3.4.1 Sơ đồ kế toán
Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp Tân Thành Công
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán doanh nghiệp Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng: Là người phụ trách toàn bộ vấn đề kế toán.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về phương pháp hạch toán và lưu trữ chứng từ trong công tác kế toán của DN.
Tổ chức việc tính toán, ghi chép theo dõi các loại sổ sách, chứng từ.
Tổ duyệt các chứng từ. Ký duyệt các chứng từ. Tính giá thành. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ KHO THỦ QUỸ
27
Làm việc với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng.
Lập báo cáo thuế hàng thàng, quý, năm. Kế toán thanh toán:
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng như phiếu lập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, phiếu hạch toán.
Sắp xếp và nhập vào chứng từ vào máy tính lưu trữ chứng từ.
Lập biểu mẫu khi giám đốc yêu cầu như: báo cáo giá, dự toán, công nợ.
Theo dõi công nợ của khách hàng
Tính và chi lương cho toàn DN.
Giữ sổ phụ ngân hàng, theo dõi số dư tài khoản TGNH.
Thủ quỹ (kim kế toán hành chính).
Chấm công toàn DN.
Thực hiện tất cả công việc hành chính bên ngoài.
Thực hiện tất cả công việc hành chính bên ngoài, đến các cơ quan chức năng như: cơ quan thuế, cơ quan BHXH, phòng lao động TH và XH.
Kiểm tra chứng từ gốc, xem thu chi có hợp lý không, tiến hành thu hoặc chi theo các chừng từ đã duyệt, bảo quản tiền mặt, tự theo dõi và chịu trách nhiệm về lượng tiền quỹ đang giữ, báo cáo quỹ khi có yêu cầu.
Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của chứng từ trước khi nhập xuất tiền khỏi quỹ.
Kiểm tra tiền mặt để phát hiện các loại tiền giả và báo cáo kịp thời.
Thực hiện việc thanh toán tiền mặt theo quy định thanh toán của công ty.
Thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ tiền mặt với kế toán tổng hợp.
Chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ thu chi tiền và thực hiện các công việc do kế toán trưởng và Giám đốc giao.
Thủ kho: ghi chép và theo dõi hằng ngày các nghiệp vụ phát sinh có chứng từ hợp lý, tiến hành nhập kho, giao lại chứng từ gốc và hóa đơn cho kế toán lưu trữ dựa vào bảng tổng nguyên vật liệu xuất kho đã duyệt, tiến hành xuất kho, chịu trách nhiệm và kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, lập báo cáo về tình hình xuất kho nguyên vật liệu.
3.4.2 Hình thức kế toán
3.4.2.1 Chế độ kế toán áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 do Bộ trưởng Bộ tài chính.
28
Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm.
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền.
Tổ chức trang thiết bị các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kế toán: kế toán trên máy tính tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng phần mếm kế toán UNESCO từ năm 2005 đến nay.
3.4.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”
- Hàng ngày, căn cứ các chứng từ gốc đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ, tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối kỳ, cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
29 Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Đối chiếu số liệu:
Ghi vào cuối kỳ:
Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp Tân Thành Công
Hình 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGHIỆP
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
30
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2011-2013 ĐVT: Đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DNTN Tân Thành Công
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013-2014
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DNTN Tân Thành Công
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 4.118.276.835 3.714.766.213 7.497.273.744 -403.510.622 -9,8 3.782.471.531 101,8 Tổng chi phí 3.892.274.399 3.581.608.568 7.012.723.751 -310.665.831 -8,0 3.431.115.183 95,8 Tổng LN kế toán trước thuế 226.002.436 133.157.645 484.513.993 -92.844.791 -41,1 351.356.348 263,9
Lợi nhuận sau thuế TNDN 169.501.827 99.868.234 363.385.495 -69.633.593 -41,1 263.517.261 263,9 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T2014/6T2013 6T2013 6T2014 Số tiền % Tổng doanh thu 4.272.585.394 3.251.569.223 -1.021.016.171 -23.9 Tổng chi phí 3.976.936.076 3.029.797.313 -947.138.763 -23.8
Tổng LN kế toán trước thuế 295.649.318 221.771.910 -73.877.408 -34.0
31
Phân tích sơ lược kết quả kinh doanh từ năm 2011-2013
Qua bảng 3.2 kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2011-2013 thì các chỉ tiêu đều thay đổi qua các năm. Cụ thể như sau:
Về doanh thu: Tổng doanh thu của doanh nghiệp có sự tăng giảm không đều qua các năm, doanh thu cao nhất là năm 2013, thấp nhất là năm 2012. Năm 2011 tổng doanh thu đạt 4.118.276.835 đồng đến năm 2012 doanh thu là 3.714.766.213 đồng giảm 403.510.622 đồng, tương đương giảm 9.8% so với năm 2011. Doanh thu giảm là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn làm cho lãi suất thị trường tăng cao ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mua vật liệu đầu vào tăng mạnh nên giá cả của các sản phẩm bán ra tăng làm cho sức mua giảm, đồng thời các mặt hàng từ Tp.HCM đổ xô về làm cho sản lượng bán ra giảm. Năm 2013 thì tổng doanh thu đạt 7.497.273.744 đồng tăng 3.782.471.531 đồng tương đương tăng 101,8% so với năm 2012 nguyên nhân là do doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đã giảm giá một số loại sản phẩm nên thu hút được người tiêu dùng hơn làm cho doanh thu tăng.
Về chi phí: Chi phí của doanh nghiệp được ra chủ yếu từ chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh, nhìn chung chi phí có xu hướng biến động qua các năm từ năm 2011-2013. Tổng chí phí năm 2011 là 3.892.274.399 đồng đến năm 2012 là 3.581.608.568 giảm 310.665.831 đồng tương đương giảm 8.0% so với năm 2011. Chi phí giảm là do trong năm 2012 số lượng sản xuất ra sản phẩm tại doanh nghiệp giảm nên tốn chi phí thấp và chủ động hơn trong việc cắt giảm chi phí. Năm 2013 tổng chi phí là 7.012.723.751 tăng 3.431.115.183 đồng tương đương tăng 95,8%. Chi phí tiếp tục tăng và ở mức cao nguyên nhân do doanh nghiệp thay đổi các trang thiết cũ bằng các máy móc, thiết bị hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất đồng thời doanh nghiệp còn phải đóng các khoản lãi vay ngắn hạn từ ngân hàng nên làm cho chi phí ở mức cao.
Về lợi nhuận: Do ảnh hưởng của doanh thu và chi phí nên lợi nhuận trước thuế tăng hoặc giảm thất thường. Cụ thể như sau: Năm 2011 lợi nhuận trước thuế là 226.002.436 đồng đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 133.157.645 đồng, giảm 92.844.791 đồng, tương đương giảm 41,1%. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế là 484.513.993 đồng, tăng 351.356.348 đồng, tương đương tăng 263,9% so với năm 2012.
Song song với lợi nhuận trước thuế biến động thì lợi nhuận sau thuế cũng thay đổi theo. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 169.501.827 đồng đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế là 99.868.234 đồng, giảm 69.633.593 đồng, tương
32
đương giảm 41,1%.Năm 2013 lợi nhuận sau thuế là 363.385.495 đồng, tăng 263.517.261 đồng, tương đương tăng 263,9%.
Qua phân tích sơ lược một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ta thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng tốt. Mục tiêu đề ra trong những năm tới là doanh nghiệp phải tiếp tục cố gắng tìm nguồn thu ổn định từ các hợp đồng kinh tế, phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và phải thích ứng kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường để doanh nghiệp đi vào hoạt động tốt và đem lại lợi nhuận cao.
Phân tích sơ lược kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013-2014
Qua bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013-2014 ta nhận thấy các chỉ tiêu cũng đều có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
Về doanh thu: Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 là 4.172.585.394 đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 là 3.251.569.223 đồng, giảm 1.021.016.171 đồng, tương đương giảm 23.9% nguyên nhân là do tình hình kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm, các loại sản phẩm bán ra có xu hướng giảm bên cạnh đó các mặt hàng gia công, sữa chữa cũng có xu hướng giảm nên làm cho tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm.
Về chi phí: Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 là 3.976.936.076 đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 là 3.029.797.313đồng, giảm 947.138.763 đồng, tương đương giảm 23.8% nguyên nhân là do số lượng sản xuất sản phẩm giảm, đồng thời là do doanh nghiệp biết áp dụng các phương pháp làm tiết kiệm chi phí nên làm cho chi phí giảm và chi phí giảm là điều tốt.
Về lợi nhuận trước thuế: 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận trước thuế là 295.649.318 đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận trước thuế là 221.771.910 đồng, giảm 73.877.408 đồng, tương đương giảm 34.0% nguyên nhân là do doanh thu và chi phí đều giảm nên làm cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 giảm. Bên cạnh sự biến động của lợi nhuận trước thuế giảm thì lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo điển hình là lợi nhuận sau thuế 2014 giảm 48.754.898 đồng, tương đương giảm 22% so với 6 tháng đầu năm 2013 nhưng lợi nhuận vẫn là một số dương, phần nào đó cũng chứng tỏ tình hình kinh doanh nghiệp là có hiệu quả.
33
3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi
Doanh nghiệp nằm gần trung tâm thành phố Cần Thơ và ven sông Hậu nên có thuận lợi vầ đường thủy cũng như đường bộ giúp doanh nghiệp dễ dàng mua bán, giao lưu với khách hàng và có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động công ty đã tạo được nhiều uy tính lớn nên thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như đội ngũ lao động nhằm tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ cho người tiêu dùng.
Các công trình ngày càng nhiều, lượng tàu thuyền ngày càng gia tăng do đó nhu cầu đóng tàu mới cũng gia tăng. Vì thế, doanh nghiệp có được lượng khách hàng dồi dào và mở rộng được thị trường.
3.6.2 Khó khăn
Các ngành cơ khí có xu hướng phát triển ngày càng tăng mà quy mô doanh nghiệp thì còn hạn chế nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng ngành, đặc biệt là các đơn vị ở cùng địa phương.
Phần lớn doanh nghiệp còn sử dụng nhiều phương pháp thủ công nên phải tốn nhiều chi phí và thời gian.
Máy móc, thiết bị còn thô sơ, lạc hậu, cơ sở phục vụ cho chuyên môn còn nhiều hạn chế.
Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế.
Giá cà nguyên liệu đầu vào như sắt, thép, dầu, nhớt…chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế trong nước cũng như thế giới cho nên làm tăng giá thành sản xuất, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
34
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁ ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4.1.1 Kế toán doanh thu và thu nhập 4.1.1 Kế toán doanh thu và thu nhập
4.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu của doanh nghiệp Tân Thành Công chủ yếu là từ việc bán hàng, doanh nghiệp không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng chính là doanh thu thuần.
Tài khoản sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn, hợp đồng bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu kế toán…
Sổ sách sử dụng: sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 511.
Quá trình luân chuyển chứng từ và lưu đồ:
Sau khi hoàn thành bộ phận kinh doanh lập hóa đơn bán hàng gồm 3 liên:
Liên 1: Lưu lại quyển gốc do bộ phận kinh doanh giữ
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Giao cho bộ phận ghi sổ
Sau khi nhận được hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho, thủ kho sẽ ghi vào sổ kho theo số lượng hàng bán được đồng thời thủ kho sẽ cầm hóa đơn xuất kho làm thủ tục xuất hàng. Sổ kho do thủ kho mở hàng quý và mở chi tiết cho từng mặt hàng. Thủ kho có nhiệm vụ theo dõi chi tiết hàng hóa nhập xuất tồn và ghi vào sổ kho, sau đó thủ kho mang hóa đơn bán hàng đến cho phòng kế toán. Cuối tháng, thủ kho tính số tồn kho từng loại hàng hóa để đối chiếu với phòng kế toán. Ở phòng Kế toán sau khi nhận được hóa đơn bán hàng do thủ kho mang đến, kế toán kiểm tra, phê duyệt, ghi sổ và lập báo cáo bán hàng.
Chú thích: - KH: Khách hàng - GĐ: Giám đốc - ĐĐH: Đơn đặt hàng - HĐ: Hợp đồng kinh tế - HĐBH: Hoá đơn bán hàng