Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHỮNG nội DUNG cơ bản của LUẬT HIẾN PHÁP 2014 (Trang 36 - 41)

VIII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

1.Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp

Các cơ quan đại diện, gồm có: Nghị viện nhân dân và hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã. Trong đó, Nghị viện nhân dân (nay được gọi là Quốc hội) do nhân dân cả nước bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra. Nghị viện nhân dân có nhiệm kỳ 3 năm, được bầu trên cơ sở 5 vạn dân thì bầu một nghị viên.

Các cơ quan chấp hành gồm có Chính phủ và Uỷ ban hành chính ở các cấp. Trong đó, Chính phủ do Nghị viện nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, phó chủ tịch nước và nội các. Uỷ ban hành chính ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân

cùng cấp và uỷ ban hành chính cấp trên. Ngoài ra, còn có Uỷ ban hành chính bộ, do Hội đồng nhân dân các tỉnh trong bộ bầu ra, Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã trong huyện bầu ra.

Các cơ quan tư pháp là các cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, gồm có Toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà đệ nhị cấp và toà sơ cấp.

2. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959

Các cơ quan đại diện gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các câp. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại diện cao nhất. Quốc hội bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội. Quốc hội có nhiệm kỳ là 4 năm. Tại địa phương, Hội đồng nhân dân được lập theo từng cấp. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nhiệm kỳ là 3 năm; cấp huyện, cấp xã có nhiệm kỳ là hai năm.

Các cơ quan chấp hành bao gồm có Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban hành chính các cấp. Trong đó, Hội đồng chính phủ do Quốc hội bầu ra, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Trong Hội đồng Chính phủ bao gồm các thành viên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước. Uỷ ban hành chính là cơ quan chấp hành tại địa phương được thành lập ở ba cấp tỉnh, huyện, xã. Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra mình.

Các cơ quan xét xử. Toà án được đổi thành Toà án nhân dân và được thành lập theo ba cấp: toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.

Các cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới được thành lập trong bộ máy nhà nước, được tổ chức thành ba cấp: viện kiểm sát nhân dan tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử...

3. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980

Các cơ quan đại diện gồm có Quốc hội, Hội đồng nhà nước và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó, có một số thay đổi cơ bản là Quốc hội bầu ra Hội đồng nhà nước, vừa đóng vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội vừa đóng vai trò là chủ tịch tập thể của nhà nước. Quốc hội có nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu ở địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, được tổ chức theo các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 4 năm, cấp huyện, xã là 2 năm.

Các cơ quan chấp hành gồm có Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp. Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng do Quốc hội bầu ra, gồm có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Bộ trưởng và chủ nhiệm uỷ ban Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Các cơ quan xét xử gồm có hệ thống Toà án nhân dân các cấp, cơ quan kiểm sát gồm có viện kiểm sát nhân dân các cấp. Về cơ bản giống như quy định trong Hiến pháp năm 1959.

4. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992

Cơ quan đại diện gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội được cử tri cả nước bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm trừ trường hợp đặc biệt Quốc hội kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân hiện được tổ chức ở cấp tỉnh, huyện và xã với nhiệm kỳ 5 năm. Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Cơ quan hành chính gồm có Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ do Quốc hội lập ra với nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và

nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trong Ủy ban nhân dân có các cơ quan chuyên môn: sở, phòng, ban.

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam. Chức năng chính của Tòa án nhân dân là xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính. Ngoài chức năng xét xử, Tòa án nhân dân còn thực hiện chức năng giải quyết một số vụ việc khác, như: Giải quyết việc yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; giải quyết việc yêu cầu tuyên bố hủy phán quyết trọng tài thương mại; giải quyết việc yêu cầu tuyên bố một người mất năng lục hành vi dân sự, tuyên bố một người là mất tích, chết; giải quyết việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài… Tòa án nhân dân được tổ chức thành hệ thống: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện. Bên cạnh đó, còn có tòa án quân sự, hoặc các tòa án đặc biệt khác do Quốc hội thành lập.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

5. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013

5.1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhà nước

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Những nguyên tắc đó được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Đó là:

a)Nguyên tắc "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp"1

Cơ sở của sự thống nhất quyền lực chính là để đảm bảo cho tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể và cũng là cội nguồn của quyền lực. Nếu không có sự thống nhất quyền lực sẽ làm xa rời, mất đi bản chất giai cấp vốn có của nhà nước.

Cơ sở của sự phân công quyền lực thể hiện ở chỗ: Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tuy nhiên không thể có một cơ quan nào có thể đảm đương được việc thực hiện tất cả quyền lực của nhà nước mà nếu tồn tại cơ quan như vậy thì bộ máy nhà nước cũng chỉ có duy nhất một cơ quan nhà nước mà không cần đến một hệ thống các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cơ sở của sự phân công để quyền lực nhà nước còn nhằm mục đích chuyên môn hoá, nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực.

Cơ sở của sự phối hợp là để đảm bảo tính thống nhất quyền lực, để đảm bảo quyền lực nhà nước sau khi được phân công thì không bị tách ra một cách rời rạc mà được gắn kết với nhau tạo thành một khối quyền lực, tập trung được tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Cơ sở của sự kiểm soát quyền lực nhằm để bảo đảm các cơ quan không lạm quyền trong quá trình thực thi quyền lực.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHỮNG nội DUNG cơ bản của LUẬT HIẾN PHÁP 2014 (Trang 36 - 41)