Những hạn chế trong môi trường đầu tư của Thái Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 48 - 52)

3. Thương mại, dịch vụ

1.4.2. Những hạn chế trong môi trường đầu tư của Thái Bình

1.4.2.1. Môi trường đầu tư còn chậm thay đổi, so với nhu cầu phát triển còn thiếu tính đột phá

song những cải thiện đó là chưa đủ so với nhu cầu phát triển, đặc biệt so với các tỉnh lân cận, điều này cũng chính là động lực để thực hiện nghiên cứu nhằm cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư thì chỉ có 27,7% cho rằng đầu tư tại môi trường Việt Nam có sự chuyển biến tích cực, số còn lại cho rằng những chuyển biến đó là chưa đủ thậm chí có tới 12,3% cho rằng môi trường đầu tư của Việt Nam đã cải thiện song chưa hiệu quả và đang dần xấu đi (Theo báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2009). Đánh giá về môi trường đầu tư của tỉnh Thái Bình cũng không thoát khỏi xu hướng đánh giá đó, với 33,09% doanh nghiệp trả lời môi trường đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực, còn 8,64% cho rằng môi trường đầu tư kém thuận lợi hơn so với khi bắt đầu đầu tư, một số ý kiến qua tham khảo còn cho rằng môi trường được cải thiện là do các thành tựu của công nghệ thông tin, do sự tác động của quá trình phát triển kinh tế hơn là sự nỗ lực cải thiện của chính quyền địa phương. Đó cũng là một trong những ý kiến quan trọng để có thể tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, song trong khung cảnh không tích cực đó vẫn còn những tín hiệu lạc quan, đó là môi trường đầu tư dù chưa tốt như mong đợi của nhà đầu tư nhưng so với mặt bằng chung có thể thấy là tích cực hơn (chỉ có 8,64% cho rằng môi trường đầu tư chưa được cải thiện tích cực so với con số 12,3% trên phạm vi cả nước). Có lẽ chính vì vậy mà 74,26 % doanh nghiệp được hỏi nếu mở rộng mặt bằng kinh doanh thì tiếp tục đầu tư tại tỉnh Thái Bình.

1.4.2.2. Các dịch vụ hỗ trợ như: hạ tầng kỹ thuật ngoài các khu công nghiệp, nhà ở công nhân, đào tạo lao động tuy đã phát triển nhưng còn chậm so với yêu cầu của các nhà đầu tư

Bảng 1.20Đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ hỗ trợ

Chỉ tiêu đánh giá

Tốt Khá Trung bình Kém

Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ về nhà ở công

nhân Hệ thống giao thông 26 17,00 36 24,00 52 35,00 36 24,00 Hệ thống cấp điện, nước 42 28,00 47 31,00 39 26,09 22 15,00 Hỗ trợ đào tạo nghề 0 0,00 29 19,05 100 66,77 21 14,29 Phương tiện vận tải công 20 13,64 48 31,82 61 40,91 20 13,64

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Vị trí địa lý đã không ưu đãi cho Thái Bình để có được những lợi thế về giao thông như có sân bay, có cảng biển, gần các trục quốc lộ nối các vùng trọng điểm kinh tế của vùng nên hệ thống giao thông mặc dù đã được cải thiện song vẫn chưa thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Mặt khác, các dịch vụ hỗ trợ nhà ở phục vụ công nhân chưa được quan tâm đầu tư, chỉ tiêu này được các doanh nghiệp đánh giá còn rất hạn chế, nó thể hiện công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chưa thực sự bền vững, chưa gắn tăng trưởng kinh tế với việc phát triển các vấn đề về xã hội, dẫn đến việc phát triển kém bền vững.

Qua tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp hiện tại thì có tới 62% doanh nghiệp cho rằng khó khăn do chi phí vận chuyển lớn, 65% chi phí dịch vụ khác còn cao; lượng điện cung cấp cho sản xuất không ổn định. Điều này cho thấy phần nào chất lượng hạ tầng của tỉnh còn phải hoàn thiện nhiều.

1.4.2.3. Thiếu lao động nhất là lao động được đào tạo, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn

Với trên 87% doanh nghiệp cho rằng thiếu lao động lành nghề và lao động làm việc ổn định, đặc biệt là đối với lao động cần chuyên môn cao; hầu hết các doanh nghiệp sau khi tuyển lao động phải thực hiện đào tạo lại, tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn khác nhau, điều đó cho thấy chất lượng công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với

doanh nghiệp nước ngoài còn cho rằng hạn chế về ngoại ngữ của lao động cũng cản trở họ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Một điều đáng quan tâm là lao động thiếu tính ổn định, gắn bó lâu bền với doanh nghiệp như kỳ vọng của các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp cho rằng người lao động của tỉnh thiếu sự trung thành, họ thường không muốn cam kết làm việc dài hạn với một doanh nghiệp, mà luôn có xu hướng chuyển đổi công việc khi có cơ hội nhận được một công việc nào đó mà họ cho rằng là phù hợp hơn. Thực chất khi chuyển việc, nhiều lao động chưa nhận được mức thù lao lương bổng cao như mong đợi do quy trình về thử việc trong khi những khoản đóng góp xã hội bị gián đoạn làm mất đi quyền lợi của chính họ. Mặt khác, đối với doanh nghiệp, việc lao động không gắn bó trung thành là một điều đáng lo ngại vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định trong sản xuất, quyết định đào tạo, chuyển giao công nghệ. Thậm chí, có những người lao động vừa được doanh nghiệp đào tạo nghề xong, chưa có cống hiến cho đơn vị đã tự ý bỏ đi để sang các đơn vị khác làm việc.

Ngoài ra, đối với công nhân lao động trực tiếp, một điểm yếu nữa của họ là tính chấp hành kỷ luật lao động chưa cao, đặc biệt là những quy định về giờ giấc làm việc và thực hiện các quy định về an toàn lao động. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư nhất là các các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất thấp

1.4.2.4. Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong vùng

Theo đánh giá về mối liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất cho thấy các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị trong khu vực để liên doanh liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ hoặc mối liên kết với các đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định, điều này sẽ làm cho tính hiệu quả hoạt động sản xuất giảm xuống do các doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí hơn trong việc thu mua nguyên liệu và bán sản phẩm, các chi phí đi lại và vận chuyển sẽ tăng lên.

gần nguồn nguyên liệu tập trung) đã phản ánh một thực trạng là việc quy hoạch phát triển khu cụm, công nghiệp để thu hút đầu tư vẫn còn có điểm chưa hợp lý, làm cho hệ thống doanh nghiệp trong khu vực thiếu tính liên kết bền vững cần thiết để thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái bình (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w