VIII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
6 Xem Điều 22 Hiến pháp 194, Điều 43 Hiến pháp 1959, Điều 82 Hiến pháp 1980, Điều 83 Hiến pháp 1992.
hiện những chức năng, nhiệm vụ lớn phục vụ cho lợi ích chung của toàn dân tộc, toàn thể nhân dân cả nước; (5) Quốc hội là nơi thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân cả nước, nói lên tiếng nói của nhân dân cả nước.
Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện: (1) Quốc hội là nơi tập trung thống nhất quyền lực nhà nước, những quyền lực được nhân dân cả nước giao phó. Quyền lực này bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; (2) Các cơ quan khác ở trung ương được Quốc hội phân công thực hiện một phần quyền lực trong quá trình thực hiện quyền lực phải thường xuyên có chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự kiểm tra, giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả thực hiện công việc được phân công; (3) Ban hành những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia, đó là Hiến pháp và các đạo luật; (4) Quyết định những vấn đề quan trọng, trọng đại nhất của đất nước mà các cơ quan khác không có quyền thực hiện, như: Quyết định chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyết định những vị trí nhân sự chủ chốt trong bộ máy nhà nước, quyết định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (5) Giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Xuất phát từ vị trí pháp lý nêu trên, Quốc hội có các chức năng cơ bản sau: thực hiện quyền lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Nếu như ở Hiến pháp 1992 khẳng định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp thì ở Hiến pháp 2013, Quốc hội không
thảo phải lấy ý kiến của Nhân dân trong quá trình lập hiến và trong trường hợp đặc biệt, khi Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu Quốc hội tiến hành trưng cầu dân ý đối với một phần hoặc toàn bộ Hiến pháp, thì quyền lập hiến do Nhân dân quyết định.
Chức năng của Quốc hội được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, gồm7: (1) Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; (2) Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; (3) Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (4) Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; (5) Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; (6) Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; (7) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên