Các cơ chế dùng logic mờ cải tiến BLUE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng (Trang 52)

1.3.2.1. Cơ chế FUZZY BLUE

Năm 2005, M. H. Yaghmaee và cộng sự đã đề xuất cơ chế Fuzzy BLUE [47] cải tiến cơ chế BLUE dựa trên logic mờ. Fuzzy BLUE dùng mức độ mất gói và mức độ sử dụng hàng đợi làm biến ngôn ngữ đầu vào và xác suất đánh đấu rơi gói tin làm biến ngôn ngữ đầu ra. Fuzzy BLUE dùng hệ mờ Mamdani có hàm thuộc dạng hình thang có 3 miền giá trị (𝑠𝑚𝑎𝑙𝑙, 𝑚𝑒𝑑, 𝑏𝑖𝑔)cho biến đầu vào tỉ lệ mất gói tin, hàm thuộc dạng hình thang có 3 miền giá trị (𝑙𝑜𝑤, 𝑚𝑖𝑑, ℎ𝑖𝑔ℎ𝑡) cho biến đầu vào mức độ sử dụng hàng đợi, và hàm thuộc dạng hình thang cho biến đầu ra xác suất mất gói tin có 4 miền giá trị (𝑧𝑒𝑟𝑜, 𝑙𝑜𝑤, 𝑚𝑜𝑛𝑑𝑒𝑟𝑎𝑡𝑒, ℎ𝑖𝑔ℎ). Kết quả cho thấy, cơ chế FUZZY BLUE có tỉ lệ mất gói tin thấp hơn so với cơ chế BLUE truyền thống.

36

1.3.2.2. Cơ chế DEEP BLUE

Năm 2009, S. Masoumzadeh và cộng sự đã đề xuất cơ chế DEEP BLUE [60] nhằm cải tiến cơ chế BLUE. DEEP BLUE dùng xác suất loại bỏ gói tin và sự kiện các liên kết nhàn rỗi để kiểm soát tắc nghẽn, làm các biến đầu vào của bộ điều khiển mờ và đầu ra là biến 𝑚𝑎𝑥𝑝. DEEP BLUE cải thiện BLUE bằng cách kết hợp nó với Q-learning. Trong các thuật toán BLUE truyền thống, các tham số 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒, 𝑑1, và 𝑑2 được sử dụng trong mỗi sự kiện. Trong khi đó trong cơ chế DEEP BLUE, tham

số 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒 không còn được dùng và các tham số 𝑑1, và 𝑑2được xác định từ quá

trình học để chọn giá trị tốt nhất trong hai dãy 𝑑11 đến 𝑑1𝑛 và 𝑑21 đến 𝑑2𝑛 cho nó.

1.3.3. Các cơ chế dùng logic mờ cải tiến REM 1.3.3.1. Cơ chế FREM 1.3.3.1. Cơ chế FREM

Năm 2010, Y. Xian và cộng sự đề xuất cơ chế FREM [32] [77], được xây dựng trên thuật toán REM và bộ điều khiển logic mờ để đánh dấu và thả các gói tự động, giữ cho kích thước hàng đợi ở cấp độ xung quanh giá trị tham chiếu và ngăn chặn tràn hàng đợi. FREM dựa vào biến 𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒 của cơ chế REM để biểu thị mức độ tắc nghẽn, FREM sử dụng biến này làm biến đầu vào của điều khiển mờ trong hai khoảng thời gian, lấy mẫu ở thời điểm hiện tại 𝑝𝑙(𝑡 + 1) và lấy mẫu ở thời điểm trước đó

𝑝𝑙(𝑡). Dựa trên hai yếu tố tố đầu vào này, bộ điều khiển sẽ quyết định giá trị xác suất đánh đấu gói (DPV) của đầu ra.

1.3.3.2. Cơ chế FUZREM

Năm 2008, Xu Changbiao và cộng sự đã đề xuất cơ chế FUZREM [74] đã cải thiện hiệu năng của cơ chế REM dựa trên lập luận mở. FUZREM sử dụng hệ mờ Mamdani với các hàm thuộc dạng tam giác, có 7 miền giá trị cho các biến đầu vào và đầu ra, cho nên hệ luật mờ của nó có 49 luật. Đối tượng kiểm soát là hàng đợi đầu ra

𝑞, với 𝑞 là chiều dài hàng đợi tức thời, 𝑞𝑟𝑒𝑓 là chiều dài hàng đợi tham chiếu. Đầu vào của hệ điều khiển mờ FUZREM là lỗi của biến 𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒 ở hai thời điểm liên tiếp

(𝑡) và (𝑡 + 1).

1.3.4. Cải tiến cơ chế quản lý hàng đợi dùng điều khiển mờ

37

tích trong mô hình toán học của TCP (mục 1.1.1.2) nên rất khó kiểm soát theo lý thuyết điều khiển. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật tính toán mềm mà cụ thể là dùng logic mờ truyền thống (dùng hệ mờ Mamdani với hàm thuộc tam giác/hình thang) như các cải tiến trên để cải tiến các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực RED, BLUE, SFB và REM, kết quả đã được công bố trong [CT4][CT5][CT6]. Phần dưới đây giới thiệu cải tiến các cơ chế BLUE và SFB bằng điều khiển mờ. Các cơ chế RED và REM cũng được cải tiến bằng điều khiển mờ, rồi được nâng cao hiệu năng thông qua điều khiển mờ thích nghi và điều khiển mờ tối ưu sẽ được giới thiệu trong các chương sau của luận án.

1.3.4.1. Cải tiến cơ chế BLUE

Chúng tôi xây dựng cơ chế FLBLUE từ việc cải tiến cơ chế BLUE bằng logic mờ, kết quả đã được công bố trong [CT5]. Bộ điều khiển mờ của FLBLUE dùng hệ mờ Mamdani với hàm thuộc hình tam giác/hình thang, có hai ngõ vào 𝐵𝑒(𝑘𝑇) và

𝐵𝑒(𝑘𝑇 − 𝑇) là độ sai lệch của thông lượng hiện thời so với thông lượng mục tiêu ở

ngõ ra của nút cổ chai tại hai thời điểm lấy mẫu liên tiếp. Giá trị của 𝐵𝑒(𝑘𝑇) và

𝐵𝑒(𝑘𝑇 − 𝑇) được chuẩn hóa trong đoạn [−1,1] trước khi được mờ hóa thành bảy

miền giá trị khác nhau: NB (Negative Big: Âm lớn); Negative Medium (NM): âm vừa; NS (Negative Small: Âm nhỏ); Zero (ZO): gần không; PS (Positive Small: Dương nhỏ); PM (Positive Medium: Dương vừa); PB (Positive Big: Dương lớn).

Vì vậy, bộ điều khiển mờ có 49 luật (7x7) và cho giá trị ngõ ra là xác suất đánh dấu/loại bỏ gói 𝑝(𝑘𝑇). Giá trị của 𝑝(𝑘𝑇) cũng được mờ hóa bởi bảy miền giá trị hình tam giác: Z (Zero: Bằng không); T (Tiny: Rất rất nhỏ); VS (Very Small: Rất nhỏ); S (Small: Nhỏ); B (Big: Lớn); VB (Very Big: Rất lớn); H (Huge: Rất rất lớn). Theo kết quả mô phỏng, hiệu năng của cơ chế BLUE được cải tiến tốt hơn so với cơ chế DEEP BLUE.

1.3.4.2. Cải tiến cơ chế SFB

Chúng tôi xây dựng cơ chế SFSB từ việc cải tiến cơ chế SFB bằng cách sử dụng bộ điều khiển mờ. Cơ chế SFSB đã được công bố trong [CT3], với hai đầu vào là tỉ lệ mất gói tin và mức độ sử dụng hàng đợi để tính cho đầu ra là xác suất đánh dấu gói. Hai đại lượng 𝑝𝑎𝑐𝑘𝑒𝑡 𝑙𝑜𝑠𝑠 (𝑡) và 𝑞𝑢𝑒𝑢𝑒 𝑙𝑒𝑛𝑔𝑡ℎ(𝑡) đại diện cho hai đầu vào

38

vàđược mờ hóa bởi ba miền (𝑙𝑜𝑤, 𝑚𝑒𝑑𝑖𝑢𝑚, ℎ𝑖𝑔ℎ) có hàm thuộc hình thang. Do đó, hệ mờ của SFSB có 9 luật (3x3) và đầu ra của nó là tỉ lệ mất gói 𝑝(𝑡) được mờ hóa bởi bốn miền giá trị (𝑧𝑒𝑟𝑜, 𝑙𝑜𝑤, 𝑚𝑒𝑑𝑖𝑢𝑚, ℎ𝑖𝑔ℎ) hình thang. Kết quả cài đặt mô phỏng, cho thấy cơ chế FSFB có tỉ lệ mất gói và mức độ sử dụng hàng đợi thấp hơn so với SFB. Điều này kéo theo FSFB có độ trễ thấp, mức độ sử dụng đường truyền và tỉ lệ cân bằng cho các luồng cao hơn so với SFB.

1.4. Một số tồn tại trong các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực

Nhìn chung, các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực hiện có thường sử dụng các hàm tuyến tính để tính xác suất loại bỏ/đánh dấu gói tin và được thực hiện theo một công thức cố định nên chưa đủ mạnh khi lưu lượng mạng lớn và chưa thể nắm bắt được bản chất động học và phi tuyến của mạng TCP/IP. Yêu cầu này có thể đạt được khi sử dụng phương pháp phi tuyến cho xác suất loại bỏ/đánh dấu gói theo hướng tiếp cận mềm dẻo nhờ các kỹ thuật tính toán mềm, như: logic mờ, mạng nơ-ron, tính toán tiến hóa, lập luận xác suất.

Các hệ điều khiển sử dụng lập luận mờ để cung cấp các giải pháp đơn giản và hiệu quả nhằm kiểm soát các hệ thống biến đổi phi tuyến theo thời gian, bằng cách sử dụng một hệ suy luận mờ ra quyết định cho xác suất loại bỏ hay đánh dấu gói, mà không yêu cầu nhiều kiến thức về các thông số động học của hệ thống hay mạng lưới. Hệ điều khiển mờ cho quản lý hàng đợi tích cực có khả năng làm việc hiệu quả và ổn định để đưa một cách nhanh chóng đối tượng được kiểm soát vào trạng thái ổn định. Trong những năm gần đây, các cơ chế AQM dựa trên logic mờ đã được đề xuất có quá trình thiết kế đơn giản hơn hơn so với các giải thuật AQM truyền thống và cho một số kết quả tốt hơn trong việc duy trì ổn định hàng đợi và điều tiết lưu lượng gói tin đến nút mạng. Tuy nhiên, việc thiết kế các bộ điều khiển mờ vẫn còn thiếu các thành phần thích nghi và phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của các chuyên gia. Do vậy, cần thiết phải có những bộ điều khiển mờ thích nghi và có khả năng tự học từ các kết quả đo đạc đầu vào/ra thực tế của hệ thống để có các tham số tốt cho bộ điều khiển mờ, nhằm tăng hiệu năng của các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực.

39

1.5. Kết luận chương

Chương này đã trình bày cơ chế kiểm soát tắc nghẽn trong mạng TCP/IP và tầm quan trọng của quản lý hàng đợi tích cực tại nút mạng trong quá trình kiểm soát tắc nghẽn. Từ đó, đã phân tích hiện trạng nghiên cứu của các cơ chế quản lý hàng đợi truyền thống. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết và phân tích các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực hiện có, luận án đã đánh giá hiệu năng và phân lớp ứng dụng cho các cơ chế. Hầu hết các phương pháp quản lý hàng đợi tích cực không thể đáp ứng hết được các mục tiêu đề ra, đặc biệt là mục tiêu đáp ứng được với sự thay đổi động học và phi tuyến của mạng TCP/IP.

Phần cuối của chương, luận án đã đưa ra một số cải tiến các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực dựa trên điều khiển mờ. Tuy nhiên, các cải tiến này đều dựa trên hệ mờ Mamdani với hàm thuộc hình tam giác hoặc hình thang để đơn giản trong quá trình tính toán, nên quá trình điều khiển chưa được mịn và độ thích nghi với môi trường mạng chưa cao. Vì vậy, cần tiếp tục cải tiến các bộ điều khiển mờ này để nâng cao hiệu năng cho các cơ chế, bằng cách thay thế hệ mờ Mamdani bởi hệ mờ tốt hơn và bổ sung vào nó các thành phần thích nghi để thích ứng tốt hơn với điều kiện thực tế của mạng. Đây là các vấn đề cần được nghiên cứu và phát triển trong các chương sau.

40

CHƯƠNG 2.

CẢI TIẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI TÍCH CỰC DỰA TRÊN ĐIỀU KHIỂN MỜ THÍCH NGHI

Trong chương trước, sau khi phân tích một số vấn đề còn tồn tại của các cơ chế AQM hiện có, luận án đã đề xuất giải pháp xây dựng bộ điều khiển mờ thích nghi cho các cơ chế này hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, phần đầu chương này sẽ trình bày cơ sở toán học của logic mờ. Tiếp theo của chương là phần phân tích, đánh giá và đưa ra các vấn đề còn tồn tại của các cơ chế AQM có dùng logic mờ. Từ đó, luận án đề xuất mô hình điều khiển mờ thích nghi AFC để cải tiến cơ chế quản lý hàng đợi tích cực, nhằm khắc phục một số hạn chế trong các cơ chế có sử dụng lập luận mờ hiện có. Dựa trên mô hình lý thuyết của AFC, luận án xây dựng các cơ chế cải tiến FLRED và FLREM. Trong đó, cơ chế FLRED là một cải tiến cơ chế RED, cơ chế FLREM là một cải tiến cơ chế REM.

2.1. Cơ sở toán học của logic mờ

Như đã phân tích trong chương một, trong hệ thống mạng động TCP/IP có nhiều thành phần phi tuyến và động, nên việc kiểm soát tắc nghẽn trong mạng rất phức tạp. Các phương pháp điều khiển sử dụng suy diễn mờ nhằm xấp xỉ các thành phần cần xác định để làm giảm trừ tác động của các thành phần này trong quá trình điều khiển hệ thống ổn định, cải thiện chất lượng dịch vụ mạng. Việc áp dụng điều khiển mờ làm nâng cao khả năng thích nghi, trong quá trình điều chỉnh kịp thời sự thay đổi lưu lượng vào nút mạng. Trong phần này, luận án tập trung trình bày một số vấn đề chính có liên quan lý thuyết tập mờ và các mô hình mờ thông dụng.

2.1.1. Tập mờ

Tập hợp mờ được hình thành trên nền tảng tập hợp kinh điển và được định nghĩa như là sự sắp xếp chung các đối tượng có cùng tính chất, được gọi là phần tử của tập hợp đó.

Trong khái niệm tập hợp kinh điển, hàm phụ thuộc 𝜇𝐴(𝑥) biểu diễn độ thuộc của 𝑥 vào tập hợp 𝐴, được định nghĩa theo công thức (2.1) như sau:

41 1 ( ) 0 A khi x A x khi x A      (2.1)

Cách biểu diễn hàm phụ thuộc như trên sẽ không phù hợp với những tập được mô tả mờ, như tập các số thực gần bằng 5: A= {x ∈ R| x ≈ 5}. Khi đó ta không thể khẳng định chắc chắn số 4 có thuộc A hay không, mà chỉ có thể nói nó thuộc A

bao nhiêu phần trăm. Để trả lời được câu hỏi này, ta coi hàm phụ thuộc 𝜇𝐴(𝑥) có giá trị trong đoạn từ 0 đến 1 để xác định độ thuộc của 𝑥 vào 𝐴. Từ phân tích trên ta có định nghĩa tập mờ như sau:

Định nghĩa 2.1 [30]. Cho một tập vũ trụ 𝑼. Tập 𝐴 được xác định bởi đẳng thức:  A( ) / : , A( ) [0,1]

A  u u u U  u  thì 𝐴 được gọi là tập mờ trên tập 𝑼.

Biến 𝑢 lấy giá trị trong 𝑼 được gọi là biến cơ sở và vì vậy tập 𝑼 còn được gọi là tập tham chiếu hay miền cơ sở.

Hàm 𝜇𝐴: 𝑈 ⟶ [0,1] được gọi là hàm thuộc (MF: Membership Function) và giá

trị 𝜇𝐴(𝑢) tại 𝑢 được gọi là độ thuộc của phần tử 𝑢 thuộc về tập mờ 𝐴.

2.1.2. Các dạng hàm thuộc của tập mờ

Các hàm thuộc được xây dựng từ những hàm cơ bản như: hàm bậc nhất, hình thang, hình tam giác, hàm phân bố Gauss và hàm chuông. Hình 2.1 biểu diễn các dạng của các hàm thuộc thông dụng. Trong đó, hàm thuộc Singleton là các hằng, hàm thuộc hình tam giác/hình thang cho việc tính toán đơn giản nhưng không mịn bằng hàm phân phối chuẩn Gauss và hàm chuông (dạng phân phối chuẩn hai chiều) [45]. Chính vì điều này mà luận án sử dụng hàm thuộc hình chuông cho các hàm thuộc để mờ hóa các giá trị đầu vào.

Singleton Tam giác Hình thang Hình Gauss Hình chuông

Hình 2.1. Các dạng hàm thuộc thông dụng của tập mờ

42  Hình tam giác: 0, , ( , , , ) max min , , 0 , 0, x a x a a x b x a c x b a f x a b c c x b a c b b x c c b c x                                             (2.2)  Hình thang: 0, , ( , , , , ) 1, max min ,1, , 0 , 0, x a x a a x b b a x a d x f x a b c d b x c b a d c d x c x d d c d x                                                   (2.3)  Hình chuông: 2 1 ( , , , ) 1 b f x a b c x c a    (2.4)  Hàm Gauss: 2 2 ( ) 2 ( , , ) x c f xce  (2.5)

2.1.3. Các thông số đặc trưng cho tập mờ

Các thông số đặc trưng cho tập mờ là độ cao (𝐻), miền xác định (𝑆) và miền tin cậy (𝑇) theo Hình 2.2 [30] như sau:

S T H x ( ) A x

Hình 2.2. Các tham số đặc trưng của tập mờ

43

và được ký hiệu là: H= 𝑠𝑢𝑝

𝑥∈𝑋

𝜇𝐴(𝑥).

 Một tập mờ có ít nhất một phần tử có độ phụ thuộc bằng 1 được gọi là tập mờ chính tắc (𝐻 = 1). Ngược lại, một tập mờ 𝐴 với 𝐻 < 1 gọi là tập mờ không chính tắc.

 Miền xác địnhcủa tập mờ 𝐴 được ký hiệu bởi 𝑆 là tập con của 𝑋 có giá trị hàm thuộc lớn hơn không: 𝑆 = {𝑥 ∈ 𝑋|𝜇𝐴(𝑥) > 0}.

 Miền tin cậycủa tập mờ 𝐴 được ký hiệu bởi 𝑇 là tập con của 𝑋 có giá trị hàm thuộc bằng 1: 𝑇 = {𝑥 ∈ 𝑋|𝜇𝐴(𝑥) = 1}.

2.1.4. Các phép toán trên tập mờ

T-norm và S-norm

Định nghĩa 2.2 [30]. Một hàm 2-biến T: [0,1]  [0,1]  [0,1] được gọi là phép T-norm (chuẩn T) nếu nó thỏa các tính chất sau với  𝑎, 𝑎’, 𝑏, 𝑐  [0,1]:

 Tính chất điều kiện biên: 𝑇(𝑎, 1) = 𝑎; T(0,0) = 0 (2.6)

 Tính chất giao hoán: 𝑇(𝑎, 𝑏) = 𝑇(𝑏, 𝑎) (2.7)

 Tính chất đơn điệu: 𝑎  𝑎’  𝑇(𝑎, 𝑏)  𝑇(𝑎’, 𝑏) (2.8)

 Tính chất kết hợp: 𝑇(𝑇(𝑎, 𝑏), 𝑐) = 𝑇(𝑎, 𝑇(𝑏, 𝑐)) (2.9)

Định nghĩa 2.3 [30]. Một hàm 2-biến S: [0,1]  [0,1]  [0,1] được gọi là phép S-norm (chuẩn S), nếu nó thỏa các tính chất sau với  𝑎, 𝑎’, 𝑏, 𝑐  [0,1]:

 Tính chất điều kiện biên: 𝑆(𝑎, 0) = 𝑎 ; 𝑆(1,1) = 1 (2.10)

 Tính chất giao hoán: 𝑆(𝑎, 𝑏) = 𝑆(𝑏, 𝑎) (2.11)

 Tính chất đơn điệu: 𝑎  𝑎’  𝑆(𝑎, 𝑏)  𝑆(𝑎’, 𝑏) (2.12)

 Tính chất kết hợp: 𝑆(𝑆(𝑎, 𝑏), 𝑐) = 𝑆(𝑎, 𝑆(𝑏, 𝑐)) (2.13)

Phép giao của hai tập mờ

Giao của hai tập mờ 𝐴 và 𝐵 có cùng cơ sở 𝑋 là một tập mờ 𝐴 ∩ 𝐵 cũng xác định trên cơ sở 𝑋 được xác định bởi ánh xạ nhị phân 𝑇, với hàm thuộc như sau:

𝜇𝐴∩𝐵 = 𝑇(𝜇𝐴(𝑥), 𝜇𝐵(𝑥)) (2.14)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)