Phân tích cơ hội xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 55 - 57)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

3.1.3. Phân tích cơ hội xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Kỳ qua cáac công ty nhập khẩu của Hoa Kỳ.

- Khi Hiệp định thương mại có hiệu lực thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ đánh vào hàng có xuất xứ từ Việt Nam sẽ giảm, cho phép chúng ta đa dạng hoá các mặt hàng thủy sản đưa vào Hoa Kỳ, đặc biệt các mặt hàng chế biến cao cấp có giá trị cao (hiện nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ dưới dạng sản phẩm thô).

- Được sự quan tâm của chính phủ Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đang cố gắng tháo gỡ các rào cản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Chính phủ cũng đã tiếp xúc với cục nghề cá biển Hoa Kỳ, Hiệp hội nghề cá Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng khác … để giới thiệu về ngành thủy sản của Việt Nam.

3.1.2. Phân tích điểm yếu đối với thị trường Hoa Kỳ.

- Tính cạnh tranh của thị trường thủy sản nước Hoa Kỳ rất cao, hàng của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh với hàng thủy sản của các nước Thái Lan, Aán Độ, Bangladesh, … chẳng những cạnh tranh về chất lượng giá cả mà còn về phương thức thanh toán.

- Thủy sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạnh sơ chế cho nên giá trị xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các nhà thủy sản Việt Nam chưa hiểu biết được nhu cầu thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với người Hoa Kỳ vào công nghệ chế biến thủy sản ở Việt Nam như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản.

- Hoa Kỳ có những quy định rất khắt khe chẳng những đối với chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn có các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, đây cũng được coi như các rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản.

- Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thủy sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống, nuôi trồng, đánh bắt, … còn mang nhiều yếu tố tự phát, chưa trở thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô.

- Nắm bắt thông tin về thị trường Hoa Kỳ còn ít, các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu để tiếp cận kịp thời với thị trường này.

3.1.3. Phân tích cơ hội xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Kỳ.

Trong bối cảnh kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn được một số cơ hội thuận lợi sau:

- Sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam: Trước xu thế hội nhập, trước ảnh hưởng của việc mất thị trường và giảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã ngày càng có sự quan tâm đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ cố gắng tháo gỡ các rào cản tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và với ngành thủy sản nói riêng. Các cuộc hội thảo, các quy định mới, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Khi Hiệp định thương mại được ký kết, Việt Nam càng tăng thêm tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến, tất nhiên trong đó có cả ngành thủy sản. Ta có thể thu hút các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào ngành thủy sản để tạo ra sản phẩm xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ. Hiệp định thương mại sẽ cho phép các công ty từ hai nước được phép áp dụng quan hệ thương mại bình thường khi tham gia vào thị trường của nhau. Hơn nữa, việc ký kết Hiệp định thương mại sẽ có tác dụng tích cực chẳng hạn như Cục kiểm nghiệm thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ (FDA) sẽ bớt khắc khe hơn. Ngày càng có nhiều nhà nhập khẩu thủy sản lớn của Hoa Kỳ có thể chuyển một phần lớn thị trường từ Thái lan, Indonesia sang Việt Nam vì không còn sự rủi ro. Thông tin thị trường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nhiều hơn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn, thậm chí có thể mua hàng từ nước khác bán sang Hoa Kỳ, tín dụng xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ được đảm bảo hơn và như vậy chắc chắn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

- Nhu cầu thủy sản ở Hoa Kỳ: Nhu cầu thủy sản ở Hoa Kỳ rất lớn. Tuy nhiên lượng thủy sản tiêu thụ bình quân đầu người không cao, khoảng 6,8kg/người/năm (trong khi Nhật Bản là 72kg/người/năm). Và hiện nay, nhiều nghiên cứu về sức khỏe đã khuyên dân Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng nhiều thủy sản hơn để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.

- Internet và E-Commerce: Sự phát triển của Internet ở Việt Nam là yếu tố rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ là một quốc gia có số lượng máay tính kết nối Internet nhiều nhất thế giới, nhiều cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ cũng có kết nối Internet. Thương mại điện tử (E-Commerce) đang phát triển rất mạnh ở Hoa Kỳ. Tất cả những điều đó tạo cho công ty có điều kiện tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ, với các công ty Hoa Kỳ bằng chi phí thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể nắm bắt được thông tin của các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ như Hải quan, FDA một cách nhanh chóng nhất thông qua mạng Internet.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)