MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.1.4. Phân tích nguy cơ khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam.
Việt Nam.
Việc xâm nhập thị trường Hoa Kỳ không chỉ có cơ hội mà bên cạnh đó còn có những thách thức (nguy cơ) mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải quan tâm:
- Quy định về vệ sinh an toàn cho thực phẩm cũng như đòi hỏi về chất lượng hàng nhập khẩu sẽ ngày càng nâng cao. Không loại trừ trường hợp đó là một hình thức bảo hộ mậu dịch trá hình. Do đó, nó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải nổ lực nhiều hơn để luôn đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà phía Hoa Kỳ đề ra trong tương lai, kể cả tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh.
- Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam phải chịu những sự biến động lớn về thời tiết (như Enino, bão, lũ lụt, …), sự ô nhiễm môi trường. Điều này tạo ra nhiều nguy cơ cho nguồn thủy sản đánh bắt và nuôi trồng. Ngoài ra ngành nuối trồng thủy sản còn phải đối phó với các dịch bệnh mới sẽ xuất hiện. Đây là hai nhân tố đe dọa đến sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt.
- Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam phải chịu những sự biến động lớn về thời tiết (như Enino, bão, lũ lụt, …), sự ô nhiễm môi trường. Điều này tạo ra nhiều nguy cơ cho nguồn thủy sản đánh bắt và nuôi trồng. Ngoài ra ngành nuối trồng thủy sản còn phải đối phó với các dịch bệnh mới sẽ xuất hiện. Đây là hai nhân tố đe dọa đến sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt. yếu là tôm).
Năm 2001, ngành thủy sản đã thực hiện nhiều biện pháp đầu tư chiều sâu mở rộng quy mô sản xuất, vượt qua những khó khăn vể biến động của thị trường xuất khẩu để đạt tổng sản lượng thủy hải sản 2.281.500 tấn, bằng 105,14% kế hoạch và tăng 13,86% so với năm 2000; kim ngạch xuất khẩu 1,76 tỷ USD, đạt 110,04% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm 2000. Mục tiêu của ngành thủy sản trong năm 2002 là đạt tổng sản lượng 2,35 triệu tấn thủy hải sản và đạt 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.