Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 28 - 32)

Để đánh giá được môi trường đầu tư tại một địa phương có thể đánh giá thông qua việc xem xét một sô nhóm chỉ tiêu trong đó có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

PCI là chỉ số về chất lượng điều hành (governance index), đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền của chính

quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam.PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn.

Có tất cả 9 (hiện nay là 10) chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Những chỉ số đó là:

- Gia nhập thị trường

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

- Tính minh bạch

- Chi phí thời gian

- Chi phí không chính thức

- Tính năng động của lãnh đạo tỉnh

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

- Đào tạo lao động

- Thiết chế pháp lý

- Cải cách hành chính

PCI được xem là "tiếng nói" quan trọng của các doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp từ Trung ương xuống cấp tỉnh tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.

Bảng 1.6Chỉ số PCI của Thái Bình qua các năm

Chỉ số 2010 2011 2012 2013 2014

Gia nhập thị trường 6.54 8.65 8.63 8.12 8.18 Tiếp cận đất đai 6.08 6.46 6.34 6.74 5.53

Tính minh bạch 5.88 5.51 4.7 5.53 6.46

Chi phí thời gian 7.43 5.21 6.81 7.18 6.76 Chi phí không chính

thức 6.09 7.71 7.02 6.83 5.37

Tính năng động 5.01 2.27 4.00 5.78 5.46 Hỗ trợ doanh nghiệp 6.92 2.09 4.9 5.13 4.59 Đào tạo lao động 5.35 4.3 5.82 5.75 5.7

Thiết chế pháp lý 4.61 5.75 3.71 6.9 6.31 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A 4.16 4.79

PCI 60.04 53.69 58.37 59.1 57.37

Nguồn: pcivietnam.org

Năm 2011 chỉ số PCI của Thái Bình sụt giảm nghiêm trọng từ 60,04 năm 2010 xuống còn 53,69. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tính năng động và hỗ trợ doanh nghiệp giảm mạnh gần 8% xuống xếp thứ 55 toàn quốc trong khi năm 2010 xếp thứ 22.

Năm 2011, PCI tỉnh Thái Bình chỉ xếp thứ 55 trong số các địa phương được xếp hạng với chỉ số PCI là 53,69 thì năm 2012, tỉnh đã tiến một bước dài và xếp ở vị trí thứ 25 với chỉ số 58,37 tăng tới 30 bậc và năm 2013 chỉ số PCI của Thái Bình là 59,1 xếp thứ 21 cả nước. Tuy vậy năm 2014 lại giảm xuống 57,37.

Bảng 1.7So sánh CPI của Thái Bình và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

So với vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ số CPI của tỉnh Thái Bình thuộc hàng thấp nhất.Quảng Ninh và Bắc Ninh là 2 tỉnh có CPI cao nhất trong vùng cũng như thuộc tốp đầu cả nước.

Để tăng chỉ số CPI, tỉnh đã nỗ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính, minh bạch công tác quản lý, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và thị trường.

Gần đây nhất, tỉnh Thái Bình đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư tại tỉnh.

Bộ phận Một cửa liên thông của tỉnh là cơ quan duy nhất của tỉnh Thái Bình trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư để hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, sau đó chuyển và đôn đốc cho các cơ quan chức năng thẩm định; tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt; trả kết quả cho các nhà đầu tư.Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ giá thuê đất, hỗ trợ và đào tạo, các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Cơ chế một cửa liên thông đã giúp cắt giảm đáng kể về thời gian làm các thủ tục hành chính, hoàn thiện thủ tục đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả tích cực cũng có những điểm nghẽn, những hạn chế cần khắc phục để khơi thông môi trường đầu tư - kinh doanh cho doanh nghiệp hơn nữa.

Đó là việc cần đảm bảo tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo đủ diện tích đất sạch cho nhà đầu tư theo đúng cam kết; giá thuê đất tại các KCN được xem là còn cao, hiệu quả sử dụng đất tại các KCN chưa cao, một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Nguồn nhân lực tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ còn thấp, Kiến nghị, đề xuất phát triển của doanh nghiệp; rất ít doanh nghiệp quan tâm xây dựng bộ phận nghiên cứu - phát triển (R&D).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w