Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm từ năm 1994 đến nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 44 - 48)

Y tế Săn sóc sức khỏe

2.2.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm từ năm 1994 đến nay.

các năm từ năm 1994 đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu:

Từ sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã có bước tiến rõ rệt, năm 1994 Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 94,9 triệu USD và nhập khẩu từ Hoa Kỳ 44,3 triệu USD, một bước tiến lớn so với mức 0,1 triệu USD xuất khẩu và 3,8 triệu USD nhập khẩu năm 1993. Kể từ năm 1994 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ không ngừng tăng nhanh. Đến năm 1998, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ 468,6 triệu USD hàng hoá, tăng 26% so với năm 1997.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng thứ hai trên thế giới và đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và có thể đứng đầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tương lai. Và đây là thị trường mới đầy tiềm năng có thể

cho phép đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

Bảng số 18: Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Thủy Sản Của Việt Nam Sang Hoa Kỳ

ĐVT: Triệu USD MĂM 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Hàng Thủy Sản 5,8 19,6 33,9 46,4 81,6 125,6 304,4 Tốc độ tăng trưởng (%) - +237,93 +73,96 +36,87 +75,86 +53,92 +142,3 6 Kim ngạch XK

của Việt Nam sang Hoa Kỳ 94,9 191,3 307,9 371,9 468,6 504,0 732,4 Tỷ trọng hàng thủy sản so với kim ngạch XK 6,11% 10,25% 11,01% 12,48% 17,41% 24,92% 41,56%

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ thương mại.

Biểu đồ số 4: Kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam

0 50 100 150 200 250 300 350 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Kim ngach

Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu:

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ là tôm sú, cá tra và cá basa, ngoài ra các mặt hàng khác như cá ngừ tươi, điệp và mực đông lạnh của Việt Nam cũng đang dần chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Tại thị trường Hoa Kỳ, 17 mặt hàng tôm đều có nhu cầu cao, tiêu thụ mạnh, trong đó tiêu thụ mạnh nhất là tôm đông lạnh bóc vỏ, bỏ đầu.

Bảng số 19: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 1999 và 2000

ĐVT: triệu USD Năm 2000 Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng (%) ± So với năm 1999 (%) 1. Tôm 2. Cá 3. Hàng khô 4. Nhuyễn thể 5. Các mặt hàng khác 217,426 58,829 0,048 1,757 26,34 71,43 19,32 0,02 0,58 8,65 +2,3 lần +2,5 lần -83,5% -70,6% Tổng cộng 304,40 100 +142,36% Nguồn: Tạp chí Thủy sản.

+ Về nhóm hàng tôm: Hàng năm thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu trên 3 tỷ USD mặt hàng tôm, 50% trong số này nhập khẩu từ các nước Châu Á khoảng 166.000 tấn. Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu 8.170 tấn tôm sang thị trường Hoa Kỳ, trị giá 95 triệu USD đứng hàng thứ 9 trong 10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Hoa Kỳ. Sang năm 2000, Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ 14.831 tấn trị giá 217,4 triệu USD, vươn lên đứng hàng thứ 7 trong các nước cung cấp mặt hàng này sau Thái Lan, Mêhico, Aán đô, Equado, trung Quốc. Riêng mặt hàng tôm hấp, luộc, nhúng (gọi chung là tôm chín) Việt Nam xuất khẩu 2.876 tấn trở thành nhà cung cấp thứ 3 sau Thái Lan (39.110 tấn) và Canada (5.600 tấn).

Tóm lại, trên thị trường Hoa Kỳ, tôm là mặt hàng thủy sản mang lại ngoại tệ nhiều nhất trong các loại thủy sản. Tuy nhiên, 80% tôm được xuất khẩu dưới dạng cấp đông ít qua chế biến cho nên trị giá ngoại tệ thu được còn thấp so với khả năng có thể thu được.

+ Nhóm hàng mặt hàng cá: đây là mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất trên thị trường Hoa Kỳ, năm 2000 đạt gần 59 triệu USD. Với khối lượng 5 triệu pound cá basa và cá tra, chiếm 5-6% thị phần cá da trơn của Hoa Kỳ. Tuy trị giá xuất khẩu cá Việt Nam chỉ chiếm ¼ so với mặt hàng tôm, nhưng hiện nay Việt Nam đứng đầu các nước xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay dung lượng của thị trường Hoa Kỳ còn lớn, nhưng các nhà cung cấp Hoa Kỳ đang

lo ngại tìm cách gây khó khăn cho việc nhập khẩu cá basa và cá tra từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.

+ Nhóm mặt hàng khô và nhuyễn thể: Năm 2000, hai mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đều giảm mạnh, vì một phần nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ giảm, mặt khác do đây là những mặt hàng nhập khẩu phải chịu thuế cao khi không được hưởng MFN.

Đánh giá về cách tổ chức đưa hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Hiện nay đa số các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng bán hàng cho các nhà thương mại bán buôn của Hoa Kỳ, theo giá FOB, rồi từ đây thủy sản mới được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ thống kinh doanh bán lẽ của Hoa Kỳ.

Việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thủy sản … phía Việt Nam luôn ở thế bị động, phụ thuộc vào các đối tác Hoa Kỳ (khoản trên 120 đối tác). Trong khi đó các doanh nghiệp Hoa Kỳ là người mua hàng nhưng họ luôn là người rất chủ động về việc tham khảo thị trường, tham quan khảo sát tận nơi nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam và đặt mua.

Trừ việc tham gia của một số doanh nghiệp vào hội chợ thủy sản Boston tại Hoa Kỳ được tổ chức hàng năm vào tháng 3, thì rất ít các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam áp dụng các hình thức Marketing để tìm kiếm khách hàng. Trong khi đó các nhà kinh doanh thủy sản Nauy, Thái Lan, Trung Quốc, … có sự hỗ trợ của Chính phủ thực hiện quảng cáo tiếp thị, liên kết với các siêu thị tổ chức các đợt khuyến mãi thủy sản rất có hiệu quả. Ngoài ra, các nước xuất khẩu lớn đều lập văn phòng giao dịch thủy sản ở Hoa Kỳ để kịp thời nắm bắt tình hình biến động của thị trường thủy sản ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ được coi là thị trường trọng điểm của Việt Nam trong 10 năm tới, nhưng đến nay ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng chưa chuẩn bị nhiều cho việc thâm nhập mạnh vào thị trường này một cách ổn định.

Đánh giá về khả năng cạnh tranh thủy sản Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ

- Về chất lượng sản phẩm: theo đánh giá các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ do nuôi tôm và cá ở Việt Nam chủ yếu mang tính quảng canh và quảng canh cải tiến nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của Thái Lan và Indonesia.

- Về quy cách sản phẩm: Phần lớn tôm chín bán trong các siêu thị, nhà hàng với cỡ phổ biến 31/40 đến 51/60 và đây là cỡ trở thành sở thích chủ yếu của người tiêu dùng các nước công nghiệp phát triển. Trong khi đó, tôm của Việt Nam nuôi ở khu vực miền Nam và miền bắc có kích cỡ lớn hơn nhiều (chỉ có miền Trung cung cấp kích cỡ khá phù hợp). Theo Trung tâm thông tin thủy sản của

Hoa Kỳ Urner Bary thì lượng tôm của Việt Nam có cỡ lớn hơn 70 chiếm hơn 80%, chỉ 20% đạt tiêu chuẩn thị hiếu.

- Giá cả xuất khẩu: Giá tôm Việt Nam 5 năm trước đây thường thấp hơn giá tôm của Thái Lan, Aán Độ … cùng một chủng loại, nhưng nhờ uy tín về chất lượng tăng cho nên hiện nay giá tôm Việt Nam có cao hơn so với giá tôm của các nước khác.

Cá basa và các loại cá khác của Việt Nam có giá thấp hơn cá nheo của Hoa Kỳ.

- Về đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thủy sản Hoa Kỳ: thâm nhập thị trường thủy sản của Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh từ các đối thủ như: Các nhà nuôi trồng, đánh bắt chế biến của Hoa Kỳ; Canada; Thái lan; Trung quốc; Equado, Đài Loan và Chilê. Nghiên cứu khả năng cung cấp, sức cạnh tranh của các đối thủ này cho phép chúng ta xây dựng chiến lược thâm nhập phù hợp khi đưa thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)