Lý thuyết về tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 25)

2.1.3.1 Khái niệm tín dụng cá nhân

TD cá nhân là một hình thức cấp TD, theo đó NH giao cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.

2.1.3.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân

- Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn. So với việc cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến NH với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của NH lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn TD cá nhân lớn.

- Các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt. Khách hàng cá nhân thường ít “nhạy cảm” với lãi suất, họ thường chỉ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. Do đó, khác với hầu hết các khoản cho vay kinh doanh lãi suất được điều chỉnh theo thị trường, lãi suất TD cá nhân thường được ấn định tại một mức nhất định. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tùy theo từng NH.

- Tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể song số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, NH phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.

- Tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao. Rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân cao hơn cho vay doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

+ Rủi ro về lãi suất. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, NH và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân.

+Về cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NH. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt… ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.

- Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản TD khác của NHTM. Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số lượng lớn, vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM.

2.1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân

TD cá nhân là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng của NH, góp phần đáng kể vào việc cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư. Vì vậy, TD cá nhân có các vai trò chủ yếu sau đây:

a) Đối với NH

- TD cá nhân giúp mở rộng kênh cho vay, tăng số lượng khách hàng, từ đó tăng doanh số cho vay và thu nợ.

- Do thời gian vay vốn thường ngắn nên vòng quay vốn nhanh, khả năng thu hồi nợ tăng.

b) Đối với khách hàng

- Đáp ứng nhu cầu về vốn của cá nhân và hộ gia đình nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư ngắn hạn.

- Đáp ứng nhu cầu về vốn của cá nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, tiện nghi như: nhà ở, phương tiện đi lại, du học,…

- Góp phần cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và chơi hụi đầy rủi ro vốn đã đi sâu vào hành vi, tập quán lâu đời của người dân, nhất là các đối tượng tiểu thương, nông dân, nội trợ,…

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân

a) Tổng dư nợ cá nhân trên vốn huy động (%, lần)

Chỉ số này xác định khả năng sử dụng VHĐ vào cho vay cá nhân của NH. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn VHĐ.

b) Hệ số thu nợ cá nhân (%)

Chỉ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của NH, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số càng cao được đánh giá càng tốt và ngược lại. NH có hệ số thu nợ gần bằng 100% tức là công tác thu hồi nợ của NH khá chất lượng.

c) Vòng quay vốn tín dụng cá nhân (vòng)

Tổng dư nợ cá nhân

trên VHĐ =

Tổng dư nợ cá nhân

VHĐ

Hệ số thu nợ

cá nhân =

Doanh số thu nợ cá nhân

x 100% Dư nợ cho vay cá nhân đến hạn

Vòng quay vốn tín

dụng cá nhân =

Doanh số thu nợ cá nhân

Dư nợ bình quân cho vay cá nhân

(2.2) (2.1)

(2.5) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Trong đó, dư nợ bình quân cho vay được tính theo công thức sau:

Dư nợ bình quân

cho vay cá nhân =

Dư nợ quí 1+ Dư nợ quí 2+ Dư nợ quí 3+ Dư nợ quí 4

4

d) Tỷ lệ nợ xấu cá nhân (%)

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng TD của NH, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng TD của NH càng cao, rủi ro của hoạt động TD càng thấp và ngược lại

e) Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân (%)

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu cá nhân =

Nợ xấu cá nhân

x 100% Tổng dư nợ cho vay cá nhân

Tỷ lệ nợ quá

hạn cá nhân =

Dư nợ cho vay quá hạn cá nhân

x 100% Tổng dư nợ cho vay cá nhân

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tại HDBank chi nhánh Cần Thơ

- Thu thập thông tin và tài liệu có liên quan đến hoạt động TD cá nhân của NH thông qua sách, báo, internet và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Có 2 hình thức so sánh chủ yếu:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆F = F1 – F0 Trong đó:

F0: Chỉ tiêu năm trước F1: Chỉ tiêu năm sau

∆F: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

Hình thức này để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu

∆F = 0 1 F F x 100 % – 100% Trong đó:

F0: Chỉ tiêu năm trước F1: Chỉ tiêu năm sau

Hình thức này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu qua các năm.

Ngoài ra còn có các kỹ thuật so sánh:

+ So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và xu hướng biến động giữa các kỳ của một chỉ tiêu.

+ So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu của từng kỳ.

- Phương pháp tỷ số: sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan đến hoạt động tín dụng cá nhân như: dư nợ cá nhân trên tổng VHĐ, hệ số thu nợ cá nhân, vòng quay vốn tín dụng cá nhân, tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân và tỷ lệ nợ xấu cá nhân.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1 Thông tin chung của ngân hàng

Được thành lập vào ngày 04/01/1990

Tên ban đầu là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh.

Tên đầy đủ hiện nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Tên viết tắt: HDBank

Trụ sở chính đặt tại: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng Vốn điều lệ hiện nay là 5.000 tỷ đồng Website: http://HDBank.com.vn

Điện thoại: (08) 62 915 916 – Fax: (08) 62 915 900

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

HDBank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, được thành lập từ ngày 04/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng.

Ngành nghề kinh doanh: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn với các hình thức gửi tiền không kỳ hạn; có kỳ hạn; chứng chỉ tiền gửi: tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển các tổ chức trong nước; vay vốn các tổ chức tín dụng; cho vay trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùng vốn liên doanh; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và nước ngoài; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài.

TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Long An… toàn bộ hoạt động của HDBank tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Sau nhiều đợt thanh tra chặt chẽ của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, HDBank đã hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát triển lành mạnh của một NHTMCP.

Đầu năm 2010, HDBank đã thể hiện rõ quyết tâm tiếp tục đổi mới cơ cấu quản trị ngân hàng thông qua việc bổ sung mạnh mẽ thành phần Hội đồng quản trị và ban điều hành, HDBank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ trong năm 2010.

Căn cứ Quyết định số 2096/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam, kể từ ngày 16/03/2012 HDBank chính thức đổi tên và giới thiệu hình ảnh logo thương hiệu với tên đầy đủ là Ngân Hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 21/06/2012, HDBank hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 3000 tỷ lên 5000 tỷ và ra mắt thương hiệu mới, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện của HDBank, giúp HDBank củng cố tiềm lực tài chính vững mạnh, định hướng phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích cho khách hàng, cổ đông, cán bộ nhân viên và cộng đồng xã hội.

Ngày 20/12/2013: thực hiện sáp nhập NH DaiABank vào NH TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 2687/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích lũy các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ… để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.

Đến cuối năm 2013 HDBank có gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh…

Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, cùng với sự cố gắng không ngừng của đội ngũ nhân viên năng nổ, nhiệt tình và sự lãnh đạo sáng suốt của

50 nhãn hiệu nổi tiếng, Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng), Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao tặng),… và quốc tế như: Thương hiệu uy tín

Đông Nam Á (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng), Giải thưởng

An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 - CSO ASEAN AWARDS (do

IDG trao tặng),…

3.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn

Trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng.

Sứ mệnh

Cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Giá trị cốt lõi

- Khách hàng là trọng tâm; hoạt động an toàn, chú trọng hiệu quả, rõ ràng và minh bạch

- Nhân sự xuất sắc và nỗ lực không ngừng - Hợp tác cùng phát triển với đối tác

- Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.2.1 Thông tin chung của ngân hàng

Tên viết tắt: HDBank Cần Thơ

Trụ sở của khi mới thành lập HDBank Cần Thơ: số 53, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Trụ sở hiện tại của HDBank Cần Thơ: số 162-162B Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với tiêu chí mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 27/07/2005

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)