Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vạn Thành (Trang 42 - 45)

Tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời chính xác cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Muốn vậy việc tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty vào khối lượng và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Hiện tại việc tổ chức công tác kế toán ở công ty tiến hành theo hình thức công tác kế toán tập trung.

Bộ máy kế toán của Nhà máy bao gồm 6 người được tổ chức như sau:

.

Trong đó:

- Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo chung mọi hoạt động của phòng

kế toán, kiểm tra các công việc của nhân viên văn phòng. Hàng ngày duyệt các chứng từ nhập, xuất, thu, chi, vay… quan hệ với ngân hàng và các cơ quan có liên quan.

-Kế toán tổng hợp: Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán khác chuyển sang. Cuối kỳ lập bảng cân đối phát sinh, đối chiếu với các báo cáo chi tiết của các kế toán khác. Tổng hợp chi phí sản xuất, tính toán giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính định kỳ. - Kế toán thanh toán, kê toán tiền lương, BHXH: Hằng ngày kế toán thanh toán dựa vào khối lương nguyên liệu keo gỗ trên phiếu cân, rồi lập

SVTT: Hoàng Thị Lựu 43 Lớp K2B – Kế toán

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, thành phẩm,Kế toán thuế Kế toán bán hàng, công nợ, kế toán ngân hàng Thủ quỹ Kế toán thanh toán, tiền lương,

cuối kỳ lập bảng tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ, tính trích BHXH của công nhân viên, phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí, cuối kỳ lập báo cáo thống kê.

- Kế toán bán hàng kiêm kế toán công nợ, kế toán ngân hàng: Hàng

ngày cập nhật kịp thời, chính xác các mặt hàng được xuất bán (Bán nợ và bán tiền mặt), các khoản tiền thu vào do khách hàng đặt trước và khách hàng trả nợ.

Theo dõi liên tục số dư nợ, có đối với từng khách hàng cụ thể để có kế hoạch thu hồi công nợ. Mở sổ tổng hợp, sổ chi tiết về hàng xuất bán và công nợ khách hàng

Tập hợp các chứng từ, hoá đơn hợp lệ tiến hành đối chiếu và xác nhận công nợ với khách hàng, đề nghị và yêu cầu thanh toán.

Hàng ngày cập nhật kịp thời phản ánh đầy đủ, chính xác những khoản tiền thu chi qua ngân hàng

viết phiếu nhập, xuất vật tư, giám sát việc sử dụng vật tư. Hàng ngày mở sổ chi tiết vật tư theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn các loại nguyên vật liệu, lập bảng kế toán phân loại lên các chứng từ chuyển cho kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ NVL, DC đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tiến hành trích khấu hao, hàng tháng lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

Theo dõi tình hình nhập xuất tồn thành phẩm trong kỳ kinh doanh. Theo dõi đúng, đủ, chính xác số lượng và doanh thu thành phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ kinh doanh, từ đó xác định số thuế GTGT phải nộp.

Tính đúng, đủ, chính xác số thuế GTGT đầu ra và kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ để xác định số thuế GTGT phải nộp.

- Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã có đầy đủ

thủ tục hợp lý, có đầy đủ chữ ký các thành phần (người chịu trách nhiệm pháp lý và người chịu trách nhiệm vật chất) để thu chi tiền mặt. Vào sổ quỹ hằng ngày, tính số dư tồn quỹ hàng ngày, cuối tháng kiểm quỹ, tiến hành đối chiếu với kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vạn Thành (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w