Đánh giá mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác tại nơi ngườ

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải của ban quản lý công trình công cộng huyện lai vung, tỉnh đồng tháp. (Trang 39)

40

Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một vấn đề mới được được ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó là một vấn đề cần được sự quan tâm của cả cộng đồng về tình trạng vứt rác bừa bãi, ảnh hưởng không chỉ đến môi trường, làm mất vẻ mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Qua hình bên dưới ta thấy

Bảng 4.2: Đánh giá mức độ quan trọng việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Ý kiến Tần số Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn không quan trọng 0 0,00

Không quan trọng 3 5,20

Bình thường 12 20,7

Quan trọng 33 56,9

Rất quan trọng 20 17,2

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Việc thu gom xử lý rác thải không phải là ngành nghề mới mẻ nhưng thiếu thì môi trường nguy hại nghiêm trọng vì thế không ai cho rằng việc thu gom rác thải là hoàn toàn không quan trọng, chỉ một số ít người không quan trọng việc thu gom này (chiếm 5,2%), 74,1% người dân coi trọng việc thu gom đề môi trường được sạch đẹp tránh nhiều loại bệnh và tạo không khí trong lành.

4.3.3. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của ngƣời dân

4.3.3.1. Xử lý rác thải sinh hoạt

Trước khi tìm hiểu về cách xử lý rac thải của từng hộ dân ra sao, ta xem xét qua tình hình ô nhiễm do rác thải mà các đáp viên tự đánh giá và được thể hiện bảng bên dưới:

Bảng 4.3: Mức độ ô nhiễm hiện nay ở huyện Lai Vung

Mức độ ô nhiễm Tần số Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn không nghiêm trọng 6 10,3

Không nghiêm trọng 10 17,2

Bình thường 17 29,3

Nghiêm trọng 25 43,1

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Tuy là vùng kinh chưa phát triển mạnh, khu công nghiệp không nhiều cũng như cơ sở hạ tầng chưa thật sự tốt nhưng tình trạng ô nhiễm do rác thải được người dân đánh giá ở mức nghiêm trọng với 43,1%, đây là những ý kiến phản ánh từ người dân nên các cấp lãnh đạo địa phương và ban quản lý công trình công cộng cần quan tâm đề ra cách khắc phục có hiệu quả.

Qua khảo sát thực tế, các hộ gia đình có cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của mình cũng khá nhiều hình thức có 51,7% người dân để trước nhà cho nhân viên vệ sinh đến gom, 60,3% người dân mang ra để vào thùng rác công cộng và 17,2% thì đào hố chôn hoặc họ sẽ đốt định kỳ tuần một lần. Qua đó cho thấy người dân có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường và có cách xử lý hợp lý để bảo vệ môi trường đô thị. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người chưa ý thức được mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải nên có cách

41

xử lý rác không hợp lý là vứt rác ở gần nhà chiếm tỷ lệ 13,8%. Do gần nhà họ có con mương hay hồ đã cạn nước vì thế đã trở thành nơi tập trung rác của gia đình. Nhưng cách xử lý này dễ gay ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hại.

Bảng 4.4: Cách xử lý rác thải sinh hoạt của đáp viên

Cách xử lý rác thải sinh hoạt Tần số Tỷ lệ (%)

Để trước nhà, nhân viên vệ sinh đến gom 30 51,7

Để vào thùng rác công cộng 35 60,3

Vứt rác ở gần nhà 8 13,8

Đào hố chôn, đốt 10 17,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 83 143,1

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

4.3.3.2. Số lượng rác thải

Số lượng trung bình rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường ngày càng tăng lên do hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người càng cao. Qua bảng bên dưới cho thấy số lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình mức 2 kg/ngày là 72,4%, từ 2 đến dưới 4 kg với tỷ lệ 25,9%, từ 4 đến dưới 6 kg là 1,7% và. Tuy số lượng rác thải hằng ngày dưới 2 kg không phải lớn nhưng phải xử lý gọn gàn nếu không thì cũng nguy hại không nhỏ đến môi trường vì chúng chiếm phần trăm khá lớn.

Bảng 4.5: Số lƣợng rác thải phát sinh từ hộ gia đình trong ngày

Số lƣợng rác thải phát sinh Tần số Tỷ lệ (%)

Dưới 2 kg 42 72,4

Từ 2 đến dưới 4 kg 15 25,9

Từ 4 đến dưới 6 kg 1 1,70

Trên 6 kg 0 0,00

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

42

Về thái độ phân loại rác tại nhà thì thấy rằng đa số đáp viên không phân loại rác trước khi bỏ đi chiếm tỷ trọng 60,3%, còn lại là 39,7% thì có phân loại. Được hỏi thì có nhiều ý kiến cho rằng: họ không có thời gian rảnh để phân loại nên để chung vào thùng rác cho nhân viên vệ sinh đến thu gom, còn một số đáp viên thì có phân loại thì họ chú tâm đến những loại rác có thể bán ve chai.

Có 39,7%

Không 60,3%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.12: Phân loại rác của đáp viên

4.3.3.4. Sử dụng rác tái chế

Nhìn vào bảng bên dưới thì phần lớn người dân sử dụng rác tái chế chủ yếu để bán ve chai lấy tiền nên chiếm tỷ lệ khá cao là 86,2%. Ngoài lợi ích về kinh tế thì việc tái sử dụng trong gia đình cũng được họ quan tâm, tỷ lệ này chiếm tới 39,7%, cuối cùng chấp nhận phân loại rác để cho người khác sử dụng chiếm 19%. Một số loại rác tái chế như: sách vỡ cũ, quần áo cũ vẫn còn sử dụng được nhưng hộ gia đình không sử dụng nữa họ đem cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc trại trẻ mồ côi, nhà từ thiện, v.v.

Bảng 4.6: Cách sử dụng rác tái chế của đáp viên

Cách sử dụng rác tái chế của đáp viên Tần số Tỷ lệ (%)

Bán ve chai 50 86,2

Cho người khác sử dụng 11 19 Tái dùng lại trong nhà 23 39,7

Tổng 84 144,8

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

43

Có 91,4% đáp viên trả lời rằng khu vực mà họ sinh sống thì hành vi vứt rác không đúng nơi quy định đó diễn ra thường xuyên còn lại 8,6% họ cho rằng không có hành vi vứt rác bừa bãi. Điều này cho thấy ý thức của người dân còn tương đối kém, tình trạng bỏ rác bừa bãi vẫn đang diễn ra hằng ngày ở xung quanh khu vực mà chính họ đang sinh sống.

Có 91,4% Không

8,6%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.13: Hành vi vứt rác không đúng quy định

Từ nhận thức của đáp viên về hành vi thiếu văn hóa như thế, nhằm đánh giá thái độ của họ đối với hành vi này người phỏng vấn đã đưa ra câu hỏi nếu đáp viên bắt gặp hành vi vứt rác không đúng nơi quy định thì họ nghĩ thế nào về việc đó. Sau đây là thái độ của các đáp viên về hành vi vứt rác không đúng nơi quy định:

Bảng 4.7: Suy nghĩ của đáp viên đối với hành vi vứt rác bừa bãi

Hành vi vứt rác bừa bãi Tần số Tỷ trọng (%)

Mất mỹ quan 45 77,6

Có thể chấp nhận được 2 3,4

Không ý kiến 11 19

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Nhìn chung, đa phần các đáp viên đều có nhận thức về hành vi vứt rác không đúng nơi quy định là không thể chấp nhận (77,6%) vì gây ra ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan nơi sống, hơn nữa còn gây hại đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó có 19% họ nhận xét rằng hành vi này tuy là không đúng nhưng là bình thường vẫn xảy ra hằng ngày ai cũng làm như vậy và vì không có đủ thùng rác công cộng ở nhiều nơi, còn lại 3,4% thì chấp nhận việc vứt rác này có thể họ cũng chính là người từng vứt rác bừa bãi. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại và tương lai.

4.3.5. Tiếp cận nguồn thông tin liên quan đến rác thải

Để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề trên, thì họ cần được cung cấp đầy đủ thông tin và được hướng dẫn cách thức thực hiện. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì vấn đề thông tin tuyên truyền ngày càng phát triển và nhanh chóng như tivi, loa phát thanh, báo đài,

44

internet, hàng xóm bạn bè,…Về vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải sinh hoạt, hiện nay chúng ta chỉ được phổ biến thông tin vào một vài đợt cao điểm trong năm và việc tuyên truyền này chỉ mang tính chất thời điểm nên việc tiếp cận, nắm bắt và vận dụng thông tin trong người dân còn khá kém.

Có đến 65,5% đáp viên không nhận được thông tin tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải, còn 34,5% có nhận thông tin. Trong số đáp viên nhận được thông tin tuyên truyền, họ cho biết những thông tin mà họ được nghe như: Đổ rác đúng nơi quy định, vì một trái đất màu xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, hạn chế sử dụng bọc nilon, Môi trường là sự sống của Trái đất….Trong khi đó, một số đáp viên họ không nhớ được thông điệp của tuyên truyền viên hay các khẩu ngữ muốn gửi vì không gây được ấn tượng hay thông tin không rõ ràng. Điều này cho thấy, việc tuyên truyền cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng và việc nhận thông tin của đáp viên còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả.

Không 65,5% Có

34,5%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.14: Tỷ lệ ngƣời dân nhận đƣợc thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng liên quan đến rác thải

Qua quá trình phỏng vấn thì các đáp viên cho rằng họ đã tiếp cận các thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Sau đây là một số kênh thông tin được các đáp viên ghi nhận:

Bảng 4.8: Các kênh thông tin tiếp nhận

Các kênh thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Hàng xóm 17 29,3

Tuyên truyền viên 20 34,5 Ti vi, báo, loa phát thanh 41 70,7 Chính quyền địa phương 33 56,9

Ban quản lý 39 67,2

Tổng 150 258,6

45

Trong 34,5% đáp có nhận được thông tin tuyên truyền với 150 ý kiến tiếp cận kênh thông tin thì việc tiếp cận qua Tivi/báo/loa phát thanh chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 41 ý kiến vì đây là kênh thông tin mà người dân dễ tiếp cận nhất. Ngoài ra họ còn nhận được thông tin từ nhiều kênh khác như: Ban quản lý, Chính quyền địa phương, Tuyên truyền viên, Hàng xóm,..

Việc tiếp cận thông tin của các đáp viên thông qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau và nhiều người khác nhau nhưng việc truyền đạt thông tin có dễ dàng được tiếp thu và tác động mạnh đến mọi người lại là chuyện khác. Cho nên, cần phải xác định đâu là kênh thông tin tuyên truyền có hiệu quả nhất và ai là người có ảnh hưởng nhất có khả năng truyền thông tin dễ hiểu nhất nhằm có biện pháp tăng cường đầu tư và tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.

Ban quản lý 31%

Hàng xóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6,9% Tuyên truyền viên 1,7%

Tivi 39,7%

Chính quyền 20,7%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.15: Kênh thông tin tuyên truyền có hiệu quả nhất

Từ việc khảo sát lấy ý kiến của các đáp viên thì họ cho rằng kênh có ảnh hưởng nhất để phổ biến thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải là Ti Vi, loa phát thanh với 39,7% ý kiến chấp nhận. Hiện nay, mỗi xã đều trang bị cho xã mình 1 đến 2 loa phát thanh, ti vi thì nhà nào cũng có. Đây cũng là kênh thông tin thường xuyên, gần gũi và có tác động mạnh vào nhận thức cũng như ý thức của mọi người. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền từ các Tuyên truyền viên, Hàng xóm bạn bè, Ban quản lý cũng có tác động không nhỏ đến việc phổ biến thông tin về bảo vệ môi trường đặc biệt là về vấn đề rác thải.

4.4. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ LỢI ÍCH TỪ DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

Tác giả tiến hành phỏng vấn đối với những hộ tham gia sử dụng dịch vụ thu gom rác thải của Ban quản lý công trình công cộng để đánh giá lợi ích từ việc tham gia dịch vụ này ở huyện Lai Vung, vì họ là người đánh giá chính xác nhất về những lợi ích mà dịch vụ đem lại. Đánh giá lợi ích của đáp viên từ việc thu gom rác thải hiện nay ở huyện Lai Vung là đánh giá lợi ích qua vấn đề về đời sống cũng như môi trường xung quanh . Qua cuộc điều tra phỏng vấn về đánh giá lợi ích của dịch vụ thu gom rác ở huyện Lai Vung. Ta có bảng số liệu sau:

46

Bảng 4.9: Mức độ nhận thức của các đáp viên về lợi ích từ việc thu gom

Vấn đề Điểm trung bình Ý nghĩa

Hạn chế ô nhiễm 3,81 Có ích Hạn chế dịch bệnh 3,88 Có ích Cảnh quang đẹp 3,93 Có ích Nếp sống văn minh 3,94 Có ích Hạn chế đổi khí hậu 4,02 Có ích Bảo vệ sức khỏe 4,14 Có ích

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Qua bảng trên cho thấy các đáp viên đều cho rằng dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Lai Vung như: Hạn chế ô nhiễm, Hạn chế dịch bệnh, Cảnh quang đẹp, Nếp sống văn minh, Hạn chế đổi khí hậu, Bảo vệ sức khỏe là có ích.

Hạn chế ô nhiễm môi trường: có 8,6% người cho rằng hoàn toàn không có lợi ích gì từ việc thu gom rác thải đem đến sự hạn chế ô nhiễm; 15,5% người cho rằng họ thấy bình thường; 37,9% người nói rằng họ thấy được sự lợi ích của dịch vụ thu gom rác thải của Ban quản lý; 32,8% người đánh giá rất lợi ích trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường mà dịch vụ đem lại và chỉ có 1 người thấy không lợi ích gì chiếm 5,2%.

Rất lợi ích 32,8% Lợi ích 37,9% Bình thường 15,5% Không 5,2% Hoàn toàn không

8,6%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

47

Hạn chế phát sinh dich bệnh: có 6,8% người cho rằng hoàn toàn không và không lợi ích trong vấn đề hạn chế dịch bệnh; 20,7% người thì họ cho rằng bình thường; đa phần là người dân đều biết lợi ích của dịch vụ thu gom rác thải chiếm 72,5%.

Không 3,4% Bình thường 20,7% Lợi ích 46,6% Hoàn toàn không

3,4%

Rất lợi ích 25,9%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.17: Mức độ hạn chế phát sinh dịch bệnh

Giúp cảnh quan đẹp hơn: có 5,1% người hoàn toàn không và không thấy lợi ích gì khi sử dụng dịch vụ thu gom rác để giúp cảnh quan đẹp hơn; 22,4% người cho rằng cảnh quan vẫn bình thường; 43,1% người đánh giá là lợi ích của dịch vụ làm cải thiện cảnh quan môi trường và 29,3% người thì cho rằng rất lợi ích. Lợi ích 43,1% Bình thường 22,4% Không 1,7% Rất lợi ích 29,3%

Hoàn toàn không 3,4%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

48

Thể hiện nếp sống văn minh: có 39,7% người dân cho rằng lợi ích từ dịch vụ thu gom rác thải là thể hiện nếp sống văn minh; 34,5% người thì cho là rất lợi ích trong việc thể hiện nếp sống văn minh khi dịch vụ thu gom rác thải được cung cấp; 17,2% người thì đánh giá là không biết hay không quan tâm đến và 8,6% người thì họ hoàn toàn không và không thấy lợi ích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không 3,4% Bình thường 17,2% Lợi ích 39,7% Hoàn toàn không

5,2%

Rất lợi ích 34,5%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.19: Mức độ thể hiện nến sống văn minh

Hạn chế thay đổi khí hậu: có 41,4% người dân cho rằng lợi ích từ dịch vụ thu gom rác thải là hạn chế thay đổi khí hậu; 36,2% người thì cho là rất lợi ích trong việc hạn chế thay đổi khí hậu khi dịch vụ thu gom rác thải được cung cấp; 13,8% người thì đánh giá là không biết hay không quan tâm và 8,6% người thì họ hoàn toàn không và không thấy lợi ích.

Lợi ích 41,4% Bình thường 13,8% Không 5,2% Hoàn toàn không

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải của ban quản lý công trình công cộng huyện lai vung, tỉnh đồng tháp. (Trang 39)