần Thơ – PGD 01 so với các ngân hàng khác trên