- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản
A Cước vận chuyển dăm gỗ tháng Tấn 1.692,4 170.000 287.706
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vạn Thành.
xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vạn Thành.
Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và hoạt động kinh doanh riêng.Vì vậy không có một mô hình kế toán nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán để đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của kế toán đối với công tác quản lý doanh nghiệp thì việc tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào điều kiện thực tế tại mỗi công ty.
Đối với tất cả các doanh nghiệp, bán hàng tiêu thụ sản phẩm là một khâu có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp đã luôn tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ nên lãnh đạo của các doanh nghiệp rất coi trọng công tác bán hàng.
Việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng xác định kết quả kinh doanh nói riêng là rất cần thiết, điều này phù hợp với xu
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh. Qua tìm hiểu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, giải pháp như sau:
* Về chứng từ sổ sách:
Công ty nên thiết kế mẫu sổ giống như Bộ Tài Chính ban hành. Đặc biệt với các sổ nhật ký đặc biệt, ở Công ty số lượng nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản này nhiều do đó Công ty nên mở sổ nhật ký đặc biệt cho từng tài khoản cần phải vào.
Hiện nay, Công ty đang còn tồn tại tình trạng là chứng từ bị dồn vào cuối kỳ kế toán. Do vậy, Công ty nên có quy định, định kỳ khoảng 5 hoặc 6 hoặc 10 ngày thủ kho phải chuyển hoá đơn chứng từ lên phòng kế toán để ghi sổ đảm bảo việc theo dõi được thường xuyên, tránh tình trạng công việc dồn vào cuối tháng. Để theo dõi chính xác, nhanh chóng tình hình nhập- xuất- tồn thành phẩm Công ty nên sử dụng thẻ kho.
Đồng thời với các biện pháp kích thích việc thanh toán nhanh, Công ty nên lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí vào chi phí quản lí doanh nghiệp để tạo một nguồn tài chính cần thiết để bù đắp cho các thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ kế toán liền sau. Việc trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán năm nay sẽ làm tăng một khoản chi phí và do đó sẽ làm cho lợi nhuận của năm đó bị giảm đi đúng bằng một khoản chi phí đó.
Để hạn chế bớt rủi ro và chủ động hơn về tài chính khi xảy ra thiệt hại do các yếu tố khách quan làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ như: khách hàng bị phá sản, mất tích,...thì việc lập dự phòng này là một điều rất cần thiết. Việc lập dự phòng được diễn ra theo trình tự như sau:
- Khi gần đến hạn thanh toán Công ty nên gửi thông báo nợ đến khách hàng nhằm đốc thúc, nhắc nhở việc thanh toán.
- Cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty nên lập Biên bản đối chiếu công nợ cuối năm để công ty và khách hàng cùng thống nhất số dư phải thu để khách hàng biết được khoản công nợ của mình để có kế hoạch trả nợ.
- Căn cứ vào thời hạn thanh toán trên hợp đồng, quy mô khoản nợ của khách hàng, tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà kế toán có thể lựa chọn khách hàng để lập dự phòng cho các khoản phải thu đó. Thông thường sẽ ưu tiên lựa chọn những khách hàng có quy mô nợ lớn, tình hình tài chính không trong sáng, có thời hạn quá nợ lâu để lập dự phòng, kế toán sẽ lập bảng phân tính công nợ để lập dự phòng :
- Mức dự phòng cần lập được tính theo công thức sau đây:
dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi và các khoản đầu tư tài chính như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm Căn cứ vào bảng phân tích công nợ, kế toán xác định số DP và ghi sổ nhật ký theo bút toán:
Nợ TK 642 - Mức dự phòng vừa lập
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Sang niên độ sau nếu như mức dự phòng tiếp tục lập dự phòng cho khoản phải thu này nhỏ hơn mức dự phòng đã lập ở kì trước thì kế toán phải tiến hành hoàn nhập số dự phòng chênh lệch theo bút toán như sau:
Nợ TK 139 - Mức dự phòng chênh lệch
Có TK 642 - Chi phí quản lí doanh nghiệp
Ngược lại nếu mức dự phòng cần lập lớn hơn mức dự phòng đã lập, kế toán phải tiến hành lập thêm theo bút toán:
Nợ TK 642 - Số dự phòng cần lập thêm
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 131 - Số đã xoá cho khách hàng
Đồng thời, kế toán ghi đơn: Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lí
Nếu sau khi đã xoá nợ cho khách hàng nhưng lại thu hồi được, kế toán ghi: Nợ TK 111 - Số tiền thu được
Có TK 711 - Thu nhập khác
* Đa dạng hoá phương thức bán hàng
Hiện tại Công ty đang áp dụng hai phương thức bán hàng chủ yếu là bán trực tiếp và bán đại lý. Đây là hai phương thức bán hàng mà trong nhiều năm qua đã giúp Công ty đạt được nhiều kết quả to lớn. Tuy nhiên, Công ty nên bán hàng theo hình thức nữa là bán hàng theo đại lí kí gửi. Đây cũng là một phương thức bán hàng có hiệu quả mà ngày nay cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng làm tăng doanh số bán, mở rộng mối quan hệ với khách hàng.
KẾT LUẬN
Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một phần hành hết sức quan trọng. Những thông tin mà nó cung cấp cho các nhà quản lý vô cùng quý giá để từ đó các nhà quản lý có thể lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Bán hàng là một trong những vũ khí sắc bén để đạt được hiệu quả.
các hình thức tổ chức cũng như phương pháp hạch toán của Công ty, đặc biệt đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở đơn vị. Để từ đó rút ra nhận xét về những điều hợp lý và chưa hợp lý, đồng thời em cũng đã mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty. Có thể nói những thành tựu mà Công ty đạt được như hiện nay là phần không nhỏ của công tác kế toán tài chính. Tuy nhiên để có những bước phát triển mạnh mẽ hơn đòi hỏi Công ty phải tăng cường công tác quản lý, tổ chức kịp thời công tác kế toán nhằm phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì thời gian thực tập có hạn, vốn kiến thức còn ít ỏi, nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót…Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ trong Công ty để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn , ban giám đốc cùng các phòng ban và các anh chị ở phòng kế toán.