QUA CỦA VIỆT NAM 2.1 Nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ
2.1.3. Giới thiệu khái quát về Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Sau hơn 4 năm đàm phán, ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được đã được ký kết. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được xem là đồ sộ và toàn diện nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực thương mại mà Chính phù Việt Nam ký với một Chính phủ nước ngoài, Đặc biệt, việc bình thường quan hệ thương mại với Hoa Kỳ có thể nói đây là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà mọi người đã và đang theo dõi, vì nó diễn ra trong một quá trình đàm phán lâu dài để đi đến ký kết Hiệp định.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có nội dung rất phong phú và đa dạng bao gồm 4 vấn đề chủ yếu: Thương mại hàng hoá ; Thương mại dịch vụ ; Sở hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư. Hiệp định có 8 phụ lục khác nhau và rất chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ, về đầu tư và sở hữu trí tuệ, đề cập rất nhiều vấn đề về các lĩnh vực như chất lượng sản phẩm trong công nghiệp, nông nghiệp, thuế quan.
• Về thương mại hàng hoá: Việt Nam sẽ cam kết cắt giảm mức thuế một số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu và từng bước hủy bỏ hàng rào phi thuế quan để ở cửa thị trường hàng hoá. Cụ thể:
(1) Về thuế quan: Trong vòng 3-6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực giảm trung bình 30% mức thuế suất của 224 mặt hàng và giữ nguyên mức thuế hiện hành đối với 20 mặt hàng.
(2) Về quyền xuất nhập khẩu và quyền phân phối: trong vòng 3-10 năm cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc phân phối đối với 255 nhóm hàng theo mã HS 4 số, tức khoảng 2890 mặt hàng theo mã HS 8 số (bao gồm cả các nhóm mặt hàng Việt Nam đưa vào lịch trình nhưng không cam kết).
(3) Vể trị giá tính thuế: Sau hai năm sẽ thực hiện theo Hiệp định giá Hải quan (CVA) của WTO.
• Về dịch vụ: Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ cho nước ngoài tham gia kinh doanh theo những quy định của Hiệp định về thương mại dịch vụ GATTs trong WTO.
• Về đầu tư: Cam kết trong vòng 9 năm từng bước thực hiện việc đăng ký thay
cho chế độ cấp phép đầu tư, tuy nhiên bảo lưu đãi ngộ quốc gia đối với một số lĩnh vực nhạy cảm như văn hoá, vận tải, khai thác khoáng sản.
• Về sở hữu trí tuệ: Hai bên cam kết từng bước thực hiện những quy định của
Hiệp định TRIPs về những nội dung sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam trong việc tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó, việc được hưởng quy chế tối huệ Quốc (MFN) của Hoa Kỳ là một trong những lợi ích quan trọng đối với Việt Nam.
Hiệp định được đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc của WTO công nhận Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi. Đây là bước mở đường thuận lợi cho việc đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO.
Khi Hiệp định được quốc hội hai nước phê chuẩn vào ngày 10/12/2001 tại Oasingtơn giữa Bộ trưởng Thương mại Việt Nam và đại diện thương mại Hoa Kỳ, kể từ thời điểm này, tất cả các loại hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng mức thuế quan thương mại bình thường (còn được gọi là NTR). Mức thuế trung bình chỉ còn 3% so với mức thuế quan trung bình không có tối huệ quốc 40% trước đây. Phía Hoa Kỳ trên nguyên tắc sẽ áp dụng thuế suất phù hợp với WTO, tháo gỡ các hàng rào phi thuế quan hạn chế định lượng và mở đường cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đối với nhóm hàng thủy hải sản, việc Hiệp định này có hiệu lực tuy không có tác động trực tiếp rõ ràng (vì thuế suất các mặt hàng như tôm đông lạnh, cá sống, nghêu sò dù chưa có Hiệp định thương mại
đã được hưởng mức 0%), nhưng với việc các loại hàng hoá khác mang nhãn hiệu Việt Nam được bán tại thị trường Hoa Kỳ nhiều hơn sẽ giúp tạo cho người tiêu dùng Hoa Kỳ thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam nói chung và tiêu thụ hàng thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam nói riêng.