Mờ hóa biến đầu vào của FLREM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng (Trang 84 - 86)

Mục tiêu của cơ chế REM là đạt được hiệu suất sử dụng đường truyền cao, tổn thất gói tin thấp, và trễ hàng đợi nhỏ. REM sử dụng một đơn vị đo lường tắc nghẽn tắc nghẽn gọi là “giá” được tính từ các tham số hoạt động của hệ thống. REM định kỳ lấy mẫu hàng đợi của bộ định tuyến và cập nhật các đơn vị đo lường tắc nghẽn để phản ánh bất kỳ sự không phù hợp giữa lưu lượng gói tin đến và đi tại mỗi liên kết (sự khác biệt về nhu cầu thông lượng so với băng thông, và sự không phù hợp về chiều dài hàng đợi (sự khác biệt giữa chiều dài hàng đợi thực tế và giá trị mục tiêu tham chiếu). Dựa vào công thức (1.8) tính chỉ số giá tắc nghẽn của cơ chế REM để tính đơn vị đo lường tắc nghẽn tắc nghẽn 𝑃𝑟(𝑡)tại thời điểm (𝑡) như sau:

𝑃𝑟(𝑡) = 𝑃𝑟(𝑡 − 𝑇) + 𝛾(𝑇𝑄𝐿 − 𝛼(𝑞(𝑡)) + (𝑇𝐵𝑊 − 𝑥(𝑡))) (2.39)

trong đó, 𝑇𝐵𝑊 băng thông đường truyền tham chiếu, 𝑥(𝑡) là lưu lượng gói tin đến, 𝑞(𝑡) là chiều dài hàng đợi tức thời, 𝑇𝑄𝐿 là chiều dài hàng đợi tham chiếu,

68

Bộ điều khiển mờ AFC của FLREM cũng dựa trên biến giá (𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒) đo lường sự tắc nghẽn như của giải thuật REM. Do vậy, ta sử dụng hai đầu vào, một cho mẫu ở thời điểm hiện tại 𝑃𝑟(t) và một cho mẫu ở thời điểm chu kỳ trước đó 𝑃𝑟(t − T).

Các giá trị của 𝑃𝑟(t) và 𝑃𝑟(t − T) của được chuẩn hóa trong đoạn [-1,1] nhờ vào các hệ số đầu vào trong công thức (2.33). Dựa trên hai giá trị đầu vào này, bộ điều khiển mờ sẽ quyết định giá trị xác suất đánh dấu gói tin (𝐷𝑉𝑃).

Để tăng độ chính xác, ta tăng số lượng hàm thuộc cho các đầu vào và ra của hệ mờ thành 9. Các giá trị của biến ngôn ngữ đầu vào được chọn để biểu thị các trường hợp xảy ra tương ứng với hai thời điểm liên tiếp và được mờ hóa bởi hàm thuộc dạng hình chuông có 9 miền giá trị:

𝑃𝑟(𝑡) = {𝑁𝐻, 𝑁𝐵, 𝑁𝑀, 𝑁𝑆, 𝑍𝐸, 𝑃𝑆, 𝑃𝑀, 𝑃𝐵, 𝑃𝐻} và

𝑃𝑟(𝑡 − 𝑇) = {𝑁𝐻, 𝑁𝐵, 𝑁𝑀, 𝑁𝑆, 𝑍𝐸, 𝑃𝑆, 𝑃𝑀, 𝑃𝐵, 𝑃𝐻}.

Ý nghĩa các miền mờ được trình bày trong Bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Mờ hóa các biến đầu vào của FLREM

Miền Tiếng Anh Tiếng Việt

NH Negative Huge Âm rất lớn

NB Negative Big Âm lớn

NM Negative Medium Âm vừa

NS Negative Small Âm nhỏ

ZE Zero Gần không

PS Positive Small Dương nhỏ

PM Positive Medium Dương vừa

PB Positive Big Dương lớn

PH Positive Huge Dương rất lớn

Hình 2.14 và Hình 2.15 thể hiện hình ảnh của các miền mờ cho các biến ngõ

69

Hình 2.14. Hàm thuộc biến đầu vào 𝑃𝑟(𝑡)

Hình 2.15. Hàm thuộc biến đầu vào 𝑃𝑟(𝑡 − 𝑇)

Bảng 2.10 và Bảng 2.11 trình bày giá trị của các tham số trong các hàm thuộc

𝑃𝑟(t) và 𝑃𝑟(t − T) của cơ chế FLREM.

Bảng 2.10. Giá trị tham số các hàm thuộc của Pr(𝑡)

𝑃𝑟(𝑡) NH NB NM NS ZE PS PM PB PH a 0.1780 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1780 b 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 c -1.0000 -0.7500 -0.5000 -0.2500 0.0000 0.2500 0.5000 0.7500 1.0000

Bảng 2.11. Giá trị tham số các hàm thuộc 𝑃𝑟(𝑡 − 𝑇)

𝑃𝑟(𝑡 − 𝑇) NH NB NM NS ZE PS PM PB PH a 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 0.1250 b 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 2.5000 c -1.0000 -0.7500 -0.5000 -0.2500 0.0000 0.2500 0.5000 0.7500 1.0000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)