Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Cự Hùng II (Trang 32)

6. Đóng góp của luận văn

1.4.5.2. Phân loại chi phí

Có nhiều cách phân loại chi phí phát sinh trong một doanh nghiệp, mỗi cách phân loại có một tác dụng khác nhau trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Trong doanh nghiệp có các cách phân loại chi phí sau:

- Phân loại theo tính chất thì chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

- Phân loại theo chức năng hoạt động bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

- Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính chi phí bao gồm chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

- Phân loại theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Phân loại theo cách ứng xử của chi phí bao gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

- Ngoài ra còn có các cách phân loại khác tùy theo mục đích sử dụng và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

1.5. Một số b i học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu hệ thống k toán quản trị từ các công ty trong khu vực

Do kế toán quản trị còn mới mẻ so với Việt Nam nên việc vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không đồng nhất. Vì thế cần phải học hỏi, nghiên cứu từ các công ty sản xuất kinh doanh đã tổ chức đƣợc hệ thống kế toán quản trị từ đó rút ra kinh nghiệm và tổ chức hệ thống kế toán quản trị phù hợp với nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Tại Công ty giày da Pouchen (Bảo Thành) với phƣơng châm của lãnh đạo công ty “Cải tiến liên tục” và gắn liền với mọi thành viên trong Công ty. Họ sử dụng bốn yếu tố để làm công cụ quản lý: Kế hoạch - thực hiện - đánh giá - cải tiến. Và các yếu tố quyết định sự thành công gồm: cam kết của ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất,

vai trò của cán bộ quản lý, sự nỗ lực tham gia của mọi ngƣời và việc triển khai cải tiến phải đƣợc thực hiện liên tục.

Vì vậy cần có một sự tin tƣởng từ phía ban Giám đốc đến từng bộ phận phòng ban và ngƣợc lại, điều này sẽ giúp cho nhà quản trị điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, giúp cho các thành viên trong công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và phản hồi thông tin một cách kịp thời, chính xác theo đúng yêu cầu của tổ chức.

Tại Công ty TNHH Chí Hùng đã tổ chức kế toán quản trị. Việc tổ chức kế toán quản trị này đã giúp cho công ty bƣớc đầu cung cấp những thông tin cần thiết cho ban quản trị của công ty. Mặc dù bƣớc đầu còn gặp nhiều khó khăn do kế toán quản trị so với các nhân viên là khá mới mẻ nhƣng với sự nhiệt tình cùng với sự nỗ lực của mọi ngƣời nên việc vận dụng kế toán quản trị vào công ty gặp nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả trong việc cugn cấp thông tin giúp cho nhà quản trị đƣa ra những quyết định kịp thời theo đúng yêu cầu của Ban giám đốc.

Từ những thực tiễn đó, sẽ học hỏi và rút ra những kinh nghiệm để tổ chức hệ thống kế toán quản trị phù hợp với tình hình sản xuất của công ty TNHH Cự Hùng II và đáp ứng đƣợc yêu cầu của công ty.

KẾT LUẬN CHƯ NG 1

KTQT là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, giúp cho việc đƣa ra các quyết định cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong tƣơng lai phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trƣờng. KTQT hữu ích trong việc kiểm soát chi phí cũng nhƣ hiệu quả của từng hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và giúp cho nhà quản trị giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động.

KTQT bao gồm những nội dung cơ bản là: dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập thông tin KTQT cho việc ra quyết định nhằm giúp doanh nghiệp có những kiến thức cơ bản để thực hiện nội dung kế toán quản trị.

Tuy nhiên, thực hiện đƣợc công tác KTQT tại doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu sau: về phía nhà nƣớc nên công bố những khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận KTQT trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các ngân hàng tƣ liệu thông tin; về phía nhà quản lý doanh nghiệp phải hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng, cải tiến nội dung cũng nhƣ mối quan hệ trong công tác kế toán, đào tạo lại nhân sự kế toán với định hƣớng đa dạng hóa nghiệp vụ, phát triển hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hóa cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ đó tổ chức đƣợc hệ thống kế toán quản trị phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

CHƯ NG 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH CỰ HÙNG II

2.1. Tình hình tổ chức quản lý kinh doanh và công tác k toán tại Công ty TNHH Cự Hùng II

2.1.1. Tình hình tổ chức quản lý kinh doanh 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Cự Hùng II hoạt động từ năm 2003 với hình thức là một chi nhánh của công ty TNHH Cự Hùng ở Đồng Nai.Cuối năm 2008 nhận thấy sự phát triển lớn mạnh của chi nhánh, Hội đồng quản trị quyết định chuyển chi nhánh lên thành công ty .Hiện nay công ty đang hoạt động theo giấy phép đầu tƣ số 461022000487 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng cấp ngày 24/7/2008. Nguồn vốn của Công ty đƣợc hình thành từ nguồn vốn góp giữa Công ty cổ phần hữu hạn Cự Thành (Đài Loan) góp vốn 80% và Công ty TNHH thƣơng mại sản xuất Tiến Hùng (Việt Nam) góp vốn 20%.

Công ty đang hoạt động với vốn pháp định là 6,000.000 USD, trong đó bên nƣớc ngoài góp 4,800,000 USD, bên Việt Nam góp 1,200,000 USD.

Công ty TNHH Cự Hùng II là một đơn vị sản xuất tƣơng đối lớn với máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại, Công ty chuyên sản xuất đế giày cao su, mousse cao su, mousse latex xuất khẩu.

Khi công ty mới đi vào hoạt động, các máy móc thiết bị ban đầu còn ít, số công nhân đƣợc tuyển dụng từ tháng 10 năm 2003 gồm 100 ngƣời. Nhƣng do chính sách kinh tế xã hội và nhu cầu thị trƣờng trong những năm gần đây, công ty luôn chú trọng công tác đầu tƣ nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, năng suất lao động đƣợc nâng cao, tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng nên có thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nƣớc ký kết hợp đồng sản xuất. Đồng thời công ty cũng thƣờng xuyên cử các cán bộ - công nhân đi đào tạo và thăm dò thị trƣờng nhằm nâng cao trình độ công nghệ và chất lƣợng sản phẩm. Với những bƣớc phát triển mạnh mẽ của việc sản xuất kinh doanh, công ty đã tạo đƣợc nhiều thành tựu, thu hút thêm

nhiều lao động. Ngoài ra, công ty còn trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho việc sản xuất.

Vì vậy, tính đến nay lao động của Công ty tăng lên hơn 1000 ngƣời, số giàn máy ép đế giày đƣợc phát triển từ 05 giàn (2003) lên 15 giàn (2005), lên 30 giàn máy (2008). Các loại máy móc thiết bị có công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn.

Từ năm 2005, Công ty phát triển khá mạnh và đồng bộ trên nhiều mặt, cả về qui mô lẫn chiều sâu. Các trang thiết bị máy móc đều mới, đồng thời Công ty không ngừng đầu tƣ lắp đặt thêm hàng năm, hầu hết các thiết bị chuyên dùng đƣợc trang bị có tính năng kỹ thuật cao phù hợp cho việc sản xuất các mẫu mã hàng mới và cao cấp.

Để giữ vững và mở rộng thị trƣờng, công ty luôn thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng đƣợc thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thƣờng xuyên thăm dò thị trƣờng nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm và tạo thêm nhiều mối quan hệ với nhiều khách hàng.

2.1.1.2. Qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty TNHH Cự Hùng II có trụ sở và nhà xƣởng tại khu phố Mỹ Hiệp, thị trấn Thái Hoà, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng (điện thoại: 0650.3625 452 ~ 453 ; Fax : 0650.3625 441), với diện tích : 39.660 m2. Bao gồm:

Khu A

- Khu văn phòng làm việc của Công ty. - Khu văn phòng xƣởng.

- Phân xƣởng sản xuất chính. - Kho trung.

- Kho vật tƣ.

- Khu tỉa biên, đóng gói - Kho thành phẩm.

- Kho nguyên liệu. - Khu làm mousse .

- Căn tin.

Khu B

- Nhà chuyên gia.

2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

 Chức năng:

- Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất đế giày và miếng trang trí cho giày thể thao.

- Khách hàng của công ty đa phần là các công ty may giày thể thao trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và các tỉnh lân cận

 Nhiệm vụ của công ty:

- Thiết lập và duy trì môi trƣờng làm việc thân thiện an toàn

- Hoàn thiện bộ máy quản lý, tích cực phát triển tài năng của ngƣời lao động, xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của công ty.

- Cải thiện năng suất lao động hiệu quả, nâng cấp, đổi mới tối ƣu thiết bị tài sản để đạt đƣợc kế hoạch sản lƣợng với giá thành tốt nhất.

2.1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý

Hội Đồng Quản Trị

Là tổ chức đứng đầu trong Công ty toàn quyền quyết định hoặc đề ra các phƣơng hƣớng phát triển Công ty, kế hoạch hoạt động, đồng thời Hội đồng quản trị có quyền ủy thác quyết định của mình cho Ban Giám đốc Công ty trong những trƣờng hợp cho phép. Hội đồng quản trị gồm 05 ngƣời:

- 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị. - 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. - 03 Ủy viên Hội đồng quản trị.

Ban Giám ốc Công ty

Là đại diện pháp nhân của Công ty. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trƣớc những phƣơng án nhằm xây dựng phát triển Công ty, vận động thực hiện những quyết định của Hội đồng quản trị. Ban Giám đốc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự với các tổ chức kinh doanh khác trong và ngoài nƣớc, các ban ngành liên quan; tiến hành các quyết định, quan hệ với các tổ chức có thẩm quyền của Nhà Nƣớc, nhằm giải quyết những vấn đề khúc mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác đối với công nhân viên .

Thành viên trong ban Ban Giám đốc bao gồm: 05 ngƣời:

- 01 Tổng Giám đốc (Đài Loan). Mr Wen, Hsien Tang - 01 Phó Tổng Giám đốc (Việt Nam). Mr Nguyễn Sự - 01 Giám Đốc điều hành (Đài Loan). Mr Trần Mạnh Hổ - 01 Giám Đốc Kinh doanh (Đài Loan). Mr Vƣơng Ủy Quyền - 01 Kế toán trƣởng (Việt nam). Mrs Nguyễn Ngọc Lý

Phòng tổng vụ

Đây là bộ phận thực hiện những vấn đề mang tính bao quát, hành chính nhƣ: Xem xét chế độ tuyển dụng lao động, quản lý lao động, quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm giải quyết công việc hành chính, áp dụng triệt để các nguyên tắc, qui định về Điều lệ lao động, chế độ và nghĩa vụ đối với ngƣời lao động, tiến hành thực hiện những công tác về tổ chức, bố trí mua sắm trang thiết bị văn phòng phẩm, các hình thức trang trí phòng ban, các máy móc thiết bị phục vụ quản lý, quan tâm đến sức khỏe ngƣời lao động nhƣ tổ chức phòng y tế, các sinh hoạt tất yếu, nhằm khuyến khích ngƣời lao động tăng gia sản xuất.

Phòng xuất nhập khẩu

Có chức năng xuất nhập khẩu, giao nhận ủy thác và tìm kiếm thị trƣờng nƣớc ngoài, đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu; theo dõi, kiểm kê các đơn nhập - xuất hàng, lên kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị

Phòng k toán

Quản lý toàn bộ nguồn tài chính của Công ty.

Cân đối các nguồn vốn, theo dõi và hạch toán, kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà Nƣớc.

Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về toàn bộ công tác kế toán, thống kê, và quản lý tài chính của Công ty.

Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp số liệu khi các đoàn kiểm tra, thanh tra của Nhà nƣớc đến làm việc.

Văn phòng xưởng

Chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động sản xuất trong xƣởng, hƣớng dẫn, chỉ đạo về kỹ thuật công nghệ nhằm đạt hiệu quả tối ƣu trong sản xuất.

Quản lý, đôn đốc lực lƣợng lao động trong mọi phân xƣởng, nâng cao tinh thần sản xuất làm việc, đảm bảo số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm đúng nhƣ tiến độ hoạch định ban đầu.

Bàn với Giám đốc xƣởng sản xuất trực tiếp giải quyết các sự cố về công nghệ sản xuất, đảm bảo tính an toàn lao động ngay trong sản xuất; theo dõi sổ sách, giám sát ngày công lao động của công nhân và có hƣớng khắc phục những khó khăn trong lao động.

Tiến hành bố trí và phân bổ một cách hợp lý vào từng khâu sản xuất lực lƣợng lao động, không gây uổng phí hoặc ứ động lao động trong doanh nghiệp.

Những khó khăn ngoài khả năng giải quyết sẽ đƣợc trình lên Ban Giám đốc Công ty lấy ý kiến tiến hành thực hiện.

Bộ phận HSE (An to n - Sức khỏe v Môi trường)

Quản lý các vấn đề Sức khỏe, An toàn và Môi trƣờng (Health, Safety and Environment - HSE ) là ngành mà hoạt động vì sự an toàn và sức khỏe của ngƣời lao động, sự bảo toàn của máy móc, thiết bị, tài sản và sự phát triển bền vững đối với môi trƣờng sống. Với quan điểm là tất cả các tai nạn, rủi ro hay các tác động đến môi trƣờng đều có thể kiểm soát đƣợc. Ngành HSE phát triển không ngừng và

đi vào nhiều lĩnh vực hoạt động cũng nhƣ cuộc sống hàng ngày để đảm bảo hay bảo vệ con ngƣời, thiết bị, tài sản và môi trƣờng sống của chúng ta.

Thực hiện việc tiếp đón khách hàng khi họ tới tham quan nhà máy và kiểm toán các vấn đề về An toàn, Sức khỏe và Môi trƣờng.

Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp số liệu khi các đoàn kiểm tra, thanh tra của Nhà nƣớc đến làm việc.

(Ng ồ : P ò g â ự ô g y TNHH ự Hù g II) S ồ 2.1: S ồ tổ chức tại Công ty TNHH Cự Hùng II KẾ HOẠCH KT THANH TOÁN DOANH THU KT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KT THÀNH PHẨM KT NVL + TIỀN LƢƠNG THỦ KHO THÀNH PHẨM THỦ KHO V.TƢ VÀ N.LIỆU HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁMĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC LUYỆN KÍN MÁY CÁN MÁY ÉP TỈA BIÊN TỔ MOUSSE ĐÓNG GÓI

CƠ ĐIỆN KIỂM PHẨM ĐIỀU ĐỘ

XUẤT NHẬP KHẨU KẾ TOÁN TỔNG VỤ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

VĂN PHÒNG XƢỞNG

2.1.1.5. Giới thiệu chung v sản phẩm và quy trình sản xuất

Những sản phẩm chính của đơn vị: đế giày và miếng trang trí.

Những nguyên vật liệu đầu vào bao gồm: chất xúc tác, Axit steric, Oxit kẽm, chất phòng lão hóa, chất chống nứt, chất chịu mài mòn, chất tạo cầu nối, chất tạo độ dính, chất xúc tiến, lƣu huỳnh, cao su, chất màu

Qui trình sản xuất tại Công ty TNHH Cự Hùng II bao gồm 1 dây chuyền

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Cự Hùng II (Trang 32)