Để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom rác thải ta sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố bằng phần mềm SPSS.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sẽ trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom rác thải được trình bày trong bảng 4.12
Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha
Nhân tố Hệ số tƣơng quan biến –
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại một biến
Phương tiện thu gom 0,517 0,850
Số lần thu gom 0,512 0,850
Giải quyết khiếu nại 0,709 0,828
Địa điểm tập trung bãi rác 0,619 0,840
Mức phí 0,598 0,841
Thái độ nhân viên 0,583 0,843
Thời gian thu gom hợp lý 0,663 0,834
Hiện trường sau thu gom 0,652 0,836
Cronbach’s Alpha = 0,858
Nguồn: kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha, 2013
Kiểm định độ tin cậy thang đo (kiểm định Cronbach’s Alpha) mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom rác trên địa bàn huyện Lai Vung với 8 biến thuộc 2 kích thước. Hệ số 0,8 < Cronbach’s Alpha = 0,858 < 1,0 chứng tỏ thang đo lường này là tốt (Peterson, 1994). Nếu xét hệ số tương quan biến - tổng thì không có yếu tố nào bị loại khỏi mô hình vì không có giá trị nhỏ hơn 0,3 (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Vì vậy, 8 biến đo lường sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
. 4.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải
4.5.3.1. Kiểm định ý nghĩ của mô hình nhân tố
Mô hình nhân tố được gọi là có ý nghĩa khi các nhân tố có sự tương quan cao với nhau thể hiện ở giá trị Sig. trong kiểm định Bartlet là rất nhỏ và giá trị KMO lớn hơn 0,5. Kết quả kiểm định Bartlet và KMO được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.12: KMO và Bartlet’s test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling dequacy. .769 Bartlett's Test of phericity Approx. Chi-Square 232.760
df 28
Sig. .000
Nguồn: Kết quả kiểm định KMO, 2013
Sử dụng phương pháp trích yếu tố thành phần chính (Principal
54
quan sát ban đầu, kết quả các biến quan sát có trọng số (factor loading) đều > tiêu chuẩn cho phép (> 0,3). Mặt khác, kiểm định Barlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05), đồng thời hệ số 0,5 < KMO = 0,769 < 1 chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến lại với nhau là thích hợp.
4.5.3.2. Nhóm các nhân tố
Qua phân tích nhân tố và xoay nhân tố theo phương pháp xoay Varimax, nghiên cứu đã nhóm được 2 nhân tố được trình bày ở bảng dưới đây. Nói cách khác, các yếu tố đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện Lai Vung có thể gom lại thành 2 nhân tố chính.
Bảng 4.13: Ma trận nhân tố sau khi xoay
Tên yếu tố Nhân tố
1 2
Phương tiện thu gom 0,848
Số lần thu gom 0,913
Giải quyết khiếu nại 0,728
Địa điểm tập trung bãi rác 0,691
Mức phí 0,733
Thái độ nhân viên 0,817
Thời gian thu gom hợp lý 0,806
Hiện trường sau khi thu gom 0,786
Phần trăm phƣơng sai của từng nhân tố (Eigenvalues) 1,396 Phƣơng sai tổng hợp của từng nhân tố (Cumulative %) 68,44
Nguồn:kết quả phân tích nhân tố, 2013
Kết quả chạy nhân tố sẽ loại ra biến nào có tương quan thấp (biến có hệ số tương quan < 0,5). Những biến có hệ số tương quan cao sẽ nhóm lại thành một nhóm (hệ số tương quan cao là biến có hệ số > 0,5). Qua bảng trên, ta nhận thấy rõ hơn yếu tố nào có tương quan cao với yếu tố nào tức là các yếu tố trong cùng một nhân tố sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau và đáp viên sẽ cảm nhận mức độ hài lòng qua các yếu tố này. Như vậy 8 biến quan sát được gom thành 2 nhóm nhân tố. Có 2 yếu tố được trích tại Eigenvalues là 1,272 (chọn Eigenvalue > 1) và eigenvalue cumulative % = 68,44%. Nghĩa là, khả năng sử dụng 2 yếu tố này để giải thích cho 8 biến quan sát ban đầu là 68,44%.
Sau khi tách được 2 nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom rác thải ta tiến hành phân nhóm và đặt tên nhóm cho các nhân tố ở bảng bên dưới:
55
Bảng 4.14: Phân nhóm và đặt tên các nhân tố
Nhân tố Biến Chỉ tiêu Tên nhóm
F1
X1 Hiện trường sau khi thu gom
Yếu tố ảnh hưởng đến thu gom
X2 Thời gian thu gom hợp lý X3 Thái độ nhân viên X4 Mức phí
X5 Địa điểm tập trung bãi rác
F2 X6 Giải quyết khiếu nại Phương thức thu gom X7 Số lần thu gom
X8 Phương tiện thu gom
Nguồn:kết quả phân tích nhân tố, 2013
4.5.3.3. Điểm nhân tố
Bảng ma trận hệ số nhân tố giúp ta lập được phương trình để tính trị số của các nhân tố. Đồng thời, thông qua giá trị hệ số của từng biến nhằm xác định được biến nào có ảnh hưởng lớn nhất đến từng nhân tố và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của Ban quản lý. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải.
Bảng 4.15: Ma trận hệ số nhân tố
Tên yếu tố Mã số Nhân tố
1 2
Hiện trường sau khi thu gom X1 0,268 Thời gian thu gom hợp lý X2 0,278
Thái độ nhân viên X3 0,314
Mức phí X4 0,257
Địa điểm tập trung rác X5 0,214
Giải quyết khiếu nại X6 0,308
Số lần thu gom X7 0,488
Phương tiện thu gom X8 0,441
Nguồn: kết quả phân tích nhân tố, 2013
Từ bảng hệ số nhân tố, ta lập được 2 phương trình tính giá trị 2 nhân tố như sau:
F1 =0,268X1 + 0,278X2 + 0,314X3 + 0,257X4 + 0,214X5 F2 = 0,308X6 + 0,488X7 + 0,441X8
* Nhân tố F1 – Nhân tố ảnh hưởng đến thu gom
Các đáp viên cho rằng các yếu tố như X1, X2, X3, X4, X5, là những yếu tố ảnh hưởng đến Nhân tố ảnh hưởng đến thu gom. Trong đó, nhân tố F1 bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi X3 (Thái độ nhân viên thu gom) có điểm nhân tố
56
cao nhất là 0,314. Chính vì thế mà Ban quản lý cần chú trọng đến việc tập huấn kỹ năng cho nhân viên. Biến X2 (Thời gian thu gom) là biến ảnh hưởng mạnh kế tiếp đối với quá trình công tác vệ sinh, với điểm nhân tố là 0,278. Biến X1 (Hiện trường sau thu gom) với điểm nhân tố là 0,268. Biến X4 (Mức phí) với điểm nhân tố là 0,257 và cuối cùng là biến X5 (Địa điểm tập trung rác) ảnh hưởng nhẹ nhất đến nhân tố chung F1 (0,214).
* Nhân tố F2 – Phương thức thu gom
Về nhân tố F2 là yếu tố X6, X7 và X8 (Giải quyết khiếu nại, Số lần thu gom và Phương tiện thu gom) với hệ số điểm 0,308, 0,488 và 0,441. Về phương tiện dùng để thu gom thì Ban quản lý đã có trang bị thêm nhưng chưa đủ do kinh phí có hạn. Bên cạnh đó, nhiều người dân ở khu vực gần chợ, khu đông dân họ mong muốn Ban quản lý sẽ tăng số lần thu gom rác trong ngày lên trên mức hiện tại (3 lần/ngày) để tránh có mùi khó chịu. Đây là điều mà Ban quản lý hết sức lưu ý, người dân trả tiền cho dịch vụ công tác vệ sinh thì phải đảm bảo rằng công tác vệ sinh phục vụ cho người dân phải hiệu quả, đồng thời phải quan tâm giải quyết thắc mắc liên quan đến rác thải mà người dân gặp phải để làm tăng khả năng hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom và xử lý rác thải.
-> Như vậy, qua quá trình phân tích nhân tố, ta thấy tất cả các yếu tố điều có mức ảnh hưởng khác nhau đối với mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Lai Vung. Tùy theo mức độ ảnh hưởng nặng, nhẹ mà ta đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng hiệu quả và tốt hơn để người dân ngày một hài lòng hơn nữa.
57
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Qua số liệu điều tra mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu gom rác của người dân huyện Lai Vung cho thấy vẫn còn khá nhiều đáp viên đánh giá là họ hoàn toàn không hài lòng và không hài lòng đối với dịch vụ thu gom rác hiện nay của Ban quản lý. Cụ thể hiện nay phần trăm đáp viên hoàn toàn không hài lòng với dịch vụ là 3,4%. Một trong những nguyên nhân làm cho đáp viên không hài lòng là do:
- Bãi rác khá xa nên chi phí vận chuyển lớn
- Chi phí từ ngân sách và từ thu phí không đủ để đầu tư trang thiết bị thu gom mới và xử lý rác thải được tốt để đảm bảo vệ sinh trong quá trình thu gom.
- Hiện nay nhân viên thu gom phần lớn là không được huấn luyện những kỹ năng cần thiết trong công tác thu gom, nên chưa đảm bảo được vệ sinh trong việc thu gom. Đó cũng là nguyên nhân làm cho hộ gia đình tham gia dịch vụ thu gom của Ban quản lý không hài lòng.
- Mặc khác đối với công nhân thu gom vì đây là công việc rất vất vả, khó khăn, luôn phải tiếp xúc với chất dơ bẩn, hôi thối và rất nguy hiểm đến sức khỏe, dù tiền lương có đảm bảo được cuộc sống của công nhân thu gom và gia đình họ những nếu có công việc nào tốt hơn họ sẵn sàng bỏ đi để làm công việc mới. Khi đó, Ban quản lý bắt buộc phải tuyển chọn công nhân mới hoặc tăng ca đối với công nhân thu gom khác, nhưng trong quá trình tuyển chọn công nhân mới hoặc tăng ca đối với công nhân khác thì phải trải qua khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian đó lượng rác thải của các hộ gia đình đã tham gia dịch vụ còn tồn đọng trong nhà, bắt buộc hộ gia đình tự xử lý bằng cách bỏ xuống kênh, rạch, bỏ ra ngoài đường, vỉa hè, quanh khu vực sinh sống,…dù hộ gia đình biết bỏ rác như vậy sẽ làm mất vẻ mỹ quan của đường phố, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh nhiều dịch bệnh nhưng không còn cách nào tốt hơn là phải làm như vậy.
- Do công việc khá cực nhọc, phương tiện làm việc thô sơ, và sự hạn chế về trình độ nên việc thu gom vận chuyển của nhân viên còn gặp nhiều khó khăn. Áp lực công việc đôi khi khiến họ mệt mỏi và thiếu thân thiện.
- Mặc khá do thiếu lực lượng thu gom rác nên việc phân bố thời gian thu gom rác ở tại các hộ gia đình vẫn còn hạn chế. Qua khảo thì một số đáp viên cho biết họ không hài lòng đối với thời gian thu gom, do thời gian thu gom rác quá ít, chỉ 1 lần/ngày nên không gom đủ hết rác. Từ những vấn đề trên cũng làm cho một số hộ gia đình đang tham gia dịch vụ cảm thấy không hài lòng đối với dịch vụ thu gom rác hiện nay của Ban quản lý.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VỆ SINH
1. Chính quyền huyện Lai Vung nên tuyên truyền cho người dân tích cực tham gia vào công tác thu gom, chỉ cho họ thấy được lợi ích từ việc tham gia dịch vụ thu gom rác thải bằng các kênh thông tin gần gũi và dễ hiểu. Trong đó, kênh thông tin bằng Tivi/Báo/Loa phát thanh được hầu hết các đáp viên đánh giá cao chiếm đến 39,7% và thông qua Ban quản lý công trình công
58
cộng là 31% vì thế đây là kênh thông tin cần được đầu tư đúng mức và thường xuyên nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường cũng như vận động họ nên tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể như:
- Cần bố trí thêm loa phát thanh vào buổi sáng để người dân theo dõi. - Tăng thời lượng phát sóng các chương trình về môi trường.
- Bên cạnh đó, việc nhắc nhở các hành vi vứt rác bừa bãi và tự mỗi người phải là tấm gương cho người khác noi theo. Vì thế các cơ quan chức năng và lãnh đạo khu vực cần tổ chức các buổi hội thảo hợp dân nhằm tuyên truyền về đường lối chính sách của chính quyền về bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải giúp người dân hiểu rõ tác hại từ ô nhiễm của rác thải và lấy ý kiến của họ về môi trường để có những phương hướng phục vụ tốt hơn.
- Có hình thức xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vứt rác bừa bãi. 2. UBND huyện cần hỗ trợ để Ban quản lý sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn cũng như trang bị thêm các thiết bị trong việc thu gom, vận chuyển rác thải được tốt, đồng thời đảm bảo được nguồn thu nhập cho tất cả các nhân viên của Ban quản lý để tất cả họ yên tâm làm việc vì sự nghiệp bảo vệ môi trường của huyện.
3. Ban quản lý cần có nhiều chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho công nhân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Có chế độ khen thưởng đối với những công nhân có hoạt động tích cực.
4. Công ty cần có biện pháp để nâng cao thu nhập nhằm tạo cuộc sống tốt hơn cho người lao động, ổn định đời sống trong công việc. Cần có những chế độ bảo hiểm y tế, xã hội nhằm chăm lo sức khỏe người lao động. Ngoài ra vì đây là công việc rất nguy hiểm đến sức khỏe của công nhân nên Ban quản lý cần có chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ, cung cấp tư trang an toàn cho sức khỏe cho công nhân như trang phục, khẩu trang, găng tay, xe thu gom có gắn động cơ chất lượng trong công tác thu gom. Tạo cho công nhân có sự yên tâm trong công việc và hợp tác lâu dài. Đồng thời cũng làm cho người dân ngày càng hài lòng hơn đối với dịch vụ.
5. Công ty nên bắt buộc công nhân phải che đậy thùng xe đựng rác trong quá trình thu gom, đồng thời cần thay thế những xe có thùng chứa không đảm bảo vệ sinh gây nên nhiễu nước rác, hôi thối bằng những xe có thùng chứa đảm bảo vệ sinh tốt hơn. Đặt thêm các thùng rác công cộng ở những nơi tập trung đông dân cư.
6. Cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào hoạt động địa điểm tập kết bãi rác ngoài khu dân cư với quy mô lớn và tránh gây ô nhiễm, hôi thối cho người dân sống gần đó.
7. Công ty nên huy động xe rửa đường đến xịt tại các địa điểm tập kết trung chuyển ngay sau khi tập kết, trung chuyển kết thúc để làm sạch khu vực này, tránh gây ô nhiễm môi trường tại địa điểm tập kết và khu vực lân cận, đảm bảo vệ sinh hiện trường sau khi thu gom
8. Công ty nên bố trí thời gian thu gom rác hợp lý theo nhu cầu của người dân ở khu vực trong khả năng Ban quản lý. Thời gian mà người dân hài lòng ở khoảng 17h-18h và 21h-22h.
9. Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện
59
và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì đây là dịch vụ công ích nên để thực hiện tốt những giải pháp đã đưa ra ở trên thì UBND huyện Lai Vung nói riêng và UBND tỉnh Đồng Tháp cần hỗ trợ, hợp tác tích cực với Ban quản lý trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó sẽ góp phần làm cho Ban quản lý phục vụ người dân ngày một tốt hơn và làm cho huyện Lai Vung ngày một xanh – sạch – đẹp.
60
CHƢƠNG 6