3.1.1. Lịch sử hình thành
Quận Lai Vung được thành lập từ ngày 01/04/1916, thuộc tỉnh Vĩnh Long, do tách ra từ quận Sa Đéc, gồm có 2 tổng: An Phong với 7 làng, An Thới với 9 làng. Ngày 29/02/1924, quận Lai Vung thuộc tỉnh Sa Đéc, bao gồm 2 tổng: An Phong với 5 làng và An Thới với 8 làng.
Sau năm 1956, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn quận Lai Vung nhập vào tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập, địa bàn huyện Lai Vung ngày nay thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc lúc đó. Sau năm 1975, Lấp Vò là huyện của tỉnh Đồng Tháp, có 14 xã là: Long Hưng, Dương Hòa, Định Yên, Phong Hòa, Tân Thới, Bình Thành, Vĩnh Thạnh, Bình An Trung, Mỹ An Hưng, Tân Mỹ, Long Hậu, Phước Thành, Tân Khánh Trung, Hòa Thắng.
Ngày 27/12/1980, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 382/CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện như sau:
- Chia xã Bình An Trung thành hai xã Bình Thạnh Trung và xã Hội An Đông.
- Chia xã Hòa Thắng thành hai xã lấy tên là xã Hòa Long xã Long Thắng.
Ngày 05/01/1981, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 4-CP, đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng.
Ngày 06/03/1984, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 36-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính huyệ như sau:
- Chia xã Long Hưng thành 2 xã lấy hai tên là Long Hưng A và xã Long Hưng B.
- Chia xã Dương Hòa thành 2 xã lấy tên là Tân Dương và Hòa Thành. - Chia xã Định Yên thành 2 xã lấy tên là xã Định Yên và xã Định An. - Chia xã Phong Hòa thành 2 xã lấy tên là xã Phong Hòa và xã Định Hòa.
- Chia xã Tân Thới thành 2 xã lấy tên xã Vĩnh Thới và xã Tân Hòa. Ngày 27/09/1988, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 149-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính huyện như sau:
- Chia xã Mỹ An Hưng thành 2 xã lấy tên xã Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B.
- Chia xã Phước Thành thành 2 xã lấy tên là xã Tân Phước và xã Tân Thành.
Ngày 27/06/1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77-HĐBT, chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung. Huyện Lai Vung
28
có 11 xã Tân Dương, Hòa Thành, Long Thắng, Hòa Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa gồm 23.864 ha diện tích và 142.267 nhân khẩu, huyện lỵ đặt tại xã Hòa Long.
Năm 1999, thị trấn Lai Vung được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Hòa Long. Huyện Lai Vung có 12 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Lai Vung và 11 xã: An Phước, Long Hậu, Tân Dương, Hòa Thành, Hòa Long, Tân Thành, Long Thắng, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa.
Từ năm 2011 đến năm 2012, dân số trung bình đã tăng 933 người (từ 160.499 người năm 2011 lên 161.432 người năm 2012).
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện phía Tây Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, liền kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiêp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như: thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang). Mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi, đường huyện dài trên 100km đã được trải nhựa, các tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với quốc lộ 54 và 80.
- Phía Bắc giáp: huyện Lấp Vò
- Phía Nam giáp: huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) - Phía Tây giáp: sông Hậu
- Phía Đông giáp: thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành.
Bảng 3.1: Thống kê dân số các xã tại huyện Lai Vung năm 2012
Xã Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tân Dƣơng 15,64 11.342 726 Long Hậu 24,61 21.442 871 Tân Hòa 19,69 13.835 703 Định Hòa 17,31 9.938 574 Phong Hòa 32,07 18.093 564 Hòa Long 18,07 11.318 626 Tân Phƣớc 16,53 13.383 810 Hòa Thành 18,59 8.832 475 Tân Thành 17,72 15.949 900 Long Thắng 31,15 13.539 435 Vĩnh Thới 19,58 15.535 793 Thị trấn Lai Vung 7,48 8.226 1.100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung năm 2012
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế và một số tiềm năng phát triển huyện Lai Vung huyện Lai Vung
3.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế huyện Lai Vung
Huyện Lai Vung thuộc phía Nam tỉnh Đồng Tháp và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, kề
29
với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc của Tp Cần Thơ và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như Tp Cần Thơ, Tp Long Xuyên đây là một vị trí hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển huyện cho nhà. Những yếu tố trên đã tạo cho Lai Vung nhiều thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tthuc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Đi lên từ nông nghiệp với thế mạnh là sản xuất lúa gạo và cây ăn trái. Hàng năm, lượng lúa gạo cung cấp cho thị trường tiêu thụ là không nhỏ. Nếu năm 2010 diện tích gieo trồng lúa là 31.516 ha thì đến năm 2012 tăng lên 35.203 ha tương ứng với mức sản lượng tăng theo là 196.127 (năm 2010) lên 218.098 (năm 2012).
Bảng 3.2: Tình hình phát triển nông nghiệp 2010 – 2012
Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
2010 - 31.516 196.127
2011 1.359.747 34.694 219.314
2012 1.129.041 35.203 218.098
Nguồn: Niên giám thống kê 2012 Chi cục thống kê Lai Vung
Theo số liệu thống kê bảng trên thì giá trị giảm xuống còn 1.129.041 triệu đồng năm 2012 do sản lượng sụt giảm 1.216 tấn (năm 2011 là 219.314 tấn giảm còn 218.098 tấn năm 2012), nhưng diện tích thì lại tăng qua các năm. Năm 2010 là 31.516 ha, năm 2011 là 34.694 ha và đến năm 2012 đạt 35.203 ha. Diện tích gieo trồng tăng lên vì người dân được tập huấn kỹ thuật canh tác gieo trồng nhưng vẫn không chống lại được các dịch bệnh thiên tai nên làm sản lượng có phần giảm nhẹ kéo theo giá trị bán ra năm sau thấp hơnnăm trước.
3.1.3.2 Một số lợi thế về tiềm năng phát triển huyện Lai Vung
a) Tài nguyên đất đai
Đất đai ở huyện Lai Vung có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp nên phù hợp để sản xuất lương thực. Nhóm đất phù sa chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phèn chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, đất xám chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, còn lại là nhóm đất cát với tỷ lệ là 0,04% diện tích đất tự nhiên.
b) Tài nguyên khoáng sản
Về khoáng sản thì huyện Lai Vung không được thiên nhiên ưu ái, chủ yếu chỉ có cát xây dựng phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao nhưng đây lại là mặt hàng chiến lược của huyện trong xây dựng.
c) Tiềm năng du lịch
Thuộc vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, bốn mùa cây trái xanh tươi, nhiều ngành nghề truyền thống…nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, du lịch miệt vườn, du lịch tham quan mùa nước nổi, tham quan các làng nghề truyền thống. Để phát huy tiềm năng du lịch ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư khai thác du lịch, các ngành chức năng còn tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện nếp sống văn minh, hiếu khách. Để du khách đến với Lai Vung luôn có cảm giác hòa mình với thiên nhiên làng nghề nơi đây.
30
3.2. GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CÔNG HUYỆN LAI VUNG
3.2.1. Giới thiệu khái quát về ban quản lý
- Tên: Ban quản lý công trình Công cộng huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
- Trụ sở: thị trấn Lai Vung huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước
- Loại hình hoạt động: Dịch vụ công ích vệ sinh đô thị, công viên cây xanh.
- Hình thức hoạt động: hoạt động theo hình thức doanh nghiệp Nhà nước, hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động.
- Người đại diện: Nguyễn Thành Đẹp
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Phát triển từ tổ vệ sinh đường phố của huyện với công việc của các thành viên là thu gom rác ở chợ, khu dân cư, nhà dân làm theo hợp đồng với người dân. Đến năm 2004 Ban quản lý công trình công cộng được thành lập theo quyết định số 05/QĐ-UB.TL ngày 16 tháng 01 năm 2004 của ông Nguyễn Tấn Nhã – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung ký.
Hiện nay, Ban quản lý công trình công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy Ban nhân dân huyện Lai Vung – đơn vị hoạt động công ích trên lĩnh vực giao thông vận tải và công chánh (cây xanh, ánh sáng công cộng, vỉa hè, thoát nước, bến bãi, vệ sinh công cộng). Các hoạt động của Ban dựa vào hai hình thức là thuê bao và làm dịch vụ muốn đạt được yêu cầu phát triển của Ban đòi hỏi Ban phải có một tổ chức gọn nhẹ, năng động, tiếp thu tốt những cái mới trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, củng cố bộ máy tổ chức, giữ vững mối liên hệ cùng các cơ quan chức năng của huyện cũng như cần phải tìm kiếm sự ửng hộ của các phòng ban liên quan. Các thành viên trong Ban luôn cùng nhau phát triển, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng các phong trào vững mạnh mà trọng tâm là các hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn, thanh niên.
3.2.3. Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Ban quản lý công trình công cộng huyện Lai Vung
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý công trình công cộng huyện Lai Vung
Phó trƣởng ban
Tổ vệ sinh
Trƣởng ban
31
3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý công trình
3.2.4.1. Quyền lợi
- Quyền được tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh
- Quyền được tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Được đổi mới công nghệ trang thiết bị.
- Được tự xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư đơn giá, tiền lương trên đơn vị sản phẩm trên khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.
- Được tuyển dụng, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn và quyết định các hình thức trả lương cho người lao động theo quyết định của pháp luật và hiệu quả hoạt động của Ban.
- Quyền quản lý tài chính.
- Được sử dụng vốn và các quỹ của Ban để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.
- Được huy động vốn, vay vốn ngân hàng.
- Sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước, được quyền chia lợi nhuận cho lao động theo sự cống hiến của mỗi người vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.4.2. Nghĩa vụ
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề. - Bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của Ban và trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do Ban cung cấp.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định.
- Thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường của cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo.
- Thực hiện nộp thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.3. THỰC TRẠNG THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lai Vung tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, khí thải, nước thải, và một số chất thải khác, đang trong tình trạng báo động. Theo thống kê của Ban quản lý Công trình Công cộng mỗi ngày trên địa bàn của toàn huyện Lai Vung lượng rác thải được thu gom – vận chuyển – xử lý khoảng 80% lượng rác trên địa bàn. Còn lượng rác thải còn lại khoảng 20% chưa được thu gom và xử lý. Lượng rác thải chưa được xử lý này, hầu hết đều xả vào các kênh rạch, đổ đống ở đầu các con hẻm, hay vứt quanh nhà hoặc bỏ ngoài các cánh đồng. Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất.
32
Do ở nông thôn nên các chất thải sinh hoạt hàng ngày như nước thải, hay các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được tập trung vào một khu vực chủ yếu là chăn thả tự do, các chất thải trực tiếp ra môi trường hoặc xuống các dòng sông, kênh gạch làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn, bên cạnh đó các lò giết mỏ gia súc, gia cầm, các công ty, xí nghiệp vẫn lén lúc xả thải xuống các dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước. Một số khu vực khác nguồn nước bị nhiễm bẩn, nước đen, bốc mùi hôi rất khó chịu, người dân trong huyện đang thiếu nguồn nước sạch trầm trọng.
Các bãi rác thải sinh hoạt nếu để lâu ngày sẽ bị phân hủy hay bán phân hủy do các tác nhân môi trường như nắng mưa và bốc lên các khí độc hại và có mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, hay có loại rác thải trong đều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35o
C) sẽ có biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất, đi lại của các phương tiện giao thông thải ra một lượng lớn các loại khí thải không thể kiểm soát được.
Do chưa có hệ thống xử lý tập trung nên lượng rác thải, khí thải và các chất thải khác vẫn còn tràn lan trên địa bàn huyện Lai Vung, các hình thức xử lý chủ yếu là thả trực tiếp ra môi trường nên không thể kiểm soát được các tác hại của ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt.
CHƢƠNG 4
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN LAI VUNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP
33
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lai Vung tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và một số chất thải khác đang trong tình trạng báo động. Theo thống kê của Ban quản lý Công trình Công cộng mỗi ngày trên địa bàn của toàn huyện Lai Vung lượng rác thải được thu gom – vận chuyển – xử lý khoảng 80% lượng rác trên địa bàn. Còn lượng rác thải còn lại khoảng 20% chưa được thu gom và xử lý. Lượng rác thải chưa được xử lý này, hầu hết đều xả vào các kênh rạch, đổ đống ở đầu các con hẻm, hay vứt quanh nhà hoặc bỏ ngoài các cánh đồng. Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất.