Y tế Săn sóc sức khỏe
2.3.4. Tình hình hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty COFIDEC
112,09 67,73 156,96
• Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ:
Cơ cấu chủng loại mặt hàng của COFIDEC tương đối đa dạng như: Tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực đông lạnh, sò đông lạnh, tôm PTO (tôm bóc vỏ còn đuôi), mực sushi, tôm khô, mực khô,cá khô, … nhưng cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu của công ty là tôm đông lạnh, trong đó tôm đông lạnh sơ chế chiếm 65,46% tổng kim ngạch, chính vì vậy, trong cơ cấu thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ của công ty chiếm phần lớn là tôm sơ chế.
• Những chuẩn bị của công ty để sản phẩm vào được thị trường Hoa Kỳ:
Để có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ, công ty đã tiến hành thực hiện chương trình quản lý vệ sinh thực phẩm HACCP từ đầu năm 1998. Bởi vì đây là giấy thông hành quan trọng nhất để thâm nhập vào thị trường này.
Bên cạnh đó công ty cũng thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo ISO 9002 và đã đạt giấy chứng nhận ISO 9002 vào tháng 4 năm 1999, tạo điều kiện tăng cường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Hiện nay công ty cũng đang đầu tư xây dựng hai nhà máy mới để sản xuất hàng thủy sản có giá trị gia tăng vào thị trường này.
2.3.4. Tình hình hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty COFIDEC
• Sản phẩm xuất khẩu của công ty
Hiện nay cơ cấu chủng loại mặt hàng của COFIDEC tương đối đa dạng. Bao gồm những chủng loại sau:
+ Tôm đông lạnh: HOSO (Head-on shell-on: còn đầu còn vỏ), HLSO (Headless shell-on: bỏ đầu còn vỏ), PD (Peeled and deveined: bóc vỏ lấy chỉ lưng), PUD (Peeled and undeveined: bóc vỏ không lấy chỉ lưng). Với nhiều loại tôm như tôm sú, tôm thẻ, tôm càng, tôm hồng, …
+ Cá đông lạnh: để nguyên con, róc xương lạng thịt (Fillet) hoặc xẻ bướm. Với các loại cá như cá thu, cá bơn, …
+ Mực đông lạnh: fillet hoặc cắt tròn.
+ Sò đông lạnh: với nhiều chủng loại như sò điệp, hến, ốc, …
- Sản phẩm có giá trị gia tăng: Tôm PTO (bóc vỏ còn đuôi), tôm PTO kéo thẳng, Sushi EBI, tôm luộc các loại. Mực sushi.
- Thủy sản khô: Tôm khô. Mực khô: lột da, còn da, Daruma. Cá khô: nguyên con, fillet xẻ bướm, thêm gia vị, …
- Thực phẩm chế biến: EBI fry, fish fry, hến thêm gia vị ăn liền, há cảo, shao mai, EBI roll.
Do tiến hành quản lý chất lượng theo ISO 9002 và thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP cho nên mặt hàng của COFIDEC có chất lượng cao và vệ sinh bảo đảm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị trường khó tính nhất. Bao bì của hàng hoá đạt đúng theo yêu cầu của khách hàng, có ghi đầy đủ tên sản phẩm, thành phần sản phẩm, trọng lượng, kích cỡ hàng, thời gian sử dụng, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng (theo đúng yêu cầu của khách hàng khó tính ở Hoa Kỳ). Ngoài ra, bao bì còn đạt đủ tiêu chuẩn cho hàng thủy sản đông lạnh chắc chắn và giữ lạnh tốt.
Đạt được những thành quả trên là nhờ thực hiện chiến lược sản phẩm có sự đầu tư lớn về thiết bị nhà xưởng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo ISO 9002, và chương trình HACCP của Hoa Kỳ.
• Định giá của công ty
Nếu so với giá của thế giới thì giá thủy sản Việt Nam có phần thấp hơn. Đơn cử trường hợp giá bình quân của Việt Nam năm 1997 chỉ 4,5USD/kg, trong khi giá của Thái Lan là 9 USD/kg.
Nguyên nhân chính là do thiếu thiết bị đông lạnh tiên tiến nên không giữ được độ tươi cần thiết đối với hàng thủy sản xuất khẩu, … nhất là các mặt hàng đòi hỏi độ tươi ăn. Do đó, giá thủy sản của chúng ta thấp hơn các nước xuất khẩu thủy sản tiên tiến khác.
Từ trước đến nay, công ty tính giá theo chi phí và mức lợi nhuận mong muốn. Để cụ thể hơn, sau đây là ví dụ bảng chiết tính giá dựa trên chi phí cho mặt hàng Há cảo của công ty.
+ Chi phí sản xuất: 424.327.500 VNĐ/cont 20”. + Thủ tục phí: 450.000 VNĐ/cont 20”. + Phí kiểm vi sinh: 1.000.000 VNĐ/cont 20”. + Phí khác (C/O, Bill): 110.000 VNĐ/cont 20”. Tổng chi phí: 425.887.500 VNĐ/cont 20” (Tương đương: 30.750 USD/cont 20”)
+ Cước phí đi Hoa Kỳ: 550 USD/cont 20”
Vậy giá CF (chưa tính lãi ước tính) khi xuất sang Hoa Kỳ bằng: 31.300 USD/cont 20”
Mức lãi ước tính sẽ dựa trên giá thị trường, ngoài ra còn dựa vào mức độ nhu cầu, tính khẩn trương, … quyết định này sẽ linh hoạt tùy trường hợp cụ thể.
- Phương thức thanh toán cho hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu thanh toán bằng L/C at sight không hủy ngang, và thanh toán T.T.R đối với những khách hàng quen đã qua nhiều lần xuất khẩu. Việc áp dụng phương thức thanh toán của công ty là hợp lý và qua thực tiễn cho thấy mang lại hiệu quả cao.
• Phân phối sản phẩm xuất khẩu
Hình thức thâm nhập thị trường thủy sản thế giới của công ty COFIDEC là hình thức sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu cho khách hàng.
Đối với khách hàng Hoa Kỳ, họ đều có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Nên chính văn phòng này tiếp xúc với công ty để đặt hàng, thanh tra giám sát sản xuất, và sau đó xuất sang thị trường Hoa Kỳ với sự giám sát bởi đại diện của họ.
Đặc điểm của phương thức phân phối của công ty là phân phối trực tiếp. Chính vì thế có ưu điểm là hạn chế chi phí.
Tuy nhiên , hoạt động phân phối của công ty còn có một số hạn chế như:
+ Do tính chất xuất khẩu từ trong nước sang thị trường nước ngoài, nên công ty không nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của thị trường đó.
+ Công ty chưa thiết lập được các kênh phân phối đặt tại nước nhập khẩu. Chính việc sử dụng các kênh phân phối, ở một góc độ nào đó, chính là nhịp cầu giữa thị trường và công ty.
• Hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty:
- Đăng quảng cáo trên báo chuyên ngành thủy sản: tạp chí xuất nhập khẩu thủy sản.
- In ấn và phát hành catalogue: trong đó trước hết giới thiệu vầ lĩnh vực kinh doanh, doanh số gần đây nhất, mặt hàng, thị trường chính, những dự án đầu tư đang hoặc sẽ được thực hiện bởi công ty, trình độ sản xuất xuất khẩu của công ty, với hình ảnh những sản phẩm của công ty.
- Tuy nhiên, phương thức mà công ty thường sử dụng đó là sử dụng khách hàng cũ để tìm khách hàng mới. COFIDEC tìm được những khách hàng mới bằng sự ngoại giao thân thiện với khách hàng trước đó, thông qua họ, bằng các mối quen biết của họ mà công ty tìm những đối tác mới.
- Ngoài ra COFIDEC còn tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm.
- Cử cán bộ xuất nhập khẩu đi tìm đối tác nước ngoài thông qua hội chợ triển lãm ngành thủy sản. Và học hỏi kinh nghiệm của các công ty thủy sản thế giới. Nhìn chung, hoạt động xúc tiến của công ty đã được quan tâm một cách thích đáng, với những hình thức đa dạng và có sự đầu tư lớn.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế sau:
+ Hoạt động này còn chủ yếu tập trung vào khách hàng Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, cụ thể như chủ yếu là cử cán bộ sang Nhật Bản, Thái Lan, … hoặc tham gia triễn lãm ở khu vực Châu Á.
+ Hoạt động này chưa có sự mở rộng về quy mô sang thị trường Hoa Kỳ và EU. + Chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quảng cáo quốc tế.
Như vậy, qua nghiên cứu trên của công ty thời gian qua, việc mở rộng và đẩy mạnh việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ là việc làm đúng đắn và cần thiết cho công ty bởi những lý do sau:
- Sự phụ thuộc phần lớn vào thị trường Nhật Bản là không thể chấp nhận được trong xu hướng quốc tế hoá ngày nay. Sự phụ thuộc này sẽ gây tác hại lớn cho công ty trong hoàn cảnh hiện nay, do hậu quả kéo dài của khủng hoảng tài chíh Châu Á, sức mua của Nhật Bản giảm mạnh. Nếu sự phụ thuộc này kéo dài sẽ dẫn công ty đến chỗ khủng hoảng về thị trường đầu ra. Do đó, mở rộng xuất khẩu sang Hoa Kỳ để giảm bớt được rủi ro do việc phụ thuộc vào chỉ một thị trường Nhật Bản. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường thủy sản có sức mua lớn trong ba thị trường thủy sản lớn nhất hiện nay là Nhật, EU và Hoa Kỳ.
- Công ty đã bước đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đã đạt được chứng nhận HACCP của Hoa Kỳ, ngoài ra còn đạt giấy chứng nhận ISO9002, đây là điều kiện tiền đề vững chắc để công ty có thể thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
Tóm lại, việc mở rộng thị trường sang Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế đối với công ty. Nhưng chắc chắn rằng đó là định hướng đúng đắn và sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Để thực hiện được định hướng này thì việc hoạch định Marketing xuất khẩu thủy sản cho công ty là điều cần thiết, như là một bước tiền đề để cho công ty tiến xa hơn nữa.