Nguồn vốn của PGD01 qu a3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh cần thơ phòng giao dịch 01 (Trang 27 - 28)

Nguồn vốn của ngân hàng tuy không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng nó là điều kiện cần để ngân hàng có thể thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Quy mô vốn của ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín trên thị trường. Để có cơ cấu vốn hợp lý là điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng quan tâm. Cơ cấu vốn hợp lý không những tiết kiệm được chi phí mà góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với PGD 01 thì nguồn vốn hình thành từ hai nguồn chủ yếu: vốn huy động và vốn điều chuyển. Cơ cấu nguồn vốn của PGD 01 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1: Nguồn vốn của PGD 01 trong giai đoạn 2010 -2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ VHĐ 50.098 88,29 54.694 87,26 47.225 87,97 4.596 9,17 (7.469) (13,66) VĐC 6.646 11,71 7.988 12,74 6.459 12,03 1.342 20,19 (1.529) (19,14) TNV 56.744 100 62.682 100 53.684 100 5.938 10,46 (8.998) (14,35)

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ – PGD 01

Từ Bảng 4.1, cho thấy qua 3 năm nguồn vốn của PGD 01 có sự tăng giảm không ổn định. Nhìn chung, quy mô vốn của PGD trong giai đoạn 2010 - 2012 có xu hướng giảm. Trong đó có cả quy mô của vốn huy động và vốn điều chuyển đều giảm. Quy mô vốn điều chuyển giảm góp phần tiết kiệm chi phí cho PGD để tăng lợi nhuận. Nhưng quy mô vốn huy động giảm, đây là dấu hiệu không tốt cho PGD. Bởi vì với quy mô vốn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô tín dụng của PGD cũng như hạn chế năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Hơn thế nữa là PGD sẽ bị động hơn khiến khả năng nhạy bén không nhanh lẹ trong trường hợp thị trường tiền tệ biến

16

động, dẫn tới hoạt động kinh doanh của PGD bị ảnh hưởng xấu. Nhưng đánh giá một cách khách quan thì trong giai đoạn này PGD phải đối mặt với sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy mô nguồn vốn của PGD là điều không tránh khỏi. Vì vậy, trong thời gian tới PGD cần tăng cường quy mô vốn của mình hơn nữa bằng cách đẩy mạnh tiếp cận, thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế.

Xét về cơ cấu nguồn vốn của PGD thì nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng khá cao trên 87%. Con số này cho thấy việc duy trì tỷ trọng vốn huy động cao là biểu hiện tốt của PGD. Tuy nhiên, quy mô vốn điều chuyển của PGD có xu hướng giảm song tỷ trọng vốn điều chuyển của PGD lại có xu hướng tăng nhẹ, đây là vấn đề PGD cần lưu ý. Bởi vì nếu tỷ trọng vốn điều chuyển tiếp tục tăng lên cao thì sẽ làm cho PGD phụ thuộc nhiều vào Hội Sở, hơn nữa còn làm hạn chế tính chủ động về vốn của PGD. Do vậy, PGD cần phải tiếp tục đưa ra kế hoạch điều hòa, cân đối nguồn vốn hợp lý hơn. Vì thế, đòi hỏi trong thời gian tới PGD phải tăng cường công tác huy động vốn hơn nữa để tăng quy mô lẫn tỷ trọng của vốn huy động lên cao và đưa tỷ trọng vốn điều chuyển giảm đến mức tối thiểu. Để thực hiện tốt vấn đề này PGD cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, đa dạng các hình thức huy động vốn, …Có như thế thì mới giúp PGD mở rộng quy mô và tăng thêm vị thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh cần thơ phòng giao dịch 01 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)