6. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Tồn tại:
• Nguồn vốn đầu tư cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh hộ gia đình và cá nhân:
Nguồn vốn huy động tuy có bước tăng trưởng qua các năm, nhưng mức tăng còn thấp nên có lúc chưa đáp ứng được nhu cầuphát triển của hộ gia đình và cá nhân,
nhất là nhu cầu vay vốn trung dài hạn, điều đó ảnh hưởng khả năng chủ động trong cấp tín dụng nhằm phát triển tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn.
• Việc hoạch định chiến lược đầu tư cho vay hộ gia đình và cá nhân chưa được thực hiện:
Xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương một số ngành nghề kinh tế chưa phát triển mặc dù rất có tiềm năng. Trong đó có nguyên nhân các chỉ đạo cụ thể để phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhânchưa đồng bộ, Ban lãnh đạo và CBTD chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc nắm bắt các thông tin và tư vấn về phát triển kinh tế tại địa bàn phụ trách, thực trạng hộ gia đình và cá nhânthường đầu tư mang tính tự phát, chạy theo thị trường, dẫn đến việc ngân hàng đầu tư vốn để phát
triển một số ngành nghề kinh tế còn thấp và mang tính ngắn hạn, thể hiện ở mức dư nợ tín dụng hộ gia đình và cá nhânphân theo ngành nghề kinh tế tại chi nhánh như đã nêu
• Về sản phẩm dịch vụ:
- Các sản phẩm mà Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị cung cấp thì các ngân hàng khác đều đã có, chưa có được một sản phẩm chủ đạo, mang tính đặc
thù riêng.
- Hệ thống sản phẩm tín dụng hộ gia đình và cá nhân còn nặng nề về các sản phẩm truyền thống, việc triển khai sản phẩm mới còn chậm trễ chưa theo nhu cầu của khách hàng mà chỉ theo khả năng cung cấp. Trong khi các ngân hàng khác phát triển các sản phẩm nhiều tiện ích như Sacombank cho vay tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh và chấp nhận trả góp linh hoạt
ngày/tuần/tháng hay cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp…
• Về công tác marketing và cung cấp dịch vụ:
Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị vẫn chưa thực sự có một quy trình nào hướng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing, việc quảng cáo và tiếp thị sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng chứ CBTD chưa thực sự tìm đến khách hàng để tư vấn, chào mời để cho vay.
• Mạng lưới của chi nhánh chậm được mở rộng:
Mặc dù chi nhánh đã có đề án đề nghị ngân hàng cấp trên cho phép thành lập thêm phòng giao dịch phục vụ 01 thị trấn và 03 xã ở xa chi nhánh trên 15 km thuộc vùng trung du và miền núi nhưng đến nay vẫn chưa thành lập được. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc duy trì và phát triển thêm khách hàng vay vốn.
• Cơ chế bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc, khó thực hiện:
- Theo Điều 109 của Bộ luật dân sự 2005 “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.Vì vậy, khi ký kết các giao dịch bảo đảm đối với hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, bởi các thành viên từ đủ mười lăm tuổi lên thường đi học hoặc đang đi làm xa, và để hoàn thiện thủ tục giao dịch bảo đảm cần mất nhiều thời gian, chi phí, gây trở ngại cho khách hàng; nhưng giao dịch bảo đảm không ký đầy đủ các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên hoặc văn bản đồng ý của các thành viên đó thì ngân hàng sẽ bị thua thiệt trong tranh chấp và rất dễ bị vô hiệu giao dịch bảo đảm khi tranh tụng, dẫn đến khả năng mất vốn là rất cao.
- Phần lớn các tài sản thuộc dạng mục thế chấp, cầm cố theo quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong khi đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm và còn nhiều nhiêu khê, nên việc dùng tài sản thế chấp vay vốn gặp nhiều trở ngại.
• Thông tin còn thiếu tính cập nhật và không cân xứng:
Thông tin giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, liên quan đến quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Việc thu thập các thông tin kinh tế - xã hội, các chính sách của Nhà nước còn chậm, vả lại để nắm bắt đầy đủ thông tin của khách hàng là hộ gia đình và cá nhânrất khó khăn và mất nhiều thời gian, dẫn đến hạn chế việc phát tín
dụng hộ gia đình và cá nhân.
• Trình độ, phẩm chất của cán bộ tín dụng còn bất cập:
- Một số cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, việc nắm bắt thông tin còn chậm, do đó việc đánh giá, thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh
doanh thiếu chính xác, mất nhiều thời gian gây trở ngại cho khách hàng và rủi ro cho
ngân hàng.
- Điều đáng lo ngại hơn đó là phẩm chất của cán bộ tín dụng, một số cán bộ tín dụng còn gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn hoặc đặt các điều kiện
không lành mạnh; lợi dụng quyền hạn và khe hở trong quy trình cho vay để trục lợi cá nhân. Với một cán bộ tín dụng có phẩm chất không tốt dễ gây ra các rủi ro đạo đức nghề nghiệp, làm mất uy tín và gây thiệt hại cho ngân hàng.
2.3.3.2 Nguyên nhân
• Nguyên nhân khách quan:
√ Do tác động của nền kinh tế:
- Trong giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động lớn:
Kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, sản xuất công nghiệp và thương mại không mấy khởi sắc, giá cả các loại mặt hàng chủ lực như dầu lửa sụt giảm mạnh, thị trường tài chính quốc tế tiếp tục biến động. Tăng trưởng tại một số quốc gia sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp luôn cao. Khủng hoảng nợ
Suy thoái không chỉ tác động tại các nước phương Tây mà ngày tại cả châu Á (đặc biệt là các nước mới nổi) luôn được xem là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời
gian qua.
Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động chung của kinh tế thế giới. Trong 3 năm 2012-2014, hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kiềm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh
nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm 2012 và kéo dài đến năm 2014.
- Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2014, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ một số vấn đề:
Cho đến thời điểm cuối năm 2014, có thể nói những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện phần nào. Theo đó, GDP năm 2014 tăng 5,93%; lạm phát được kiểm soát (tăng 1,86%), thấp nhất trong 10 năm qua. Đặc biệt hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 9,4% so với mức tăng 21,5% cùng kỳ 2013; thanh khoản các NHTM có sự ổn định hơn so với các năm trước; thành quả nổi bật là kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiểm soát, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định…
Tuy nhiên, nến kinh tế vẫn đối diện với 4 thách thức:
- Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường đã thu hẹp dư địa của các chính sách tài khóa và tiền tệ.
- Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn vốn còn kéo dài, khả năng tiếp cận vốn vẫn còn khó khăn, nhất là DNNVV.
- Do lạm phát kỳ vọng cả năm 6,5-7%, nên việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi bị hạn chế và lãi suất cho vay dù đã kéo giảm nhiều lần nhưng vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung dài hạn, nên không kích thích được sản xuất kinh doanh và có nguy cơ làm tăng nợ xấu.
- Những nổ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa mang lại nhiều kết quả, nên thanh khoản của thị trường này ít được cải thiện.
Vậy nên, nền kinh tế Việt Nam 2012-2014 vẫn chứng kiến những diễn biến bất ổn, chưa đi vào quỹ đạo ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững; sức mua chung của
nền kinh tế suy giảm tạo nên vòng luẩn quẩn: sức mua giảm – tồn kho tăng – sản xuất giảm – nợ xấu tăng – tín dụng giảm…
- Do nền kinh tế suy thoái, các hoạt động ngân hàng bán buôn gặp khó khăn hơn, nhiều NHTM chủ động phát triển mạnh sang lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cuộc cạnh tranh giành miếng bánh thị phần trở nên khốc liệt hơn:
Trong hoàn cảnh các NHTM chuyển hướng sang phát triển lĩnh vực kinh doanh bán lẻthì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, mà nhất là các ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng hộ gia đình và cá
nhân nói riêng như Sacombank, các quỹ tín dụng nhân dân thì càng khókhăn hơn cho Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị để có thể giữ vững và phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân.
√ Do tác động cơ chế chính sách:
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp để phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập thiếu đồng bộ và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi thực hiện phát triển tín dụng nói chung và tín dụng hộ gia đình và cá nhân nói riêng.
• Nguyên nhân chủ quan:
- Việc phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân chưa đồng bộ từ Trụ sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch:
Cụ thể là công tác xây dựng sản phẩm vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống, chưa đón được xu hướng nhu cầu của thị trường và chưa có các công cụ hỗ trợ
bán hàng cho chi nhánh.
Việc điều tra nghiên cứu thị trường được thực hiện hàng năm, tuy nhiên chất lượng nghiên cứu còn mang tính hình thức, đối tượng nghiên cứu chưa được mở rộng, nội dung nghiên cứu chưa chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Vì vậy các sản phẩm mà Agribank đưa ra chưa tạo được sự khác biệt, hầu như phát triển sau khi các ngân hàng thương mại khác đã triển khai thành công.
Trong công tác triển khai tại chi nhánh vẫn còn chậm do hệ thống mạng lưới rộng, mất nhiều thời gian để có thể tổ chức tập huấn đến từng cán bộ tín dụng để nắm
cơ hội hợp tác, liên kết với các đối tác tại địa bàn để bán các sản phẩm tín dụng hộ gia đình và cá nhânđã ban hành.
Các chi nhánh và phòng giao dịch còn thụ động trong việc tiếp nhận và chấp hành các chỉ đạo của Trụ sở chính và chi nhánh điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với xu thế của thị trường trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
- Chiến lược phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân của các NHTM có nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, chính sách, quản trị điều hành…
Điều này phản ánh mặt bằng phát triển chung của các NHTM Việt Nam. Song cũng là điểm khó trong xây dựng chiến lược riêng của mỗi ngân hàng khi muốn tạo dựng cái riêng của mình trước công chúng. Các sản phẩm cho vay truyền thống chủ yếu là sản phẩm đơn lẻ đáp ứng cho từng nhu cầu riêng.
Thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam phát triển sau khá xa so với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trên cơ sở kế thừa và phát huy, thách thức đặt ra cho Agribank là nguyên cứu cho ra đời những sản phẩm tín dụng hộ gia đình và cá
nhân theo hướng kết hợp thành gói dịch vụ tài chính hộ gia đình và cá nhân phù hợp với thói quen, tập quán của người Việt Nam.
- Chiến lược marketing còn yếu và thiếu chuyên nghiệp:
Công tác marketing của chi nhánh do Phòng kế hoạch-nguồn vốn đảm nhận. Chức năng chủ yếu của phòng này là theo dõi và lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh tiền tệ, điều hành nguồn vốn và thanh khoản, báo cáo thống kê và marketing. Vì maketing chỉ là chức năng được lồng ghép thêm vào nên vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
- Trước đây tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị có những tổn thất lớn, vì vậy dường như có sự thận trọng quá mức trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hộ gia đình và cá nhân.
Tuy nhiên dù sao chiến lược phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhânđược đặt ra để Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị giữ vững và phát triển thị phần trên địa bàn, ổn định tài chính. Vì vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị cần phải cân nhắc việc chấp nhận một mức rủi ro để phát triển được tín dụng hộ gia đình và cá nhân.
- Việc đào tạo cán bộ tín dụng tuy đã có triển khai nhưng thực sự chưa có tính hệ thống, thường xuyên, thiếu bài bản:
Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng không thường xuyên, cán bộ giảng dạy thiếu kỹ năng sư phạm nên khả năng truyền tải chưa tốt, thời gian ngắn nhưng khối lượng văn bản triển khai nhiều dẫn đến chất lượng tập huấn không cao, cán bộ chưa hiểu rõ nên quá trình thực hiện còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, việc quán triệt thực hiện văn hóa Agribank chưa tốt dẫn đến phong cách giao dịch với khách hàng còn hạn chế, phẩm chất cán bộ có xu hướng giảm sút.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng nói chung và thực trạng phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị nói riêng.
Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị, chương 2 đã ghi nhận những kết quả mà Agribank chi nhánhhuyện Vĩnh Linh Quảng Trị đã đạt được sau một vài năm đề ra chiến lược tín dụng doanh nghiệp song hành với phát triển tín dụng hộ gia đình
và cá nhân. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục.
Hạn chế cơ bản của hoạt động tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị là chưa tạo được sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tổ chức bộ máy bán lẻ chưa chuyên nghiệp, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu… Ngoài những nguyên nhân chủ quan thì những tác động chung của nền kinh tế và cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng hộ gia đình và cá
nhân nói chung và tín dụng hộ gia đình và cá nhân nói riêng.
Những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Linh Quảng Trị trong giai đoạn hội nhập.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH
VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN
VĨNH LINH QUẢNG TRỊ
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂNTẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ.