3. Thương mại, dịch vụ
1.4. Đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Thái Bình
1.4.1. Thành tựu
1.4.1.1. Tỉnh Thái Bình đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc cải thiện môi trường và thu hút đầu tư
Một số chủ trương lớn được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện, đó là: Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới khu công nghiệp, cụm công nghiệp
và điểm công nghiệp làng nghề làm cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thu hút đầu tư. Thực hiện tốt cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" trong hoạt động đầu tư tại Thái Bình, tích cực chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho đơn vị, doanh nghiệp. Thực hiện cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, các chính sách ưu đãi đối với ngành, lĩnh vực và địa bàn đầu tư... Nhìn chung, theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều nhận thấy sự cải thiện và sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong tỉnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đầu tư và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.
1.4.1.2. Những đánh giá tích cực của doanh nghiệp
(1) Đánh giá về quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp
Việc quy hoạch hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình luôn tuân thủ các nguyên tắc: Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh; sử dụng đất tiết kiệm, cân nhắc kỹ khi lựa chọn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp nhằm đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực; phát triển khu công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng; đảm bảo thuận lợi về giao thông, gần nguồn lao động, nguồn điện, nguồn nước phục vụ tốt cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đánh giá cao việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và điểm công nghiệp làng nghề, đặc biệt là việc bố trí vị trí khu công nghiệp với 40% doanh nghiệp đánh giá tốt, điều này là hoàn toàn phù hợp bởi vì các khu công nghiệp hầu hết được bố trí dọc ven quốc lộ hoặc trục tỉnh lộ chính nhằm phát huy những lợi thế sẵn có thuận lợi về giao thông, bên cạnh đó khả năng tiếp cận quỹ đất để mở rộng sản xuất kinh doanh đã được nghiên cứu cũng được đưa vào quy hoạch, đơn giá cho thuê đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa bàn ưu đãi đầu tư được ban hành rộng rãi, công khai trên cơ sở tuân thủ các quy định về khung giá đất của nhà nước và phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Mặc dù, hầu hết các chỉ tiêu đánh giá đều đạt trên
50% mức từ trung bình trở lên, song một số chỉ tiêu đánh giá ở mức kém còn khá cao như: cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ công nghiệp (nhà ở, y tế, giáo dục...), mức độ linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm.
Bảng 1.13Đánh giá của các nhà đầu tư về quy hoạch KCN
Lĩnh vực đầu tư Đánh giá của doanh nghiệp
Tốt Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Vị trí KCN 60 40,00 68 45,33 22 14,67 Cơ sở hạ tầng trong KCN 56 37,33 41 27,33 53 35,34 Giá thuê đất 113 75,33 29 19,33 8 5,34 Dịch vụ hỗ trợ KCN 14 9,33 91 60,67 45 30,00
Nguồn nhân lực tại địa phương 92 67,15 35 25,55 10 7,30
Khả năng tiếp cận quỹ đất để mở rộng sản xuất kinh doanh
46 33,58 72 52,55 19 13,87
Nhiều phương án chọn địa điểm 28 18,67 93 62,00 29 19,33
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình
Tỉnh đã vận dụng chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện sẵn có của tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh, đồng thời, cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách cụ thể nhằm cải thiện các nhân tố thành phần khác trong môi trường đầu tư của tỉnh như: việc hỗ trợ xây dựng các cụm công nghiệp của huyện, thành phố tại vùng còn khó khăn về giao thông ban đầu với chính sách phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh đã dần cải thiện tình trạng khó khăn trên của doanh nghiệp bằng việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, đường cấp huyện, đường tỉnh và một số tuyến đường có mật độ giao thông cao đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghệp làng nghề.
Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư là một trong những biện pháp mà Thái Bình có thể thay đổi trong thời gian ngắn hơn là việc cải thiện cơ sở hạ tầng hay nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Thực hiện Quyết định số 136/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt "Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010", tỉnh Thái Bình đã ban hành bộ thủ tục hành chính của tỉnh; theo đó các thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh theo từng lĩnh vực quản lý công được ban hành rộng rãi, niêm yết công khai tại các cơ quan quản lý nhà nước; công dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể truy cập vào trang thông tin cải cách thủ tục hành chính của tỉnh hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh để tìm hiểu theo nhu cầu của mình và in mẫu đơn, mẫu tờ khai thay vì phải mua hoặc phải đến các cơ quan để xin như trước đây. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện dịch vụ công, cơ chế "một cửa liên thông" trong hoạt động đầu tư tại tỉnh đã làm khá tốt chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương, giảm bớt thời gian đi lại, giảm bớt sự phiền hà và chi phí cho các doanh nghiệp; việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông này đã hỗ trợ tích cực cho các đơn vị, doanh nghiệp góp phần nâng cao tính hấp dẫn về môi trường đầu tư tại Thái Bình.
Bảng 1.14Đánh giá của các nhà đầu tư về thực hiện thủ tục hành chính
Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá của doanh nghiệp
Tốt Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Thủ tục hành chính quy định rõ ràng 110 73,33 32 21,33 8 5,33
Thủ tục cấp phép đầu tư thuận lợi 42 28,57 105 74,23 0 0,00
Thủ tục triển khai dự án sau khi
được cấp phép đầu tư thuận lợi 27 18,37 112 76,19 8 5,44
Đã có sự phối kết hợp giữa các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp
21 14,24 100 66,67 29 19,05
Các đơn vị quản lý tạo điều kiện
tin cơ chế, chính sách của tỉnh Thường xuyên có sự trao đổi giữa chính quyền địa phương và DN
23 15 68 45 60 40
Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được hướng dẫn, trao đổi, giải quyết cụ thể
8 5,26 87 57,89 55 36,84
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình
Theo cơ chế này, Bộ phận một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ phận một cửa liên thông tại Ban quản lý các khu công nghiệp là các đầu mối phối hợp giải quyết các thủ tục về đầu tư cho các doanh nghiệp như: thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục về đất đai, môi trường, cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy. Các đơn vị đầu mối chủ động trong việc phối kết hợp với các đơn vị liên quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở xây dựng, Sở Lao động Thương binh xã hội, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành liên quan khác để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư vào tỉnh.
Ngoài ra, để tiếp tục hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện thủ tục đầu tư vào tỉnh, ngày 23/9/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 2234/QĐ-UBND v/v Thành lập Trung tâm Xúc tiến và Tư vấn đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nhiệm vụ chính là tư vấn cung cấp thông tin về chủ trương, định hướng, thông tin về quy hoạch ngành, lĩnh vực, thông tin về chính sách khuyến khích đầu tư... của địa phương, đồng thời tư vấn dịch vụ lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp và hồ sơ thủ tục đầu tư... nhằm giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các hình thức, địa điểm đầu tư phù hợp với mục tiêu yêu cầu của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giảm bớt thời gian nghiên cứu hồ sơ thủ tục đầu tư vào tỉnh.
Với cơ chế này đã phần nào làm cho các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu của mình trong quá trình nghiên cứu triển khai và thực hiện dự án. Chính vì vậy mà kết quả điều tra cho thấy trên 73,33% có doanh nghiệp được điều tra đánh giá tốt công tác này trong tổng số 94,66% số danh nghiệp đánh giá đạt yêu cầu trở lên,
điều này cũng dẫn đến sự thuận lợi trong việc thực hiện một số thủ tục như: báo cáo chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục triển khai sau cấp phép đầu tư (đất đai, môi trường, xây dựng, phòng cháy chữa cháy...). Các chỉ tiêu về sự phối kết hợp trong việc giải quyết thủ tục đầu tư, việc tiếp cận thông tin trong triển khai dự án, vấn đề tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đều được đánh giá ở mức trung bình trở lên khá cao (từ 60%-80%).
(3) Đánh giá về chính sách đầu tư của tỉnh
Bảng 1.15Đánh giá về chính sách đầu tư tại tỉnh Thái Bình
Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá doanh nghiệp
Tốt Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Sự phù hợp với quy định chung
của Nhà nước 53 38,69 84 61,31 0 0,00
Hệ thống chính sách đồng bộ 60 43,79 52 37,96 25 18,25
Hệ thống chính sách ổn định 40 29,20 85 62,04 12 8,76
Khả năng tiếp cận của DN 32 23,36 105 76,64 0 0,00
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình
Theo đánh giá các doanh nghiệp, các chính sách đầu tư của tỉnh ban hành trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước và khả năng tiếp cận các chính sách đầu tư cơ bản rất thuận lợi; tuy nhiên tiêu chí đồng bộ và tính ổn định của chính sách còn một số doanh nghiệp chưa đánh giá cao nội dung này. Qua tìm hiểu nguyên nhân, thì có một số doanh nghiệp cho rằng sở dĩ chưa có sự đồng bộ là do một số thủ tục hành chính không cần thiết cũng được quy định như : Văn bản chấp thuận chủ trương đối với một số dự án đã có trong quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở hoặc lập dự án đầu tư đối với dự án dưới 15 tỷ đồng... Sau khi tham khảo ý kiến của một số cán bộ của tỉnh có liên quan đến công tác đầu tư cho rằng, những đánh
giá trên của doanh nghiệp là tương đối phù hợp và có căn cứ.
Trong thực tiễn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh, đó là sự không ổn định của chính sách đặc biệt là các chính sách về đất đai gây ra những tình trạng không ổn định, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án đã và đang làm xấu đi hình ảnh Thái Bình trong mắt các nhà đầu tư. Những dự án này chủ yếu thực hiện vào giai đoạn chuyển giao giữa các quy định về đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng cũ và mới, hoặc giá đất tại các vị trí giáp gianh giữa các đơn vị quản lý như UBND xã và UBND phường nhưng chính quyền địa phương và các đơn vị sở ngành chưa thể giải quyết dứt điểm
(4) Đánh giá về một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh
Để cho các doanh nghiệp hoạt động tốt thì trước hết phải đề cập đến cả yếu tố bản thân doanh nghiệp và mối liên hệ thuận tiện với các liên kết ngoài. Các mối liên kết ngoài đóng một vai trò khá quan trọng trong việc hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh... là những yếu tố cần được quan tâm phát triển đối với các doanh nghiệp.
Cũng như các hoạt động hỗ trợ về thủ tục hành chính, tỉnh Thái Bình đã thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện dự án tại địa phương theo hướng nhanh gọn, thuận lợi. Theo quy định về một số chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh, vốn ngân sách nhà nước và các ngành dịch vụ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc...) đến chân hàng rào các khu công nghiệp. Đối với hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng hệ thống thoát nước, khu xử lý nước thải tập trung, san lấp mặt bằng... Các hoạt động hỗ trợ được thực hiện bởi cơ quan có liên quan nhưng được đánh giá ở mức khá, tốt cao là thông tin tuyển dụng lao động, thông tin liên lạc và tín dụng ngân hàng.
đánh giá tốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, tuy nhiên các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp không đánh giá cao các loại dịch vụ trên và đặc biệt là hệ thống giao thông được cho là chưa đáp ứng yêu cầu với tỷ lệ 13% số doanh nghiệp, tập trung là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy.
Được đánh giá ở mức trung bình cao là dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, xúc tiến thương mại, hội trợ triển lãm và hỗ trợ các thông tin về kinh doanh, với kết quả như vậy nhìn chung là rất phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, mặc dù với hệ thống bệnh viện đa khoa tuyến huyện có 12 bệnh viên trên địa bàn 8 huyện và 10 bệnh viện tuyến tỉnh, trong thời gian qua tỉnh đã tập trung nâng cấp, xây dựng và mua sắm lắp đặt, nâng cấp các trang thiết bị nhưng tỷ lệ giường bệnh/vạn dân còn thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước, một số bệnh viện sử dụng lên đến 200% công suất, điều này dẫn tới chất lượng phục vụ của một số bệnh viện còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, do nguồn ngân sách của tỉnh còn rất hạn hẹp nên việc tổ chức hoặc hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp tham gia các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước để thức đẩy xúc tiến thương mại và đầu tư còn nhiều nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nguyện vọng của doanh nghiệp.
Bảng 1.16Đánh giá về hoạt động hỗ trợ đầu tư tại tỉnh Thái Bình
Chỉ tiêu đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém
Số
lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Thông tin liên lạc 56 37,33 63 41,67 31 20,67 0 0,00
Hệ thống cấp điện, nước 42 28,00 47 31,00 39 26,09 22 15,00
Tài chính ngân hàng 25 17,39 82 56,52 38 26,09 0 0,00
Đào tạo nghề 0 0,00 29 19,05 100 66,77 21 14,29
Thông tin tuyển lao động 0 0,00 34 22,73 116 77,27 0 0,00
Dịch vụ CSSK 7 4,55 41 27,27 89 59,09 14 9,09
Phương tiện vận tải công 20 13,64 48 31,82 61 40,91 20 13,64
XTTM và triển lãm 8 5,56 17 11,11 100 66,67 25 16,67
Hỗ trợ thông tin KD 7 4,76 21 14,29 114 76,19 7 4,76
Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, triển lãm thương mại,