Thái độ của đáp viên về hành vi vứt rác

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải của ban quản lý công trình công cộng huyện lai vung, tỉnh đồng tháp. (Trang 42)

43

Có 91,4% đáp viên trả lời rằng khu vực mà họ sinh sống thì hành vi vứt rác không đúng nơi quy định đó diễn ra thường xuyên còn lại 8,6% họ cho rằng không có hành vi vứt rác bừa bãi. Điều này cho thấy ý thức của người dân còn tương đối kém, tình trạng bỏ rác bừa bãi vẫn đang diễn ra hằng ngày ở xung quanh khu vực mà chính họ đang sinh sống.

Có 91,4% Không

8,6%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.13: Hành vi vứt rác không đúng quy định

Từ nhận thức của đáp viên về hành vi thiếu văn hóa như thế, nhằm đánh giá thái độ của họ đối với hành vi này người phỏng vấn đã đưa ra câu hỏi nếu đáp viên bắt gặp hành vi vứt rác không đúng nơi quy định thì họ nghĩ thế nào về việc đó. Sau đây là thái độ của các đáp viên về hành vi vứt rác không đúng nơi quy định:

Bảng 4.7: Suy nghĩ của đáp viên đối với hành vi vứt rác bừa bãi

Hành vi vứt rác bừa bãi Tần số Tỷ trọng (%)

Mất mỹ quan 45 77,6

Có thể chấp nhận được 2 3,4

Không ý kiến 11 19

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Nhìn chung, đa phần các đáp viên đều có nhận thức về hành vi vứt rác không đúng nơi quy định là không thể chấp nhận (77,6%) vì gây ra ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan nơi sống, hơn nữa còn gây hại đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó có 19% họ nhận xét rằng hành vi này tuy là không đúng nhưng là bình thường vẫn xảy ra hằng ngày ai cũng làm như vậy và vì không có đủ thùng rác công cộng ở nhiều nơi, còn lại 3,4% thì chấp nhận việc vứt rác này có thể họ cũng chính là người từng vứt rác bừa bãi. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại và tương lai.

4.3.5. Tiếp cận nguồn thông tin liên quan đến rác thải

Để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề trên, thì họ cần được cung cấp đầy đủ thông tin và được hướng dẫn cách thức thực hiện. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì vấn đề thông tin tuyên truyền ngày càng phát triển và nhanh chóng như tivi, loa phát thanh, báo đài,

44

internet, hàng xóm bạn bè,…Về vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải sinh hoạt, hiện nay chúng ta chỉ được phổ biến thông tin vào một vài đợt cao điểm trong năm và việc tuyên truyền này chỉ mang tính chất thời điểm nên việc tiếp cận, nắm bắt và vận dụng thông tin trong người dân còn khá kém.

Có đến 65,5% đáp viên không nhận được thông tin tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải, còn 34,5% có nhận thông tin. Trong số đáp viên nhận được thông tin tuyên truyền, họ cho biết những thông tin mà họ được nghe như: Đổ rác đúng nơi quy định, vì một trái đất màu xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, hạn chế sử dụng bọc nilon, Môi trường là sự sống của Trái đất….Trong khi đó, một số đáp viên họ không nhớ được thông điệp của tuyên truyền viên hay các khẩu ngữ muốn gửi vì không gây được ấn tượng hay thông tin không rõ ràng. Điều này cho thấy, việc tuyên truyền cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng và việc nhận thông tin của đáp viên còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả.

Không 65,5% Có

34,5%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.14: Tỷ lệ ngƣời dân nhận đƣợc thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng liên quan đến rác thải

Qua quá trình phỏng vấn thì các đáp viên cho rằng họ đã tiếp cận các thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Sau đây là một số kênh thông tin được các đáp viên ghi nhận:

Bảng 4.8: Các kênh thông tin tiếp nhận

Các kênh thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Hàng xóm 17 29,3

Tuyên truyền viên 20 34,5 Ti vi, báo, loa phát thanh 41 70,7 Chính quyền địa phương 33 56,9

Ban quản lý 39 67,2

Tổng 150 258,6

45

Trong 34,5% đáp có nhận được thông tin tuyên truyền với 150 ý kiến tiếp cận kênh thông tin thì việc tiếp cận qua Tivi/báo/loa phát thanh chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 41 ý kiến vì đây là kênh thông tin mà người dân dễ tiếp cận nhất. Ngoài ra họ còn nhận được thông tin từ nhiều kênh khác như: Ban quản lý, Chính quyền địa phương, Tuyên truyền viên, Hàng xóm,..

Việc tiếp cận thông tin của các đáp viên thông qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau và nhiều người khác nhau nhưng việc truyền đạt thông tin có dễ dàng được tiếp thu và tác động mạnh đến mọi người lại là chuyện khác. Cho nên, cần phải xác định đâu là kênh thông tin tuyên truyền có hiệu quả nhất và ai là người có ảnh hưởng nhất có khả năng truyền thông tin dễ hiểu nhất nhằm có biện pháp tăng cường đầu tư và tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.

Ban quản lý 31%

Hàng xóm

6,9% Tuyên truyền viên 1,7%

Tivi 39,7%

Chính quyền 20,7%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.15: Kênh thông tin tuyên truyền có hiệu quả nhất

Từ việc khảo sát lấy ý kiến của các đáp viên thì họ cho rằng kênh có ảnh hưởng nhất để phổ biến thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải là Ti Vi, loa phát thanh với 39,7% ý kiến chấp nhận. Hiện nay, mỗi xã đều trang bị cho xã mình 1 đến 2 loa phát thanh, ti vi thì nhà nào cũng có. Đây cũng là kênh thông tin thường xuyên, gần gũi và có tác động mạnh vào nhận thức cũng như ý thức của mọi người. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền từ các Tuyên truyền viên, Hàng xóm bạn bè, Ban quản lý cũng có tác động không nhỏ đến việc phổ biến thông tin về bảo vệ môi trường đặc biệt là về vấn đề rác thải.

4.4. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ LỢI ÍCH TỪ DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

Tác giả tiến hành phỏng vấn đối với những hộ tham gia sử dụng dịch vụ thu gom rác thải của Ban quản lý công trình công cộng để đánh giá lợi ích từ việc tham gia dịch vụ này ở huyện Lai Vung, vì họ là người đánh giá chính xác nhất về những lợi ích mà dịch vụ đem lại. Đánh giá lợi ích của đáp viên từ việc thu gom rác thải hiện nay ở huyện Lai Vung là đánh giá lợi ích qua vấn đề về đời sống cũng như môi trường xung quanh . Qua cuộc điều tra phỏng vấn về đánh giá lợi ích của dịch vụ thu gom rác ở huyện Lai Vung. Ta có bảng số liệu sau:

46

Bảng 4.9: Mức độ nhận thức của các đáp viên về lợi ích từ việc thu gom

Vấn đề Điểm trung bình Ý nghĩa

Hạn chế ô nhiễm 3,81 Có ích Hạn chế dịch bệnh 3,88 Có ích Cảnh quang đẹp 3,93 Có ích Nếp sống văn minh 3,94 Có ích Hạn chế đổi khí hậu 4,02 Có ích Bảo vệ sức khỏe 4,14 Có ích

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Qua bảng trên cho thấy các đáp viên đều cho rằng dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Lai Vung như: Hạn chế ô nhiễm, Hạn chế dịch bệnh, Cảnh quang đẹp, Nếp sống văn minh, Hạn chế đổi khí hậu, Bảo vệ sức khỏe là có ích.

Hạn chế ô nhiễm môi trường: có 8,6% người cho rằng hoàn toàn không có lợi ích gì từ việc thu gom rác thải đem đến sự hạn chế ô nhiễm; 15,5% người cho rằng họ thấy bình thường; 37,9% người nói rằng họ thấy được sự lợi ích của dịch vụ thu gom rác thải của Ban quản lý; 32,8% người đánh giá rất lợi ích trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường mà dịch vụ đem lại và chỉ có 1 người thấy không lợi ích gì chiếm 5,2%.

Rất lợi ích 32,8% Lợi ích 37,9% Bình thường 15,5% Không 5,2% Hoàn toàn không

8,6%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

47

Hạn chế phát sinh dich bệnh: có 6,8% người cho rằng hoàn toàn không và không lợi ích trong vấn đề hạn chế dịch bệnh; 20,7% người thì họ cho rằng bình thường; đa phần là người dân đều biết lợi ích của dịch vụ thu gom rác thải chiếm 72,5%.

Không 3,4% Bình thường 20,7% Lợi ích 46,6% Hoàn toàn không

3,4%

Rất lợi ích 25,9%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.17: Mức độ hạn chế phát sinh dịch bệnh

Giúp cảnh quan đẹp hơn: có 5,1% người hoàn toàn không và không thấy lợi ích gì khi sử dụng dịch vụ thu gom rác để giúp cảnh quan đẹp hơn; 22,4% người cho rằng cảnh quan vẫn bình thường; 43,1% người đánh giá là lợi ích của dịch vụ làm cải thiện cảnh quan môi trường và 29,3% người thì cho rằng rất lợi ích. Lợi ích 43,1% Bình thường 22,4% Không 1,7% Rất lợi ích 29,3%

Hoàn toàn không 3,4%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

48

Thể hiện nếp sống văn minh: có 39,7% người dân cho rằng lợi ích từ dịch vụ thu gom rác thải là thể hiện nếp sống văn minh; 34,5% người thì cho là rất lợi ích trong việc thể hiện nếp sống văn minh khi dịch vụ thu gom rác thải được cung cấp; 17,2% người thì đánh giá là không biết hay không quan tâm đến và 8,6% người thì họ hoàn toàn không và không thấy lợi ích.

Không 3,4% Bình thường 17,2% Lợi ích 39,7% Hoàn toàn không

5,2%

Rất lợi ích 34,5%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.19: Mức độ thể hiện nến sống văn minh

Hạn chế thay đổi khí hậu: có 41,4% người dân cho rằng lợi ích từ dịch vụ thu gom rác thải là hạn chế thay đổi khí hậu; 36,2% người thì cho là rất lợi ích trong việc hạn chế thay đổi khí hậu khi dịch vụ thu gom rác thải được cung cấp; 13,8% người thì đánh giá là không biết hay không quan tâm và 8,6% người thì họ hoàn toàn không và không thấy lợi ích.

Lợi ích 41,4% Bình thường 13,8% Không 5,2% Hoàn toàn không

3,4%

Rất lợi ích 36,2%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

49

Bảo vệ sức khỏe: có 51,7% người dân cho rằng lợi ích từ dịch vụ thu gom rác thải là bảo vệ được sức khỏe của người dân; 32,8% người thì cho là rất lợi ích trong việc bảo vệ được sức khỏe; 13,8% người thì đánh giá là bình thường hay không quan tâm và 1,7% người thì họ hoàn toàn không.

Lợi ích 51,7% Bình thường 13,8% Rất lợi ích 32,8%

Hoàn toàn không 1,7%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.21: Mức độ bảo vệ sức khỏe

4.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG HUYỆN LAI VUNG

4.5.1. Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Trong cuộc phỏng vấn đáp viên sẽ trả lời những câu hỏi mà phỏng vẫn viên đặt ra nhằm tìm hiểu thời gian mà họ tham gia sử dụng dịch vụ thu gom của Ban quản lý công trình công cộng huyện Lai Vung

Bảng 4.10: Thời gian tham gia dịch vụ

Đvt: năm

Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%)

Từ 1 đến 4 năm 31 53,4

Từ 5 đến 9 năm 25 43,1

Từ 10 năm trở lên 2 3,4

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Khoảng thời gian từ 1 đến 4 năm là khung thời gian mà hộ gia đình tham gia dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của Ban quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất 53,4%, kế tiếp là 43,1% từ 5 đến 9 năm, còn lại 3,4% là từ 10 năm trở lên.

Từ những hộ gia đình có tham gia dịch vụ, khi các đáp viên được hỏi có hài lòng với chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải như thế nào? Sau đây là tổng hợp ý kiến về mức độ hài lòng của đáp viên đối với dịch vụ:

50

Hoàn toàn không 3,4% Trung bình 27,6% Hài lòng 65,5% Rất hài lòng 3,4%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.22: Mức độ hài lòng của đáp viên đối với dịch vụ

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đáp viên hài lòng với chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý rác thải của Ban quản lý công trình công cộng huyện Lai Vung chiếm 65,5%, 27,6% là tỷ lệ đáp viên đánh giá là trung bình; 3,4% đáp viên thấy rất hài lòng, và khoảng 3,4% đáp viên cho rằng hoàn toàn không. Cho thấy công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện được thực hiện tương đối tốt.

Phương tiện thu gom: có 37,9% đáp viên đánh giá là bình thường, 39,7% là hài lòng và 13,8% thì họ rất hài lòng về phương tiện thu gom rác thải của Ban quản lý công trình công cộng. Bên cạnh đó, còn một số đáp viên cho rằng phương tiện thu gom vẫn còn tthô sơ và gây mùi hôi nên có 8,6% là hoàn toàn không và không hài lòng.

Trung bình 37,9%

Hài lòng 39,7%

Hoàn toàn không

1,7% Không 6,9% Rất hài lòng

13,8%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

51

Số lần thu gom rác trong ngày: không có đáp viên nào là hoàn toàn không hài lòng với số lần thu gom rác trong ngày; có 8,6% đáp viên thì không hài lòng với số lần thu gom rác này; đa số người dân thấy bình thường với số lần thu gom rác (chiếm 34,5%); 43,1% người hài lòng với số lần thu gom rác của Ban quản lý; có 13,8% đáp viên rất hài lòng.

Không 8,6% Rất hài lòng 13,8% Trung bình 34,5% Hài lòng 43,1%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.24: Mức độ hài lòng về số lần thu gom rác thải

Giải quyết khiếu nại: Với tỷ trọng 39,7% các đáp viên cho rằng vấn đề giải quyết khiếu nại liên quan đến rác thải là trung bình hoặc không có ý kiến, 37,9% hài lòng và 13,8% rất hài lòng. Tuy nhiên, có 8,6% đáp viên cho rằng không hài lòng do trong quá trình thu gom rác còn một số vấn đề chưa tốt nên người dân muốn đóng góp ý kiến hoặc khiếu nại để dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Rất hài lòng 13,8% Không 8,6% Trung bình 39,7% Hài lòng 37,9%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

52

Địa điểm tập trung rác: về việc đánh giá của đáp viên đối với địa điểm tập trung rác hiện nay có 46,6% đánh giá hài lòng, 17,2% thì rất hài lòng và 24,1% cho rằng địa điểm tập trung rác hiện nay chỉ ở mức trung bình. Còn lại một số ít đáp viên cho rằng không hài lòng và hoàn toàn không với tỷ lệ tương ứng là 5,2% và 6,9%. Do địa điểm tập trung rác nằm ở khu vực khá đông nhà dân sống gây ô nhiễm môi trường, mất vẻ mỹ quan.

Trung bình 24,1% Không

5,2% Hoàn toàn không

6,9%

Rất hài lòng 17,2%

Hài lòng 46,6%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.26: Mức độ hài lòng về địa điểm trập trung rác

Mức phí bỏ ra: mức phí hiện nay đa số các hộ đóng cho công tác vệ sinh là 20.000 vnđ/tháng tương đối phù hợp với thu nhập hàng tháng của hộ gia đình hiện nay. Vì thế mà hầu hết đáp viên cho rằng mức giá hiện nay phù hợp nên có 45% đáp viên hài lòng, 26,7% rất hài lòng, và 23,3% là trung bình. Còn lại 3,3% và 1,7% đáp viên đánh giá là hoàn toàn không hài lòng và không hài lòng.

Hài lòng 50%

Trung bình 25,9% Hoàn toàn không

1,7% Rất hài lòng

22,4%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

53

4.5.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom rác thải ta sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải của ban quản lý công trình công cộng huyện lai vung, tỉnh đồng tháp. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)