Tăng cường tiếp xúc, nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 70 - 75)

3. Thương mại, dịch vụ

2.2.6. Tăng cường tiếp xúc, nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, thì việc quan tâm đến những vấn đề phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và cũng là biện pháp hữu hiệu để cải thiện môi trường đầu tư hay còn gọi là chăm sóc và nuôi dưỡng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu nguyện vọng và giải quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp rất mong được tiếp xúc với các cơ quan quản lý trong việc giải quyết các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp, để giải quyết vấn đề này các sở ban ngành cần thực hiện việc gần gũi hơn nữa đồng thời xây dựng chuyên mục hỏi đáp trực tuyến giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

- Quan tâm giải quyết sớm những vấn đề phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp: Các cấp chính quyền cần chú ý tới giải quyết các vấn đề hàng ngày của doanh nghiệp. Sau cấp phép đầu tư các vấn đề đó trở nên bức xúc đối với doanh nghiệp, các vấn đề điện nước, an ninh, phòng cháy chữa cháy, thủ tục xây dựng, các vấn đề liên quan đến thuế, hải quan ... hay thậm chí cả vấn đề nộp ngân sách nhà nước cũng mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Ủy ban Nhân dân tỉnh cần quan tâm chỉ đạo chính quyền các cấp như huyện, xã, phường và các sở ngành liên quan (Xây dựng, Hải quan, Công an...) giải quyết có trách nhiệm ngay các vấn đề phát sinh hàng ngày của các doanh nghiệp, không để tình trạng tồn đọng hoặc không ý kiến kéo dài;

Bên cạnh đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, thông qua các hoạt động hỗ trợ để học tập nâng cao trình độ, cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý của tỉnh.

Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động mạng thông tin điện tử chia sẽ thông tin với doanh nghiệp: Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều hình thức tổ chức và kênh thông tin khác nhau được xây dựng nhưng vẫn còn thiếu sự chia sẽ thông tin giữa các bên liên quan, nhiều vấn đề phát sinh của doanh nghiệp chưa được giải quyết

kịp thời, sự kiên kết giữa các doanh nghệp trong các khu công nghiệp và trong toàn tỉnh còn hạn chế. Để khắc phục vấn đề này, bên cạnh việc duy trì và phát triển các hình thức và các kênh thông tin hiện có, tác giả kiến nghị nên xây dựng và duy trì hệ thống thông tin chung giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, trong khu công nghiệp để các doanh nghiệp có thể trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Thái Bình là tỉnh ven biển phía nam đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, những năm qua tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, công nghiệp, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao…

Việc nghiên cứu môi trường đầu tư tại Thái Bình được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, để phân tích, luận giải và xác định những nội dung cơ bản, những nhân tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Luận văn đã khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp cũng như những kỳ vọng của họ đối với chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Thái Bình đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đa dạng các hình thức huy động vốn như BT, BTO, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, ứng vốn thi công … ,quy hoạch phát triển các KCN, cụm công nghiệp … bên cạnh đó còn thực hiện các chính sách nhằm thu hút đội ngũ cán bộ có năng lực về công tác tại tỉnh, thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, tiếp cận đất đai xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh … Nhìn chung, các doanh nghiệp đều đánh giá cao nỗ lực điều hành kinh tế của chính quyền địa phương song môi trường đầu tư của tỉnh so với các tỉnh thành khác chưa có những nét nổi trội, một số nội dung vẫn chưa đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động, vấn đề nhà ở cho người lao động, cải cách thủ tục hành chính ...

Qua phân tích nguyên nhân của những tồn tại, Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn

tỉnh Thái Bình, các giải pháp tập trung vào một số nội dung sau : - Tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chính sách liên quan đến công tác đầu tư; xuất phát từ một số nội dung còn chồng chéo, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, cải cách những thủ tục còn gây khó khăn cho doanh nghiệp;

- Xây dựng mạng lưới và hệ thống xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư một cách đồng bộ và thống nhất thông qua việc xây dựng các tiêu chí dự án thu hút đầu tư và danh mục dự án đầu tư;

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, thực hiện chuyên môn hóa đội ngũ xúc tiến đầu tư, liên kết với các tổ chức chuyên nghiệp, các phòng thương mại công nghiệp các nước tại Việt Nam để quảng bá hình ảnh, đồng thời quan tâm đến công tác xúc tiến tại chỗ và nuôi dưỡng các doanh nghệp.

- Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp như xây dựng khu công nghiệp chuyên môn hóa, Khu, cụm CN phụ trợ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia liên kết trong quá trình sản xuất, phát triển công nghiệp theo chuỗi giá trị;

- Đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong đó quan tâm đến vấn đề liên kết trong nước và quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Tăng cường tiếp xúc và giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng trang web chia sẽ những thông tin giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, trong khu công nghiệp, doanh nghiệp trong cùng ngành nghề của tỉnh để thuận lợi cho công tác quản lý và chia sẻ thông tin của các sở ban ngành cũng như việc giao lưu học hỏi, tiếp cận các thông tin giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w