Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Cự Hùng II (Trang 26)

6. Đóng góp của luận văn

1.4.2.3. Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận

Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận: Là một đơn vị kinh doanh phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ở đây có quyền và trách nhiệm với lợi nhuận phát sinh trong phạm vi quản lý của mình. Do lợi nhuận đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nên các nhà quản lý ở trung tâm lợi nhuận đối với sự phát sinh của cả doanh thu và chi phí. Trong một doanh nghiệp, trung tâm kinh doanh thƣờng

đƣợc tổ chức gắn liền với các chi nhánh, đơn vị hạch toán kinh tế, đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ hoặc đƣợc phân cấp thực hiện một số kinh doanh độc lập có thể trong và ngoài nƣớc. trong một trung tâm kinh doanh có thể bao gồm nhiều trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu.

Kế toán trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận đó là phân tích các báo cáo bộ phận để thấy đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp. Thông tin phân tích là cơ sở khoa học đƣa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn.

1.4.2.4. Trung tâm trách nhiệm ầu tư

Trung tâm đầu tƣ: Là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ở đây có quyền và trách nhiệm đối với thành quả và hiệu quả của vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ dài hạn. Trung tâm đầu tƣ là một bộ phận có trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tƣ đƣợc tổ chức gắn liền với bộ phận đại diện chủ sở hữu vốn.

Vậy hệ thống kế toán trách nhiệm đƣợc xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức các bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiện doanh thu và lợi nhuận, đầu tƣ. Kế toán trách nhiệm nhằm mục đích thông tin hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của các bộ phận đó

1.4.3. Hệ thống k toán chi phí

Theo Phạm Văn Dƣợc – Trần Văn Tùng (2011): Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chi phí. Theo quan niệm của các nhà kinh tế học phƣơng Tây: “chi phí là sự hy sinh các nguốn lực để đạt mục tiêu xác định”.

Theo lý luận giá trị lao động của Mác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động trong quá trình sản xuất.

Theo quan niệm kế toán Pháp, chi phí là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo quan điểm kế toán Mỹ, chi phí là sự tiêu dùng tài sản cho hoạt động kinh doanh. Chi phí làm giảm vốn của chủ sỡ hữu.

Ở nƣớc ta, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản, hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Tuy nhiên, mục đích của KTQT trong lĩnh vực chi phí là nhằm cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích và kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Vì thế, đối với KTQT chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, chi phí cũng có thể là những phí tổn ƣớc tính để thực hiện một dự án, hoặc là những lợi nhuận bị mất đi do lực chọn phƣơng án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Do đó, việc phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý khác nhau là một yêu cầu cần thiết của kế toán chi phí.

 Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính có: Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

- Chi phí sản phẩm là những chi phí liên quan trực tiếp đến những đơn vị sản phẩm đƣợc sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất hoặc đơn vị hàng hóa đƣợc mua vào ở doanh nghiệp thƣơng mại.

- Chi phí thời kỳ là những chi phí đƣợc xác định ngay khi nó phát sinh, nó không bao giờ có số dƣ vào cuối kỳ, bởi vì nó đƣợc kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh.

 Phân loại theo mối quan hệ đối tƣợng chi phí có: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp là chi phí có mối quan hệ trực tiếp với đối tƣợng chịu chi phí mà kế toán có thể xác định đƣợc ngay từ khi nó phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ban đầu kế toán có thể tập hợp đƣợc chi phí cho từng đối tƣợng.

- Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng. Khi tinh vào một đối tƣợng nào đó kế toán phải phân bổ theo một tiêu thức nào đó.

 Phân loại theo cách ứng xử của hoạt động có: Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp.

- Biến phí là loại chi phí thay đổi về tổng số khi qui mô hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Đặc điểm của loại chi phí này là khi hoạt động sản xuất kinh doanh

không diễn ra thì chi phí bằng không, qui mô hoạt động càng lớn thì tổng biến phí càng lớn.

- Định phí là loại chi phí không thay đổi về mặt tổng số quy mô hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Nhìn chung những chi phí phát sinh đều theo thời gian, không phụ thuộc vào qui mô hoạt động thì đƣợc nhận diện là chi phí. Phạm vi phù hợp của định phí là phạm vi về quy mô hoạt động mà tại đó tổng định phí không thay đổi. Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động thay đổi ở một ngƣỡng nào đó nó có thể làm định phí thay đổi.

Định phí trong doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú có thể chia thành hai dạng cơ bản đó là định phí bộ phận và định phí chung

- Định phí bộ phận: thƣờng gắn với sự tồn tại và phát sinh của các bộ phận trong một tổ chức hoạt động. Khi bộ phận trong tổ chức hoạt động không tồn tại thì định phí đó cũng không tồn tại, nhƣ chi phí khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp bình quân, tiền thuê mặt bằng nhà xƣởng hàng tháng

- Định phí chung: hay còn gọi là định phí bắt buộc của một hoạt động đó là một định phí thƣờng liên quan đế cơ sở hạ tầng của một doanh nghiệp, khi một bộ phận trong tổ chức hoạt động không tồn tại thì định phí chung vẫn phát sinh, nhƣ tiền thuê văn phòng của công ty, chi phí quảng cáo thƣơng hiệu của công ty.

 Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí. Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác nó có thể bao gồm cả biến phí và định phí, mang đặc điểm của biến phí và định phí.

 Các nhận diện khác về chi phí

- Chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc: Chi phí kiểm soát đƣợc đối với một cấp quản lý là những chi phí do cấp đó ra quyết định. Những chi phí nằm ngoài quyền quyết định của một cấp quản lý gọi là chi phí không kiểm soát đƣợc.

- Chi phí chênh lệch: Trƣớc khi ra quyết định nhà quản lý phải so sánh nhiều phƣơng án khác nhau. Mỗi phƣơng án sẽ có một số chi phí liên quan và chúng sẽ đƣợc đem so sánh với chi phí của các phƣơng án khác. Có một số chi phí hiện diện trong phƣơng án này nhƣng lại hiện diện một phần hoặc không hiện diện trong

phƣơng án khác, các loại chi phí này gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch có thể tăng hoặc có thể giảm. Khái niệm chi phí này cũng thƣờng đƣợc dùng để phân tích, lựa chọn phƣơng án tốt nhất.

- Chi phí cơ hội: là chi phí bị mất đi khi chọn phƣơng án này thay cho phƣơng án khác.

- Chi phí chìm: là những chi phí phát sinh trong quá khứ mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn còn phải chịu trong tƣơng lai bất kể doanh nghiệp lựa chọn phƣơng án kinh doanh nào.

- Chi phí biên tế: Là chi phí phải bỏ thêm khi sản xuất thêm một sản phẩm. Chi phí tăng lên khi quy mô hoạt động tăng lên. Khái niệm chi phí thƣờng đƣợc sử dụng trong việc xem xét có nên mở rộng quy mô hoạt động hay không.

1.4.4. Thi t lập thông tin k toán quản trị cho quá trình ra quy t ịnh

Theo Đoàn Ngọc Quế (2009): Để thực hiện chức năng của mình các nhà quản trị thƣờng sử dụng phần lớn thời gian làm việc để ra quyết định. Các quyết định của nhà quản trị sẽ ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của một tổ chức trong hiện tại mà còn ảnh hƣởng đến những năm tiếp theo. Có thể nói, lợi nhuận của một tổ chức kinh doanh hôm nay phản ánh hậu quả của các quyết định quản trị trong quá khứ, và những quyết định hiện tại của nhà quản trị sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của tổ chức trong cả hiện tại và tƣơng lai.

Vì vậy, để ra các quyết định đúng đắn, nhà quản trị phải thực hiện một qui trình chặt chẽ. Trong quy trình này, KTQT đóng vai trò quan trọng, đó là việc thu thập, xử lý và cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin thích hợp cho mỗi tình huống quyết định.

Quá trình ra quyết định của nhà quản trị cũng là sự lựa chọn của nhiều phƣơng án kinh doanh và các phƣơng án kinh doanh này đƣợc ứng dụng từ mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận, cụ thể là:

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận: là bao gồm việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nhân tố: giá bán sản phẩm, sản lƣợng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và mức độ tiêu thụ sản phẩm hoặc mức độ hoạt động của doanh

nghiệp, kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty.

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận là công cụ tốt nhất của nhà quản trị nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi khả năng về các nguồn lực, vật lực hiện có của doanh nghiệp để ra các quyết định.

1.4.5. Những i u kiện ể thực hiện k toán quản trị tại doanh nghiệp

Để KTQT đƣợc thực hiện ở các doanh nghiệp cần thiết phải có một số điều kiện sau: - Các doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một bộ máy tổ chức quản lý khoa học trong đó có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bởi vì KTQT gắn liền với sự phân cấp quản lý nên hệ thống thông tin trong nội bộ cần phải đƣợc thiết lập đồng bộ và thống nhất tránh sự trùng lắp.

- Nguồn nhân lực thực hiện công tác KTQT - các kế toán viên phải có năng lực chuyên môn để cung cấp những thông tin thích hợp và đáng tin cậy đáp ứng kịp thời cho nhà quản trị.

- Các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình các chuẩn mực riêng để từ đó đánh giá, kiểm soát hoạt động nội bộ doanh nghiệp. Thông qua các chuẩn mực này hoạt động của từng bộ phận đƣợc thống nhất theo mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

1.4.5.1. Khái niệm chi phí

- Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng hóa.

- Chi phí là giá trị của một nguồn lực bị tiêu hao dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt đƣợc một mục đích nào đó.

- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

1.4.5.2. Phân loại chi phí

Có nhiều cách phân loại chi phí phát sinh trong một doanh nghiệp, mỗi cách phân loại có một tác dụng khác nhau trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Trong doanh nghiệp có các cách phân loại chi phí sau:

- Phân loại theo tính chất thì chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

- Phân loại theo chức năng hoạt động bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

- Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính chi phí bao gồm chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

- Phân loại theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Phân loại theo cách ứng xử của chi phí bao gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

- Ngoài ra còn có các cách phân loại khác tùy theo mục đích sử dụng và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

1.5. Một số b i học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu hệ thống k toán quản trị từ các công ty trong khu vực

Do kế toán quản trị còn mới mẻ so với Việt Nam nên việc vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không đồng nhất. Vì thế cần phải học hỏi, nghiên cứu từ các công ty sản xuất kinh doanh đã tổ chức đƣợc hệ thống kế toán quản trị từ đó rút ra kinh nghiệm và tổ chức hệ thống kế toán quản trị phù hợp với nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Tại Công ty giày da Pouchen (Bảo Thành) với phƣơng châm của lãnh đạo công ty “Cải tiến liên tục” và gắn liền với mọi thành viên trong Công ty. Họ sử dụng bốn yếu tố để làm công cụ quản lý: Kế hoạch - thực hiện - đánh giá - cải tiến. Và các yếu tố quyết định sự thành công gồm: cam kết của ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất,

vai trò của cán bộ quản lý, sự nỗ lực tham gia của mọi ngƣời và việc triển khai cải tiến phải đƣợc thực hiện liên tục.

Vì vậy cần có một sự tin tƣởng từ phía ban Giám đốc đến từng bộ phận phòng ban và ngƣợc lại, điều này sẽ giúp cho nhà quản trị điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, giúp cho các thành viên trong công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và phản hồi thông tin một cách kịp thời, chính xác theo đúng yêu cầu của tổ chức.

Tại Công ty TNHH Chí Hùng đã tổ chức kế toán quản trị. Việc tổ chức kế toán quản trị này đã giúp cho công ty bƣớc đầu cung cấp những thông tin cần thiết cho ban quản trị của công ty. Mặc dù bƣớc đầu còn gặp nhiều khó khăn do kế toán quản trị so với các nhân viên là khá mới mẻ nhƣng với sự nhiệt tình cùng với sự nỗ lực của mọi ngƣời nên việc vận dụng kế toán quản trị vào công ty gặp nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả trong việc cugn cấp thông tin giúp cho nhà quản trị đƣa ra những quyết định kịp thời theo đúng yêu cầu của Ban giám đốc.

Từ những thực tiễn đó, sẽ học hỏi và rút ra những kinh nghiệm để tổ chức hệ thống kế toán quản trị phù hợp với tình hình sản xuất của công ty TNHH Cự Hùng II và đáp ứng đƣợc yêu cầu của công ty.

KẾT LUẬN CHƯ NG 1

KTQT là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Cự Hùng II (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)