Tình hình tín dụng cá nhân phân theo hình thức đảm bảo được thể hiện qua 2 bảng số liệu 4.9 và 4.10. Các loại hình cho vay cá nhân có thể phân ra thành 2 loại chính là cho vay có tài sản đảm bảo (thế chấp) và cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp). Trong giai đoạn từ năm 2011 đến cuối tháng 6
Bảng 4.17 Tình hình tín dụng cá nhân phân theo hình thức đảm bảo tại HDBank chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 102.657 100,00 130.674 100,00 170.806 100,00 28.017 27,29 40.132 30,71
Không đảm bảo 13.735 13,38 14.035 10,74 15.783 9,24 300 2,18 1.748 12,45 Có đảm bảo 88.922 86,62 116.639 89,26 155.023 90,76 27.717 31,17 38.384 32,91 Doanh số thu nợ 98.468 100,00 127.241 100,00 164.239 100,00 28.773 29,22 36.998 29,08 Không đảm bảo 9.750 9,90 13.861 10,89 20.175 12,28 4.111 42,16 6.314 45,55 Có đảm bảo 88.718 90,10 113.380 89,11 144.064 87,72 24.662 27,80 30.684 27,06 Dư nợ 47.814 100,00 51.247 100,00 57.814 100,00 3.433 7,18 6.567 12,81 Không đảm bảo 6.729 14,07 6.903 13,47 2.511 4,34 174 2,59 (4.392) (63,62) Có đảm bảo 41.085 85,93 44.344 86,53 55.303 95,66 3.259 7,93 10.959 24,71 Nợ quá hạn 2.235 100,00 3.567 100,00 2.690 100,00 1.332 59,60 (877) (24,59) Không đảm bảo 203 9,08 254 7,12 185 6,88 51 25,12 (69) (27,17) Có đảm bảo 2.032 90,92 3.313 92,88 2.505 93,12 1.281 63,04 (808) (24,39) Nợ xấu 980 100,00 1.100 100,00 943 100,00 120 12,24 (157) (14,27) Không đảm bảo 76 7,76 50 4,55 45 4,77 (26) (34,21) (5) (10,00) Có đảm bảo 904 92,24 1.050 95,45 898 95,23 146 16,15 (152) (14,48)
Bảng 4.18 Tình hình tín dụng cá nhân phân theo hình thức đảm bảo tại HDBank chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng, HDBank chi nhánh Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
4.2.3.1 Doanh số cho vay
DSCV của cả 2 hình thức cho vay này của chi nhánh trong giai đoạn này đều có dấu hiệu tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng nhanh chậm không đồng đều. Cụ thể:
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
Cho vay không có tài sản đảm bảo là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được đảm bảo bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Do không có tài sản đảm
Chỉ tiêu 6TĐ_2013 6TĐ_2014 6TĐ_2014 - Chênh lệch 6TĐ_2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 75.413 100,00 90.145 100,00 14.732 19,54
Không đảm bảo 7.953 10,55 15.076 16,72 7.123 89,56 Có đảm bảo 67.460 89,45 75.069 83,28 7.609 11,28 Doanh số thu nợ 74.626 100,00 71.561 100,00 (3.065) (4,11) Không đảm bảo 9.248 12,39 12.760 17,83 3.512 37,98 Có đảm bảo 65.378 87,61 58.801 82,17 (6.577) (10,06) Tổng dư nợ 52.034 100,00 76.398 100,00 24.364 46,82 Không đảm bảo 5.608 10,78 4.827 6,32 (781) (13,93) Có đảm bảo 46.426 89,22 71.571 93,68 25.145 54,16 Nợ quá hạn 1.875 100,00 1.745 100,00 (130) (6,93) Không đảm bảo 113 6,03 102 5,85 (11) (9,73) Có đảm bảo 1.762 93,97 1.643 94,15 (119) (6,75) Nợ xấu 542 100,00 830 100,00 288 53,14 Không đảm bảo 15 2,77 20 2,41 5 33,33 Có đảm bảo 527 97,23 810 97,59 283 53,70
không cao. Cụ thể trong năm 2012 DSCV tín chấp của khách hàng cá nhân đạt 14.035 triệu đồng, tăng 2,18% so với năm 2011, đến năm 2013 tiếp tục tăng thêm 12,45 so với năm trước, đạt 15.783 triệu đồng. Do tốc độ tăng khá chậm nên tỷ trọng cho vay tín chấp có xu hướng giảm dần trong số tổng. Đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ là 9,24%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế thường xuyên biến động, thu nhập của người dân không ổn định. Khiến chi nhánh phải hạn chế cho vay bằng tín chấp hơn các khoản cho vay có tài sản đảm bảo.
Do có nhiều hạn chế trong các khoản cho vay tín chấp nên trong giai đoạn này chi nhánh đã tập trung mở rộng quy mô các khoản cho vay có tài sản đảm bảo cụ thể nhằm thu được nguồn lợi an toàn hơn trong giai đoạn kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Các khoản cho vay có tài sản đảm bảo trong giai đoạn này có bước tăng trưởng cao. Cụ thể DSCV này trong năm 2011 là 88,922 triệu đồng, năm 2012 đạt 116.639 triệu đồng, năm 2013 là 155.023 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều trên 30%. Khoản mục cho vay này luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng DSCV cá nhân, tỷ trọng luôn đạt trên 88%. Đặc biệt trong năm 2013 đã đạt 90,76%. Cho vay có tài sản đảm bảo giúp chi nhánh có thể giải ngân với lượng vốn lớn cho khách hàng mà không phải chịu nhiều rủi ro do có tài sản thế chấp làm đảm bảo. Tăng cường cho vay khoản mục này cũng giúp chi nhánh sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và an toàn.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014
Từ đầu năm 2014 NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NH cho vay tín chấp, đẩy mạnh cho vay tín chấp đang là một trong những giải pháp mà NHNN đưa ra nhằm tăng cường tốc độ giải ngân trong năm 2014. Do đó khoản cho vay không cần tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân tại chi nhánh trong 6 tháng đầu năm có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, cụ thể đạt 15.076 triệu đồng, đã tăng 89,56% so với cùng kỳ năm trước. Với tỷ lệ tăng cao đã giúp khoản cho vay này chiếm tỷ trọng tăng khá nhiều 16,72% trong tổng DSCV. Đồng thời do chủ trương kích cầu tiêu dùng của địa phương buộc các NH phải cho vay tín chấp. Điều này cũng đồng nghĩa là NH cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có hệ thống quản lý rủi ro tốt nhằm tránh việc tăng cao của nợ xấu.
DSCV có tài sản thế chấp trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 75,069 triệu đồng, tăng 11,28% so với cùng kỳ năm 2013. Tốc độ tăng của khoản mục này chậm hơn tốc độ tăng của DSCV tổng nên tỷ trọng khoản mục cho vay có thế chấp đã giảm còn 83,28%, đã giảm 6,17 điểm % so với cùng kỳ năm 2013.
4.2.3.2 Doanh số thu nợ
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
Dựa theo bảng 4.9 ta thấy doanh số thu nợ của cả khoản mục cho vay tín chấp hay thế chấp đều tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm của 2 khoản thu nợ này thì khác nhau.
DSTN các khoản cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh trong giai đoạn này có tốc độ tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong lượng thu nợ tổng. Năm 2011 đạt 9,750 triệu đồng và tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trong năm 2012 là 42,16% và tốc tộ tăng trong năm 2013 là 45,55%. Do các khoản tín chấp thường có thời hạn ngắn, lúc xét duyệt hồ sơ cho vay chi nhánh rất chú trọng đến uy tín và tình hình tài chính của khách hàng nên tình hình nợ khó đòi sẽ ít xảy ra. Đồng thời do các khoản cho vay tín chấp chỉ có thời hạn ngắn và khách hàng phải trả góp trong từng tháng. Nên tỷ trọng DSTN tín chấp cũng tăng trong giai đoạn này, năm 2013 đã đạt 12,28%.
DSTN các khoản cho vay có tài sản đảm bảo có cũng đều tăng trưởng qua các năm. Thu hồi nợ đối với khoản vay này năm 2011 là 88.718 triệu đồng, đến năm 2012 thu nợ đạt 113.380 triệu đồng, tăng 27,8% so với năm trước. Đến năm 2013, con số này đạt 144.064 triệu đồng, đã tăng 27,06% so với năm 2012. DSTN này tăng là do các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thường có quy mô lớn, cán bộ tín dụng đặc biệt chú trọng vào các khoản vay này, đảm bảo công tác thu hồi nợ tốt góp phần luân chuyển vốn nhanh, nguồn vốn không bị ứ động gây tăng chi phí và giảm thu nhập cho chi nhánh. Tỷ trọng khoản thu nợ này có dấu hiệu giảm trong khoản thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, đến cuối năm 2013 chiếm 87,72%.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014
Trong 6 tháng đầu năm 2014, DSTN tín chấp đạt được 12.760 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 37,98%. Nguyên nhân có được kết quả này là do các khoản cho vay tín chấp trong thời gian gần đây thường áp dụng cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh và một số NH khác trong địa bàn TP Cần Thơ, đây là đối tượng có thu nhập ổn định nên đảm bảo cho việc thu hồi nợ. Từ đó giúp khoản thu nợ này chiếm tỷ trọng này một tăng
đầu năm 2014 khoản mục này chỉ còn 58.801 triệu đồng, đã giảm 6.577 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 10,06%) so với cùng kỳ. Do đó tỷ lệ DSTN này ở nữa đầu năm 2014 cũng chỉ còn chiếm 82,17%, đã giảm 5,44 điểm % so với cùng kỳ năm 2013.
Nhìn chung, DSTN cá nhân phân chia theo hình thức tín chấp và thế chấp cũng có một vài biến động, so với tốc đọ tăng của DSCV tín chấp thì DSTN tín chấp đã đạt tốc độ cao hơn. Nhưng tình hình DSCV thế chấp thì trái ngược lại đây sẽ là một nguy cơ lớn ảnh hưởng đến lượng dư nợ trong giai đoạn này.
4.2.3.3 Dư nợ
Nhìn chung qua các giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014 lượng dư nợ cho vay tín chấp có xu hướng chung là đang giảm, đồng thời các khoản cho vay có tài sản đảm bảo còn lại có lượng dư nợ tăng liên tục.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy dư nợ tín chấp có biến sự thay đổi qua các năm. So với năm 2011 thì dư nợ tín chấp năm đã tăng 2,59%. Nhưng đến năm 2013 đã giảm 63,62% so với năm 2012. Lượng dư nợ tín chấp được khống chế tốt và đã giảm trong giai đoạn này. Lý giải cho sự sụt giảm này là do tuy DSCV tín chấp ở những năm này đều tăng nhưng đồng thời lượng nợ thu về được cũng tăng cao (tốc độ tăng cao hơn DSCV) từ đó dẫn hiện tượng lượng dư nợ cho vay tín chấp giảm vào năm 2013. Sự biến đổi này đã khiến tỷ trọng khoản mục này dư nợ tổng càng giảm, từ khoản 13% đến 14% ở năm 2011, 2012 và đột ngột giảm chỉ còn 6,88% ở năm 2013
Lượng dư nợ cho vay thế chấp trong những năm này có bước tăng trưởng cả cơ cấu và tỉ lệ tăng trưởng. Cụ thể trọng năm 2012 con số này đạt 34.344 triệu đồng, tăng 7,93% so với năm trước đó. Đến năm 2013 tiếp tục tăng thêm 24,71% so với cùng kỳ năm trước, đạt 55.303 triệu đồng. Tốc độ tăng của dư nợ mảng cho vay này nhanh dần qua mỗi năm do như đã phân tích ở phần trên trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 tỷ lệ tăng của DSCV luôn lớn hơn
DSTN nên lượng dư mỗi năm ngày một lớn. Đồng thời do trong những năm
này NH vẫn đang tập trung chủ yếu cho vay các khoản có tài sản thế chấp nên dư nợ hàng năm vẫn tăng. Tỷ lệ dư nợ này luôn chiếm trên 85% qua năm.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014
Tình hình dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tương tự như giai đoạn trên. Tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp giảm và cho vay thế chấp tăng. Cụ thể Dư nợ tín chấp nửa đầu của năm 2014 đã giảm 781 triệu đồng, tương ứng
giảm 13,93% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời tỷ trọng khoản dư nợ này đã giảm từ 10,78% trong 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đang được cán bộ tín dụng tiến hành khá tốt.
Trái ngược với xu hướng biến động của dư nợ tín chấp trong giai đoạn này. Dư nợ thế chấp trong nửa đầu năm 2014 đã tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh là tăng 54,16% so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời dư nợ của các khoản vay thế chấp chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính đến hết tháng 6 năm 2012 đã đã chiếm 80,59%.
Cho vay có tài sản thế chấp luôn là lựa chọn an toàn cho chi nhánh. Vì vậy liên tục từ năm 2011 đến giữa đầu năm 2014 dư nợ khoản này đều tăng tăng.
4.2.3.4 Nợ quá hạn
Song song với việc mở rộng quy mô cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng phải được chú trọng phải được chú trọng. Nếu để phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa với lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đã bị giảm
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
Tuy với tỷ lệ dư nợ tín chấp cũng đạt tỷ lệ không nhỏ ở năm 2011 và năm 2012, nhưng nợ quá hạn của nhóm cho vay này tính từ năm 2011 đến năm 2013 đều chiếm tỷ lệ thấp (dưới 7%). Do các khoản cho vay tín chấp là các khoản nợ khi cho vay, NH không yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản. Nếu phát sinh nợ quá hạn thì NH có khả năng mất vốn rất cao. Do đó công tác cho vay tín chấp luôn được chi nhánh quan tâm sát sao từ khâu xét duyệt đến thu nợ. Trong năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm này đã tăng so với cùng kỳ năm 2011. Do trong những năm 2011, năm 2012 DSCV tín chấp tăng liên tục nhưng trong thời gian này thu nhập của một vài khách hàng không ổn định, đồng thời khách hàng có thái độ trì hoãn trong việc trả nợ. Đến năm 2013 tình hình đã lạc quan hơn khá nhiều, nợ quá hạn các khoản cho vay tín chấp đã có dấu hiệu suy giảm do đã chú trọng hơn trong công tác nghiên cứu khách hàng của mình. Từ đó có thể đánh giá khả năng chi trả của khách hàng tốt hơn.
tượng kinh doanh. Song song do đó có một vài cán bộ tín dụng cá nhân mới chưa có đủ kinh nghiệm trong việc thẩm định cho vay vốn, khả năng phân tích và nhận định khách hàng còn chưa tốt nên khiến một vài các khoản cho vay gặp tình trạng khó đòi được nợ khi đến hạn. Nhưng đến năm 2013 tình hình đã có sự thay đổi, lượng nợ quá hạn này đã giảm. Cụ thể đã giảm được 808 triệu (tương ứng mức giảm 24,39%) so với năm 2012. Do bằng các nghiệp vụ chuyên môn, tập thể cán bộ tín dụng cá nhân của chi nhánh cùng ban lãnh đạo đã có những biện pháp thu hồi nợ một cách hiệu quả hơn.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014
Qua bảng số liệu 4.18 ta thấy lượng nợ quá hạn phân theo hai hình thức đảm bảo đều có bước giảm trong 6 tháng năm 2014. Cụ thể so với cùng kỳ năm 2013, số nợ quá hạn từ cho vay tín chấp đã giảm nhẹ. Do lượng tín đến cuối tháng 6 năm 2014 cũng đã giảm so với cùng kỳ. Bên cạnh đó các khoản cho vay có tài sản thế chấp cũng giảm được nợ quá hạn so với cùng kỳ năm trước. Tuy là con số không lớn nhưng với tình hình dư nợ tăng thì đây là dấu hiệu đáng mừng ở giai đoạn này
4.2.3.5 Nợ xấu
Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng cá nhân phân chia theo hình thức đảm bảo được thể hiện rõ qua 2 bảng số liệu 4.9 và 4.10.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
Từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu phát sinh của các khoản nợ xấu cho vay tín chấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ (luôn dưới 10%) trong tổng lượng nợ xấu