Kết luận chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng (Trang 56 - 57)

Chương này đã trình bày cơ chế kiểm soát tắc nghẽn trong mạng TCP/IP và tầm quan trọng của quản lý hàng đợi tích cực tại nút mạng trong quá trình kiểm soát tắc nghẽn. Từ đó, đã phân tích hiện trạng nghiên cứu của các cơ chế quản lý hàng đợi truyền thống. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết và phân tích các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực hiện có, luận án đã đánh giá hiệu năng và phân lớp ứng dụng cho các cơ chế. Hầu hết các phương pháp quản lý hàng đợi tích cực không thể đáp ứng hết được các mục tiêu đề ra, đặc biệt là mục tiêu đáp ứng được với sự thay đổi động học và phi tuyến của mạng TCP/IP.

Phần cuối của chương, luận án đã đưa ra một số cải tiến các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực dựa trên điều khiển mờ. Tuy nhiên, các cải tiến này đều dựa trên hệ mờ Mamdani với hàm thuộc hình tam giác hoặc hình thang để đơn giản trong quá trình tính toán, nên quá trình điều khiển chưa được mịn và độ thích nghi với môi trường mạng chưa cao. Vì vậy, cần tiếp tục cải tiến các bộ điều khiển mờ này để nâng cao hiệu năng cho các cơ chế, bằng cách thay thế hệ mờ Mamdani bởi hệ mờ tốt hơn và bổ sung vào nó các thành phần thích nghi để thích ứng tốt hơn với điều kiện thực tế của mạng. Đây là các vấn đề cần được nghiên cứu và phát triển trong các chương sau.

40

CHƯƠNG 2.

CẢI TIẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI TÍCH CỰC DỰA TRÊN ĐIỀU KHIỂN MỜ THÍCH NGHI

Trong chương trước, sau khi phân tích một số vấn đề còn tồn tại của các cơ chế AQM hiện có, luận án đã đề xuất giải pháp xây dựng bộ điều khiển mờ thích nghi cho các cơ chế này hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, phần đầu chương này sẽ trình bày cơ sở toán học của logic mờ. Tiếp theo của chương là phần phân tích, đánh giá và đưa ra các vấn đề còn tồn tại của các cơ chế AQM có dùng logic mờ. Từ đó, luận án đề xuất mô hình điều khiển mờ thích nghi AFC để cải tiến cơ chế quản lý hàng đợi tích cực, nhằm khắc phục một số hạn chế trong các cơ chế có sử dụng lập luận mờ hiện có. Dựa trên mô hình lý thuyết của AFC, luận án xây dựng các cơ chế cải tiến FLRED và FLREM. Trong đó, cơ chế FLRED là một cải tiến cơ chế RED, cơ chế FLREM là một cải tiến cơ chế REM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)