VIII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
1 Xem Khoản 3 Điều Hiến pháp 203.
Nội dung của nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” được thể hiện triệt để trong tổ chức hoạt động của từng cơ quan của bộ máy nhà nước và trong cả hệ thống bộ máy nhà nước.
b) Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Điều 4 - Hiến Pháp 2013 đã khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"2. Cơ sở của nguyên tắc này bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng có vai trò to lớn, quan trọng đối với sự ra đời và phát triển của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đồng thời, Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị có nhiều ưu việt so với các tổ chức khác trong xã hội để thực hiện công việc lãnh đạo Nhà nước: (1) Qua nhiều năm tồn tại, tổ chức Đảng đã trở thành một hệ thống vững chắc, được tổ chức sâu rộng trong quần chúng, từ trung ương tới các địa bàn cơ sở, từ các cơ quan, đơn vị nhà nước đến các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp... đều có thành lập tổ chức đảng với số lượng đảng viên rất lớn; (2) Đảng là tập hợp của các đảng viên là những người ưu tú xuất sắc, được lựa chọn ra từ quần chúng cơ sở. Không những thế, các đảng viên còn được tổ chức Đảng
đào tạo, được trang bị những kiến thức lý luận, được bồi dưỡng, thử thách trong thực tiễn càng làm cho các đảng viên trở thành những người vừa hồng, vừa chuyên ; (3) Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị tiên tiến nhất được vũ trang bằng lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những tri thức khoa học đó, Đảng đề ra những đường lối, chính sách phát triển xã hội phù hợp với quy luật và có đầy đủ khả năng để tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách đó ; (4) Bằng thực tiễn đấu tranh kiên cường trong hơn ba phần tư thế kỷ qua, với những hy sinh và những cống hiến lớn lao cho dân tộc, Đảng ta đã củng cố được lòng tin của tuyệt đại đa số nhân dân. Do đó, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có cơ sở vững chắc về tình cảm và tinh thần mà các tổ chức khác không thể nào có được ; (5) Là một chính đảng kiên trì đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, Đảng Cộng sản Việt nam đã có uy tín quốc tế lớn và được sự đoàn kết, giúp đỡ của các quốc gia và dân tộc trên thế giới. điều đó có tác dụng quan trọng trong việc khẳng định vai trò của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta.
Nội dung của nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước được thể hiện: (1) Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước, sau đó Nhà nước sẽ thực hiện các đường lối, phương hướng đó dưới sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo của Đảng; (2) Đảng lãnh đạo bằng các tổ chức Đảng và các Đảng viên là hạt nhân tiên phong trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước; (3) Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức , vien chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
c) Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước
Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”3.
Cơ sở của nguyên tắc này là để đảm bảo nhân dân là chủ thể của quyền lực của Nhà nước - tức để quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Một cơ sở nữa chính là để đảm bảo tính dân chủ trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Nguyên tắc này không những có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện phát huy trí tuệ của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước mà còn là phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của cá nhân và tổ chức trong bộ máy nhà nước.
d) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định trong Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”4.
Nguyên tắc này là sự phối hợp hài hoà của tính tập trung và dân chủ. Tập trung là sự thể hiện, sự đòi hỏi thống nhất quyền lực về một mối; trong khi đó dân chủ là sự thể hiện việc, mức độ tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Kết hợp đúng đắn tập trung và dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh tổ chức và hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước ta. Cơ sở của nguyên tắc này thể hiện ở một số điểm sau: (1) Để kết hợp hài hoà và phát huy được sự sáng tạo, sức