Vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh cần thơ phòng giao dịch 01 (Trang 29 - 33)

4.2.1.1 Vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền từ năm 2010 đến năm 2012

Tuỳ theo chiến lược huy động vốn của từng ngân hàng mà nhắm vào một khách hàng mục tiêu nào đó. Việc xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho ngân hàng có những hướng đi đúng đắn, từ đó có những chính sách thu hút vốn hiệu quả hơn. Nguồn vốn huy động của Navibank chi nhánh Cần Thơ – PGD 01 chủ yếu tập trung vào hai đối tượng chính đó là: tiền gửi của tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư.

Bảng 4.3 Vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền của PGD trong giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ TCKT 1.510 1.643 1.481 133 8,81 (162) (9,86) - KKH 1.510 1.643 1.481 133 8,81 (162) (9,86) - CKH - - - - - - - Dân cư 48.588 53.051 45.744 4.463 9,19 (7.307) (13,77) - KKH 381 539 867 158 41,47 328 60,85 - CKH 48.207 52.512 44.877 4.305 8,93 (7.635) (14,54) Tổng VHĐ 50.098 54.694 47.225 4.596 9,17 (7.469) (13,66)

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ – PGD 01

* Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Dựa vào Bảng 4.3, cho thấy nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế của PGD tăng giảm không ổn định qua các năm. Đặc điểm của của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế gửi vào PGD chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì, trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ

18

kinh doanh cá thể nên dòng tiền của họ thường luân chuyển liên tục. Do đó, các tổ chức kinh tế gửi tiền vào PGD 01 chủ yếu ở dạng tiền gửi không kì hạn để sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, các tổ chức kinh tế đến giao dịch với PGD 01 thường là khách hàng cũ quen biết, do một số tổ chức kinh tế lớn thường chọn giao dịch với Navibank Cần Thơ hay các ngân hàng lớn khác trên cùng địa bàn. Thêm vào đó, lượng tiền thanh toán của TCKT biến động theo từng thời điểm, khách hàng có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, sự tăng giảm không ổn định của tiền gửi này cũng một phần là do tính không ổn định của nó.

Có thể thấy nguồn vốn huy động từ TCKT của PGD có quy mô lẫn tỷ trọng rất thấp (4% trở xuống) và PGD không thu hút được vốn có kỳ hạn từ đối tượng này. Đây là một điểm hạn chế rất lớn trong công tác huy động vốn của PGD. Tuy TCKT có số lượng ít nhưng đối tượng này thường gửi tiền với số lượng lớn. Nếu PGD thu hút được vốn từ thành phần kinh tế này thì sẽ mang lại nguồn vốn lớn cho PGD. Do vậy, trong thời gian tới PGD cần có kế hoạch mở rộng mối quan hệ với đối tượng khách hàng này bằng cách đẩy mạnh công tác tiếp thị, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và tiếp cận và tạo dựng được mối quan hệ với nhiều TCKT hơn nữa. Cộng thêm, các tổ chức kinh tế gửi ở dạng tiền thanh toán không mang tính chất sinh lời, nên yếu tố lãi suất không mang tính quyết định mà yếu tố chất lượng dịch vụ mới chính là điều mà các TCKT đặc biệt quan tâm. Vì vậy, để thu hút loại tiền gửi này PGD cần chú trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

* Tiền gửi của dân cư

Nhìn chung lượng tiền từ dân cư gửi vào PGD có tỷ trọng rất cao từ 96% trở lên. Con số này cho thấy PGD 01 tập trung huy động vốn từ người dân là chủ yếu. Sở dĩ như vậy là vì khách hàng mục tiêu của PGD 01 là khách hàng cá nhân. Tầng lớp dân cư tuy thường gửi tiền với số lượng nhỏ nhưng họ lại chiếm phần đông và nếu huy động vốn được nhiều từ tầng lớp này thì sẽ mang lại nguồn vốn ổn định cao cho PGD. Điểm đáng lưu ý là tầng lớp dân cư gửi tiền vào PGD chủ yếu là ở dạng tiền gửi có kỳ hạn, còn khoản mục tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì lượng tiền từ dân gửi vào PGD tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011, do ảnh hưởng từ lạm phát đã đẩy giá cả hàng hóa tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế cung tiền ra nền kinh tế, bằng việc ban hành chính sách trần lãi suất huy động làm cho nguồn cung vốn

19

bị thắt chặt. Trước tình cảnh vật giá leo thang, đời sống của người dân ngày càng trở nên khó khăn, nên người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Đứng trước tình hình đó để thu hút vốn tiền gửi của người dân, PGD 01 đã đưa ra chính sách huy động vốn có tính cạnh tranh và cho ra đời các sản phẩm tiền gửi mới nổi bật như:

- Tiết kiệm lĩnh lãi linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng.

- Để thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiền, PGD còn đưa ra nhiều loại kỳ hạn trong mỗi loại kỳ hạn thì có nhiều mức lãi suất khác nhau, tương ứng với số tiền gửi càng lớn thì được hưởng mức lãi suất càng cao.

- Ngoài ra, PGD còn giao chỉ tiêu cho từng nhân viên huy động vốn và nếu mỗi nhân viên huy động vượt chỉ tiêu thì sẽ có thêm phần phụ cấp. Việc làm này đã tạo động lực cho nhân viên phat huy năng lực của mình đến mức cao độ và đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Chính những nổ lực trên PGD đã thu hút vốn tiền gửi từ dân cư năm 2011 lên với tốc độ 9,19% so với năm 2010. Có thể thấy trong lúc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt, thì đây là kết quả rất đáng khích lệ cho PGD. Có được kết quả trên cho thấy PGD nắm bắt được tình hình khó khăn của nền kinh tế, nên đã kịp thời đưa ra những chính sách huy động vốn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế và hạn chế những rủi ro từ sự tác động của nền kinh tế mang lại. Đây là sự cố gắng hết mình của toàn thể nhân viên của PGD, cùng với đó còn thể hiện sự tín nhiệm của người dân dành cho PGD tăng lên.

Nhưng bước sang năm 2012 PGD không duy trì được sự tăng trưởng của tiền gửi từ dân cư. Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm với tốc độ 13,77% so với năm 2011. Một mặt là do lãi suất huy động giảm xuống thấp nên không còn hấp dẫn với người dân trong việc gửi tiền để hưởng lãi. Mặt khác là do năm 2012 PGD phải ứng phó với thách thức lớn đó là làn sóng rút tiền của khách hàng do có thông tin Navibank nằm trong danh sách ngân hàng yếu kém sẽ bị sáp nhập. Điều này gây tác động không nhỏ đến uy tín cũng như hoạt động kinh doanh của PGD, đặc biệt là hoạt động huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Dẫn đến tình trạng, những khách hàng mới dù ban đầu có ý định gửi tiền vào PGD nhưng khi có thông tin không tốt về ngân hàng thì cũng không dám gửi, cạnh đó những khách hàng cũ thì lại có tâm trạng hoang mang, suy giảm lòng tin đối với ngân hàng nên một số khách hàng có hành động rút tiền khỏi PGD gửi sang ngân hàng khác. Tuy PGD có đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để giữ chân khách hàng nhưng vẫn không thu hút được sự hấp dẫn với người dân. Chính vì thế vốn huy động

20

từ dân cư của PGD trong năm 2012 giảm xuống thấp hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, với quyết tâm của cán bộ lãnh đạo và sự nỗ lực cao độ của toàn thể nhân viên, PGD 01 vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cho khách hàng rút tiền và nhanh chóng trấn an lại lòng tin của khách hàng trở lại với mình.

Từ những phân tích trên cho thấy khoản mục tiền gửi từ dân cư trong giai đoạn 2010 - 2012 đang có xu hướng giảm. Đây là xu hướng không tốt cho PGD. Tiền gửi từ dân cư là lọai tiền chiếm vị trị rất quan trọng đối với PGD và là nguồn vốn chủ yếu để PGD thực hiện hoạt động cấp tín dụng. Tiềm năng về vốn từ dân cư là rất lớn. Do đó PGD phải phát huy hết khả năng của mình nhằm thu hút nhiều hơn từ nguồn tiền nhàn rỗi này, để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn.

4.2.1.2 Vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.4 Vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền của PGD 01 trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Sáu tháng đầu năm Chênh lệch

6th 2012 6th 2013 6th 2013/6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

TCKT 1.102 1.235 133 12,07 - KKH 1.102 1.235 133 12,07 - CKH - - - - Dân cư 36.824 41.887 5.063 13,75 - KKH 331 361 30 9,06 - CKH 36.493 41.526 5.033 13,79 Tổng VHĐ 37.926 43.122 5.196 13,70

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ – PGD 01

* Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nhằm mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2013 PGD tiếp tục cải tiến những sản phẩm dịch vụ để đảm bảo thuận lợi hơn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cũng được hỗ trợ đầy đủ các các tiện ích của dịch vụ điện tử, hoặc khách hàng có thể dùng tài khoản thanh toán cho việc bảo đảm vay vốn hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Với những tiện ích trên đã góp phần thu hút lượng tiền thanh toán của TCKT gửi vào PGD trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả này cho thấy PGD đã rất cố gắng trong việc thu hút nguồn vốn này. Mặc dù lượng vốn từ tổ chức kinh tế có tăng nhưng số dư vẫn còn tương đối nhỏ. Do đó, trong thời gian tới PGD

21

cần có biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn để thu hút tiền gửi của TCKT ngày càng có hiệu quả hơn.

* Tiền gửi của dân cư

Để thu hút nguồn vốn từ dân cư PGD tiếp tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho sản phẩm tiền gửi và công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng. Vì vậy mà lượng tiền của dân cư gửi vào PGD trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, mặc dù lãi suất huy động tiếp tục giảm nhưng mức giảm không quá nhiều và người gửi tiền phần nào cũng quen với xu hướng lãi suất giảm liên tục trong thời gian qua nên tỏ ra không mấy bất ngờ khi lãi suất hạ. Hơn nữa, nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn, nên việc đầu tư nhỏ của người dân còn cân nhất chứ chưa nói đến việc đầu tư một số vốn lớn để kinh doanh, cộng thêm đầu tư vào các kênh khác thì khá nhạy cảm, nên khách hàng vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng, được xem là một trong những cách đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh cần thơ phòng giao dịch 01 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)