Xem Khoả n1 Điều 28 Hiến pháp 201.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHỮNG nội DUNG cơ bản của LUẬT HIẾN PHÁP 2014 (Trang 44 - 47)

VIII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

3Xem Khoả n1 Điều 28 Hiến pháp 201.

mạnh của tập thể và của từng cá nhân, của cả nước và địa phương cơ sở, của từng tổ chức và cả hệ thống Bộ máy nhà nước. Nhiều khi để giải quyết công việc thì từng cá nhân đơn lẻ không thể làm được mà phải phát huy sự sáng tạo, sức mạnh của tập thể, nhiều khi lại không nên dùng các sức mạnh tập thể mà chỉ dùng đến sự quyết định cá nhân...; (2) Kết hợp được sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Trung ương và các cơ quan Nhà nước cấp trên đối với hoạt động tự chủ, sáng tạo năng động của địa phương và cơ quan Nhà nước cấp dưới; (3) Khắc phục được tệ nạn quan liêu, phân tán cục bộ.

Nguyên tắc này tập trung dân chủ được thể hiện trong hoạt động và tổ chức của Bộ máy Nhà nước ta như sau: (1) Thiểu số phải phục đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phải phục tùng người chỉ huy trong các cơ quan Nhà nước; (2) Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan Nhà nước cấp trên, các cấp chính quyền địa phương phải phục tùng cơ quan Nhà nước ở Trung ương; (3) Các cơ quan hành chính Nhà nước, toà án, kiểm sát đều phải do cơ quan quyền lực Nhà nước bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đó; (4) Tăng cường quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp với sự phân cấp hợp lý để tăng cường và phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương cơ sở; (5) Cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới trong việc thực hiện các quyết định, mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước cấp trên; (6) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên giữa cấp trên và cấp dưới; (7) Phải dân chủ hoá mọi hoạt động của Nhà nước, tổ chức cho nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực từ Trung ương đến cơ sở thực hiện chế độ thường xuyên báo cáo trước cử tri; (8) Đảm bảo kỷ luật nghiêm minh trong các tổ chức để chống quan liêu, phân tán, cục bộ...

e) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Mọi cán bộ, công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật khi thi hành công vụ; giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, bất kỳ chủ thể vi phạm có địa vị pháp lý như thế nào. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, phát huy hiệu lực của quan lý nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định trong Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật"5.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.

5.2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan nhà nước. Hiện nay, các cơ quan được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 gồm có: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước. Ngoài những cơ quan hiến định nêu

trên, trong bộ máy nhà nước còn có nhiều cơ quan khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật.

Theo nguyên tắc phân công quyền lực, mỗi cơ quan nhà nước được xác định rõ về vị trí pháp lý, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn. Để các cơ quan nhà nước thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình, pháp luật cũng quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức và hoạt động của mỗi cơ quan này.

a) Quốc hội

Trong Hiến pháp 1946, cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất là Nghị viện nhân dân. Kể từ Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được đổi tên là Quốc hội6.

Vị trí pháp lý của Quốc hội được quy định tại Điều 69 Hiến pháp 2013: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện: (1) Trong bộ máy nhà nước có Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu, nhưng chỉ có Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do nhân dân cả nước bầu ra; (2) Đại biểu Quốc hội tuy chỉ do nhân dân ở một đơn vị bầu cử bầu ra, nhưng vừa là người vừa đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử, vừa là người đại diện cho nhân dân cả nước làm việc trong cơ quan quyền lực cao nhất; (3) Quốc hội có không quá 500 đại biểu, được phân bổ cơ cấu đại diện cho mọi tầng lớp, thành phần, dân tộc, giới tính, tôn giáo trong xã hội; (4) Quốc hội được giao thực

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHỮNG nội DUNG cơ bản của LUẬT HIẾN PHÁP 2014 (Trang 44 - 47)