Vòng quay vốn tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 97)

Chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, đồng thời đánh giá thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm. Dựa vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng cá nhân của NH tăng từ năm 2011 đến năm 2013 và giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.

Năm 2011 chỉ số này là 2,07 vòng, năm 2012 đạt 2,47 vòng, tăng 0,4 vòng so với năm 2011, đến năm 2013 lại tăng thêm 0,38 vòng so với năm trước, đạt 2,85 vòng. Vòng quay vốn tín dụng trong giai đoạn này liên tục tăng là do trong năm 2012 và 2013 ngân hàng đang mở rộng cho vay ngắn hạn, khoản thời gian giữa khi cho vay và thu hồi ngắn. Cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngày càng nhanh ở giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.

Vòng quay vốn tín dụng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 là khá nhỏ so với những năm trước do ở đây chỉ số chỉ được xác định trong nửa đầu của mỗi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay vốn tín dụng giảm mạnh còn 0,96 vòng, đã giảm 0,44 vòng với cùng kỳ năm 2013. Vòng quay giảm trong nửa đầu năm 2014 là do chỉ số này sẽ tỷ lệ thuận với DSTN và tỷ lệ nghịch với lượng dư nợ bình quân, trong giai đoạn này không chỉ DSTN cho vay khách hàng cá nhân giảm so với cùng kỳ năm trước mà lượng dư nợ bình quân lại tăng khá nhiều. Với nguyên nhân này đã khiến vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh giai đoạn nửa năm đầu 2014 đột ngột giảm. Đồng thời do lượng dư nợ bình quân trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 khá lớn nên khiến vòng quay vốn tín dụng cá nhân trong giai đoạn này khá nhỏ.

4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn

Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách hàng không trả đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ vay hoặc không được gia hạn nợ thì NH sẽ chuyển toàn bộ số nợ còn lại sang nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng

các khoản vay. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức tín dụng theo quy định của NHNN.

Dựa vào bảng số liệu cho thấy chỉ trong năm 2012 thì tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ở mức ổn định. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn ở năm 2011 và năm 2013 lầ lượt là 4,67% và 4,65%, tỷ lệ đạt ở mức tốt. Nhưng trong năm 2012 tỷ lệ này là 6,69% tăng gấp rưỡi so với năm trước. Nguyên nhân là do lượng dư nợ quá hạn ở năm này tăng đột biến và đạt mức cao. Tiếp đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tình hình có chuyển biến lạc quan hơn. Tỷ lệ đã giảm so với cùng kỳ năm 2013. tuy nhiên với tình hình biến động bất thường của nợ quá hạn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh ở giai đoạn này.

4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân

Chỉ số này đo lường được chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH. Nếu NH có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH này cao và ngược lại. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng nợ xấu cá nhân của NH chiếm một tỷ lệ khá an toàn (dưới 3%) cho thấy chất lượng tín dụng cá nhân của chi nhánh vẫn đang ở mức tốt từ năm 2011 đến giữa năm 2014. tỷ lệ nợ xấu này đã có dấu hiệu tăng trong năm 2012 và giảm lại vào năm 2013. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,07%, đến năm 2012 tăng lên 2,15% và vào năm 2013 giảm mạnh còn 1,63%. Do khi các khoản nợ có tình trạng khó đòi hay đã chuyển sang nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng càng tập trung hơn nữa vào việc thu hồi nợ.

Trong 2 giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014 tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 1,04% và 1,09%. Tuy tỷ lệ này có xu hướng tăng trong nửa đầu của năm 2014 nhưng mức tăng không cao so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu hoạt động tín dụng cá nhân của NH những năm qua vẫn ở con số khá nhỏ, dao động từ 1% đến hơn 2%. Nhưng để nâng cao thêm nữa đối với chất lượng của mảng tín dụng cá nhân NH cũng nên tăng cường thêm các biện pháp quản lý và thu hồi nợ.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NH TMCP PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Hoạt động tín dụng cá nhân chỉ mới được chú trọng trong những năm gần đây tại chi nhánh nên số lượng cán bộ tín dụng chuyên về tín dụng mảng này còn khá ít (từ năm 2011 đến năm 2013 số lượng cán bộ tín dụng cá nhân chỉ dao động từ 4 đến 6 người). Với số lượng cán bộ còn hạn chế trong khi lượng dư nợ cá nhân ngày càng tăng khiến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở năm 2012 tăng. Do đó việc tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ tín dụng chuyên về mảng khách hàng cá nhân là cần thiết cho chi nhánh. Nên tuyển dụng những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững chuyên môn và có kiến thức hiểu biết nhất định thị trường, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn,...

Song song với việc tăng cường số lượng thì việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên cũng rất quan trọng. Vì đội ngũ cán bộ tín dụng là đội ngũ có quan hệ trực tiếp với khách hàng, trực tiếp làm công tác thẩm định khách hàng do vậy trình độ của cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hưởng khá quan trọng đến chất lượng của các khoản cho vay. Do đó trong thời gian tới chi nhánh nên:

- Liên tục cập nhật các chương trình đào tạo chuyên môn giúp nhân viên tín dụng, đặt biệt là tín dụng cá nhân nâng cao hiểu biết, bắt kịp được với tình hình phát triển hiện nay của hệ thống NH. Đồng thời cũng phát triển các kỹ năng bổ sung như kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng.

- Phát triển các công cụ làm việc mới để hỗ trợ cho chuyên viên tín dụng làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian.

Nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay

Với quy mô cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng cao tỷ lệ nợ quá hạn của mảng này tại chi nhánh cũng ngày một lớn đặc biệt ở năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ này lần lượt là 6,25% và 7,45%. Do đó muốn hoạt động này được đảm bảo an toàn và thu được lợi nhuận cao hơn thì việc nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay là rất quan trọng.

Đây là khâu quan trọng đối với tổ chức tín dụng, giúp giữ được mối quan hệ với khách hàng và đồng thời có thể phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn từ đó giúp chi nhánh quản lý các khoản vay chặt chẽ hơn, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh từ hoạt động tín dụng cá nhân riêng và toàn bộ hoạt động tín dụng chi nhánh nói chung. Vì số lượng khách hàng cá nhân ngày càng lớn và khó quản lý hơn khách hàng doanh nghiệp. Nên chi nhánh cần có những quy định cụ thể trong công tác quản lý, kiểm soát nợ như:

- Quy định cụ thể về thời gian nhân viên tín dụng phải kiểm tra các khoản cho vay. Có thể theo tháng, quý hoặc kiểm tra đột xuất...

- Nội dung kiểm tra phải đầy đủ và chính xác: mục đích sử dụng vốn, uy tín, tình hình thu nhập của khách hàng, tình hình kinh tế của gia đình khách hàng... để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

- Báo cáo sau mỗi lần kiểm tra. Nếu phát hiện rủi ro cán bộ tín dụng cần đưa ra giải pháp, đề xuất lên cấp trên để có hướng giải quyết.

Mở rộng đối tượng cho vay khách hàng cá nhân

Với lượng VHĐ đang tăng khá nhiều trong những năm qua nhưng tỷ lệ dư nợ cá nhân trên VHĐ ở năm 2012, năm 2013 đạt chưa tới 40% cho thấy nguồn vốn này vẫn chưa được sử dụng nhiều vào hoạt động tín dụng cá nhân. Do đó trong thời gian sắp tới việc mở rộng thêm quy mô hoạt động tín dụng này sẽ giúp chi nhánh sử dụng VHĐ một cách hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn. Một trong những cách thực hiện định hướng này là mở rộng thêm đối tượng cho vay khách hàng cá nhân.

Chi nhánh cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay của địa phương. Đa dạng hóa các hình thức tín đụng để phân chia rủi ro và điều quan trọng là không phân biệt thành phần kinh tế. Cần phải làm tốt hơn nữa mối quan hệ giữ NH và khách hàng, chọn khách hàng là cá nhân, kinh tế tư nhân để hướng tới. Đặc điểm của đối tượng khách hàng này là nhỏ lẻ, có nhiều điều chưa sáng tỏ, phải đánh giá và phán đoán vì vậy NH rất dè dặt khi cho vay vì sợ không thu hồi được nợ. Cho nên cho vay đối tượng khách hàng này các nhân viên tín dụng cần đánh giá và phân tích một cách chính xác tình hình thu nhập và khả năng thanh toán nợ gốc và lãi của khách hàng

Đơn giản hóa các thủ tục cho vay khách hàng cá nhân

Các khoản cho vay tín chấp đang mang lại lợi nhuận tốt cho chi nhánh trong những năm gần đây. Do các đối tượng cho vay đều là những người có thu nhập ổn định nên việc lượng nợ quá hạn và nợ xấu của nhóm này cũng khá thấp. Tuy nhiên do thủ tục cho vay khá nhiều như giấy xác nhận tạm trú, hợp đồng lao động, bảng chính giấy xác nhận chức vụ, thời gian công tác và mức lương, sao kê tài khoản, hóa đơn điện thoại, điện nước,... Nên nhiều khách hàng đi vay vốn bao giờ cũng ngại thủ tục xét duyệt cho vay quá rườm rà và tốn thời gian do đó quy mô mảng tín dụng này trong năm 2013 đã giảm (dư nợ năm 2013 của cho vay tín chấp đã giảm so với cùng kỳ năm trước 4.392 triệu đồng). Do đó chi nhánh nên xem xét nên:

- Đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn: giảm bớt các giấy tờ như hóa đơn điện nước, giấy xác nhận tạm trú nếu đã biết rõ về uy tính của khách hàng,..

- Đẩy nhanh quá trình điều tra, xét duyệt với các dự án có nhiều triển vọng. Ngân hàng cần chủ động làm những giấy tờ cần thiết và tư vấn cho khách hàng những thủ tục sao cho nhanh nhất và tiện lợi nhất.

Việc đơn giản hóa và nhanh chóng trong hồ sơ thủ tục sẽ làm khách hàng không ngần ngại đặt quan hệ vay vốn với NH. Nhưng đơn giản hóa không có nghĩa là qua loa, hời hợt, đây là nguyên tắc đầu tiên trước khi cán bộ tín dụng tiến hành lập hồ sơ cho vay.

Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân:

Việc đa dạng thêm các sản phẩm cho vay có thể giúp chi nhánh phân tán được rủi ro và mang lại thêm lợi nhuận.

Với các khoản cho vay tiêu dùng còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng cho vay khách hàng cá nhân (khoảng 30%) chi nhánh có thể đưa ra một số sản phẩm mới như: cho vay mẹ và bé (hỗ trợ nhu cầu vay sinh nở và chăm sóc bé sau sinh của các cặp vợ chồng) hay cho vay hỗ trợ đám tiệc (nhằm hỗ trợ chi phí cho đám cưới hay tiệc hỏi, tân gia,...).

Còn đối với các khoản cho vay liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của khách hàng chi nhánh có thể đưa ra thêm sản phẩm mới như: vay ứng tiền bán chứng khoán (khi chứng khoán của khách hàng đã bán và đã được khớp lệnh, nhưng đành chờ để được thanh toán thì chi nhánh có thể cung ứng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngay lúc đó của khách hàng)

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

HDBank Cần Thơ trong hơn 9 năm thành lập và đưa vào hoạt động đã có bước phát triển đáng kể. Với tinh thần đoàn kết, năng động và không ngừng sáng tạo của đội ngũ nhân viên cùng sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo đã giúp chi nhánh không ngừng mở rộng và phát triển cho đến ngày hôm nay. Trong giai đoạn từ năm 2011 cho đến hết 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động tín dụng cá nhân đã không ngừng mở rộng và thể hiện chức năng ngày càng lớn của mình góp phần vào công cuộc phát triển chung của chi nhánh. Với khả năng quản trị nhạy bén cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng cá nhân đã giúp chi nhánh kiểm soát và phòng ngừa tốt một số rủi ro và đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: hoạt động TD diễn ra khá tốt, quy mô tín dụng cá nhân ngày càng cao; rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân luôn ở tỷ lệ an toàn; việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được tăng cường và mang lại hiệu quả trong giai đoạn gần đây,... Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó chi nhánh vẫn gặp một số hạn chế. Do đó trong thời gian tới chi nhánh cần đổi mới và cải thiện một số khâu để có thể đưa hoạt động tín dụng cá nhân lên một bước phát triển mới cao hơn nữa. Góp phần vào công cuộc phát triển chung của HDBank Cần Thơ trong thời gian tới. Do hạn chế về thời gian, số liệu, kiến thức chuyên môn và hiểu biết về những diến biến của nền kinh tế tại địa bàn TP Cần Thơ và HDBank nên bài phân tích còn nhiều thiếu sót và chưa nêu được hết những nguyên nhân của những vấn đề phát sinh tại chi nhánh.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Hỗ trợ về mặt đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của cả ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ tín dụng cá nhân

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để các chi nhánh để đảm bảo hiệu quả hoạt động và chất lượng của chi nhánh.

6.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Hỗ trợ NH trong việc xét duyệt các hồ sơ liên quan đến các nghiệp vụ tín dụng của NH.

- Tạo điều kiện cho chi nhánh có thể giới thiệu quảng bá sản phẩm một các thuận lợi qua các phương tiện phát thanh truyền hình công cộng.

- Giúp thông tin đến các chi nhánh NH trên địa bàn tình hình kinh tế địa phương một cách nhanh chóng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước, 2009. Thông tư 15/2009/TT– NHNN. Hà Nội,

ngày 10 tháng 08 năm 2009.

2. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Thông tư 15/2010/TT– NHNN. Hà Nội,

ngày 16 tháng 06 năm 2010.

3. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư 02/2013/TT– NHNN. Hà Nội,

ngày 21 tháng 01 năm 2013.

4. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư 09/2014/TT– NHNN. Hà Nội,

ngày 18 tháng 03 năm 2014.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tái bản

lần thứ hai. Nhà xuất bản thống kê.

6. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất

bản giao thông vận tải.

7. Quốc hội, 2010. Luật số 47/2010/QH12: Luật các tổ chức tín dụng.

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010.

8. Thái An, 2014. Các doanh nghiệp lạc quan về kết quả kinh doanh 2014.<http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/22002502-cac- doanh-nghiep-lac-quan-ve-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-nam-2014.html>

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)