CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG, AN NINH Với tư cách là một chế định của ngành luật Hiến pháp,

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHỮNG nội DUNG cơ bản của LUẬT HIẾN PHÁP 2014 (Trang 26 - 28)

Với tư cách là một chế định của ngành luật Hiến pháp, chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất về đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia. Đó là những quan hệ xã hội mang nội dung xác định mục đích, nguyên tắc cơ bản về đối ngoại, quốc phòng và an ninh của quốc gia.

1. Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh theo Hiến pháp 1946 pháp 1946

Trong lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 có xác định nhiệm vụ của giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập toàn dân. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Hiến pháp năm 1946 có quy định công dân phải có nghĩa vụ đi lính.

2. Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh theo Hiến pháp 1959 pháp 1959

Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1959 có khẳng định nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, tăng cường đoàn kết với nhân dân các nước Á Phi và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Hiến pháp năm 1959 xác định bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả nhất, công dân phải đi nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.

3. Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh theo Hiến pháp 1980 pháp 1980

Về quan hệ đối ngoại, Hiến pháp 1980 khẳng định quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế giới.

Hiến pháp năm 1980 quy định bảo vệ tổ quốc thành một chương riêng. Để bảo vệ tổ quốc cần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh của truyền thống đoàn kết dân tộc với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tội phản bội tổ quốc là nặng nhất, công dân có nghĩa vụ đi lính để bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

4. Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh theo Hiến pháp 1992 pháp 1992

Về đối ngoại, Hiến pháp 1992 xác định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước. Không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Về quốc phòng, an ninh, Hiến pháp 1992 dành một chương quy định về bảo vệ tổ quốc. Trong đó, Hiến pháp 1992 xác định việc bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước có trách nhiệm củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc tổ quốc. Các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng an ninh do pháp luật quy định. Tội phản bội tổ

quốc là nặng nhất, công dân có nghĩa vụ đi lính để bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

5. Chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh theo Hiến pháp 2013 pháp 2013

Về chính sách đối ngoại, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Về quốc phòng, an ninh, Hiến pháp 2013 quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHỮNG nội DUNG cơ bản của LUẬT HIẾN PHÁP 2014 (Trang 26 - 28)