Năm 2002, Wu-chang Feng và cộng sự đề xuất cơ chế BLUE [24][73]. Ý tưởng chính của BLUE là sử dụng một biến xác suất 𝑝𝑚 để đánh dấu các gói tin khi chúng vào hàng đợi. Xác suất này tăng/giảm một cách tuyến tính tùy thuộc vào tỉ lệ rơi gói tin hay mức độ sử dụng đường truyền. Nếu như tại hàng đợi, liên tục hủy bỏ các gói tin vì nguyên nhân tải nạp lớn làm tràn hàng đợi thì BLUE sẽ tăng 𝑝𝑚 lên một lượng
𝛿1, thể hiện mức độ nghiêm trọng của thông báo tắc nghẽn gửi về nguồn. Ngược lại, nếu như hàng đợi trở nên trống, do mật độ gói tin đến nút mạng không cao hoặc đường truyền rỗi, thì BLUE giảm xác suất đánh dấu gói 𝑝𝑚 xuống một lượng 𝛿2. Điều này cho phép BLUE tự điều chỉnh tốc độ cần thiết để gửi thông báo tắc nghẽn trở lại nơi gửi hoặc cho rơi gói tin. Thuật toán BLUE được thể hiện như sau:
Dựa trên độ mất gói: if ((𝑛𝑜𝑤 − 𝑙𝑎𝑠𝑡_𝑢𝑝𝑑𝑎𝑡𝑒) > 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒) then
𝑝𝑚 = 𝑝𝑚+ 𝛿1và 𝑙𝑎𝑠𝑡_𝑢𝑝𝑑𝑎𝑡𝑒 = 𝑛𝑜𝑤 (1.6) Dựa trên kết nối rỗi: if ((𝑛𝑜𝑤 − 𝑙𝑎𝑠𝑡_𝑢𝑝𝑑𝑎𝑡𝑒) > 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒) then
28
𝑝𝑚 = 𝑝𝑚− 𝛿2và 𝑙𝑎𝑠𝑡_𝑢𝑝𝑑𝑎𝑡𝑒 = 𝑛𝑜𝑤 (1.7) trong đó: 𝑝𝑚 xác suất đánh dấu hoặc loại bỏ gói tin, 𝛿1 lượng tăng của 𝑝𝑚,
𝛿2lượng giảm của 𝑝𝑚, 𝑛𝑜𝑤 thời gian hiện hành, 𝑙𝑎𝑠𝑡_𝑢𝑝𝑑𝑎𝑡𝑒 thời gian cuối cùng 𝑝𝑚
thay đổi, 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒 lượng thời gian giữa các lần thay đổi thành công.
Do vậy, BLUE có cơ chế quản lý hàng đợi theo tải nạp hiệu quả hơn phương pháp dựa vào chiều dài hàng đợi trung bình. Điều này tương phản một cách rõ ràng với tất cả các thuật toán điều khiển hàng đợi tích cực đã biết, bởi các thuật toán này sử dụng không gian của hàng đợi như là một tiêu chuẩn trong việc điều khiển tránh tắc nghẽn. Tuy nhiên, cơ chế BLUE còn tồn tại một số vấn đề cần phải được cải tiến: Tham số 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒 cần phải được thiết lập một cách tự động dựa trên thời gian khứ hồi hiệu quả nhằm cho phép bất kỳ sự thay đổi nào trong việc gán xác suất sẽ được phản ánh lại đến nơi gửi trước khi sự thay đổi tiếp theo xảy ra. Đối với đường truyền dài với độ trễ lớn như các đường truyền vệ tinh, 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒 cần phải được tăng lên để phù hợp với thời gian khứ hồi lớn hơn.
Tham số 𝛿1 và 𝛿2 phải được thiết lập phù hợp với tình trạng mạng, cho phép đường truyền có khả năng thích nghi hiệu quả với những thay đổi vĩ mô trong lưu lượng truyền đi qua đường kết nối. Đối với các đường truyền mà tại đó trung bình trong vài phút xảy ra sự thay đổi lưu lượng truyền thì 𝛿1 và 𝛿2 phải được thiết lập kết hợp với 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒 để cho phép 𝑝𝑚thay đổi giá trị trung bình trong vài phút. Ngược lại, trong những môi trường mạng thay đổi lưu lượng gói tin đến nút mạng theo giây thì phải cập nhật các tham số 𝑓𝑟𝑒𝑒𝑧𝑒_𝑡𝑖𝑚𝑒, 𝛿1 và 𝛿2để 𝑝𝑚thích nghi từng giây.