Nhóm giải pháp về quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 65 - 67)

3. Thương mại, dịch vụ

2.2.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp

đầu tư đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Một số tiêu chí cụ thể như: tiêu chí về công nghệ sản xuất, suất đầu tư trên diện tích đất thuê, suất đầu tư trên lao động, khả năng đóng góp cho nguồn thu ngân sách địa phương...

- Xây dựng danh mục dự án gọi đầu tư: Xây dựng danh mục các dự án đầu tư là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, là phương thức thu hút đầu tư tích cực theo định hướng ưu tiên phát triển của địa phương. Trong những năm qua, việc xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư đã được thực hiện nhưng chưa đặt đúng tầm; các cấp, các ngành tự xây dựng ngân hàng dự án mời gọi đầu tư và hàng năm sẽ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với định hướng ưu tiên của tỉnh, việc xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nên phối hợp hoặc xin ý kiến tư vấn của các bộ, ngành liên quan hoặc các Công ty tư vấn đầu tư quốc tế, các hiệp hội, đại diện thương mại của các nước và vùng lãnh thổ tại Việt Nam.

2.2.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp nghiệp

Các giải pháp cụ thể liên quan đến việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp của địa phương bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:

- Quy hoạch hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên môn hóa: Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, phát triển công nghiệp phụ trợ... việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp chuyên môn hóa là hết sức cần thiết.

Xây dựng và phát triển những khu công nghiệp chuyên môn hóa sẽ đảm bảo thu hút được các dự án đầu tư có công nghệ cao, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và tạo được sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, quy hoạch và phát triển khu công nghiệp mới theo hướng chuyên môn hóa là thách thức lớn vì vấn đề này liên quan đến lợi ích trước mắt của các Công ty đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Thường các công ty kinh doanh hạ tầng muốn phát triển theo hướng tổng hợp, điều đó sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để lấp đầy diện tích đất trong khu công nghiệp. Bên cạnh việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng tổng hợp, Thái Bình cần phải kiên trì lựa chọn quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa (ví dụ khu công nghiệp điện tử, khu công nghiệp cơ khí chính xác...), việc phát triển khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng tổng hợp hay chuyên môn hóa là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của tỉnh, cũng như lợi ích của các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước mắt cũng như lâu dài. Trước mắt, có thể phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích trong việc phát triển các khu công nghiệp, thì việc xây dựng các khu công nghiệp tổng hợp có thể đảm bảo lợi ích cho các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, nhưng về lâu dài cần tính tới phát triển các khu công nghiệp

chuyên môn hóa sẽ đảm bảo lợi ích ổn định và bền vững cho các bên liên quan.

Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chuyên môn hóa theo từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khu công nghiệp, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các dự án có quy mô lớn với công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, phát triển công nghiệp theo chuỗi giá trị, điều đó sẽ tác động tích cực tới khu vực kinh tế địa phương.

- Xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và ưu đãi đầu tư đối với các ngành công nghiệp phụ trợ: tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ, tích cực và chủ động tham gia vào "chuỗi giá trị" của các doanh nghiệp là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong thu hút đầu tư.

Thực tế hiện nay, công nghiệp phụ trợ phát triển còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một trong những giải pháp đó là quy hoạch, khuyến khích phát triển lĩnh vực này có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp hào hứng tham gia.

Khu công nghiệp phụ trợ nên phát triển theo hướng đa ngành đa nghề, với quy mô phù hợp. Gắn liền với các khu công nghiệp này, phải thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư và phát triển; lợi thế của Thái Bình là các làng nghề, các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, tỉnh đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia vào các hoạt động phụ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn, song các doanh nghiệp này chưa tham gia vào “chuỗi giá trị”. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là định hướng vào ngành công nghiệp chưa rõ ràng nên công nghiệp phụ trợ chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w