4.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
Sau khi phân tích của chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta đã hiểu được phần nào về tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích này chưa đủ cơ sở để đánh giá Doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không. Cho nên, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu trên, cần kết hợp với phân tích các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm góp phần đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt về vấn đề quản lý tài sản, hàng tồn kho hay các khoản phải thu. Thông qua các tỷ số này ta có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
Bảng 4.6: Các chỉ số hoạt động của DN năm 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013
Doanh thu thuần Đồng 4.081.821.524 3.713.871.462 7.476.211.133 Giá vốn hàng
bán Đồng 3.228.866.581 3.033.742.146 5.674.693.649 Khoản phải thu
bình quân Đồng 582.907.105 496.985.148 1.310.985.334 Hàng tồn kho bình quân Đồng 3.101.256.875 3.452.589.124 3.812.086.472 Tổng tài sản bình quân Đồng 6.801.500.484 6.604.275.615 12.260.975.812 Vòng quay
khoản phải thu Vòng 7,00 7,47 5,70
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1,04 0,88 1,49 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,60 0,56 0,61 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 52 49 64
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công
Vòng quay khoản phải thu: Đây là chỉ tiêu biểu thị tốc độ biến đổi khoản phải thu. Năm 2011 số vòng quay khoản phải thu của khách hàng là 7,00 vòng. Đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên là 7,47 vòng. Sự gia tăng này cho thấy tốc độ tốc độ thu hồi của doanh nghiệp tương đối nhanh, đều này có thể giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sản xuất. Nhưng đến năm
72
2013 chỉ số vòng quay khoản phải thu giảm còn 5,70 vòng nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp khó khăn chung, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ thêm thời gian vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, làm cho vòng quay khoản phải thu giảm.
Vòng quay hàng tồn kho: Là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng luân chuyển lớn cho ta thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cụ thể như sau: Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho là 1,04 vòng đến năm 2012 con số này giảm còn 0,88 vòng nguyên nhân giảm do giá cả bị biến động thất thường gây ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của thị trường khiến cho số quay của hàng tồn kho giảm. Sang năm 2013 số quay của hàng tồn kho tăng lên là 1.49 vòng góp phần làm giảm được lượng hàng tồn kho góp phần giảm được chi phí trong việc bảo quản, hao hụt và vốn tồn động hàng tồn kho,
Vòng quay tổng tài sản: Đây là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này có thể biết được với mỗi đồng tổng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu tạo ra. Năm 2011 vòng quay tổng tài sản là 0,6 vòng tức là trong năm 1 đồng tổng tài sản chỉ tạo ra 0,6 đồng doanh thu. Đến năm 2012 vòng quay của nó còn 0,56 vòng, giảm 0,04 đồng so với năm 2011 nguyên nhân là trong năm 2012 tình hình doanh thu giảm nhiều và tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp cũng giảm so với năm 2011 nên làm cho vòng quay tổng tài sản giảm. Sang năm 2013 vòng quay tổng tài sản là 0.61 vòng, cứ 1 đồng tổng tài sản sẽ tạo ra 0,8 đồng doanh thu tăng 0,05 đồng so với năm 2012 là do trong năm này mức độ doanh thu tăng khá cao, bên cạnh đó thì tổng tài sản bình quân cũng có hướng tăng cao nên vòng quay tổng tài sản tăng không cao. Nhìn chung tốc độ vòng quay tổng tài sản không cao lắm, điều này phần nào chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng TS của doanh nghiệp chưa cao cho nên doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian tới để đạt những kết quả theo mong muốn.
Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân cho biết khoảng thời gian trung bình cần thiết để công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Do đó, thông qua chỉ số này có thể đánh giá chất lượng của công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty. Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp đạt 52 ngày. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống với giá trị là 49 ngày, giảm 3 ngày so với năm 2011 chứng tỏ doanh nghiệp đã phần nào rút ngắn được thời gian thu hồi nợ của khách hàng. Đến năm 2013 kỳ thu tiền bình quân tăng lên là 64 ngày, tăng 15 ngày so với năm 2012 nguyên nhân là do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên doanh nghiệp đã và đang thực hiện chính sách bán
73
chịu nhằm thu hút khách hàng cho nên kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp vẫn mang những giá trị tương đối cao. Do đó cần có các biện pháp thật hợp lý để vừa tạo được quan hệ tốt với khách hàng đồng thời phải kéo giảm kỳ thu tiền về một mức thấp hơn.
4.3.2 Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp năm 2011-2013
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kĩ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng điều quan tâm., cho nên ngoài việc phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp ta cần tiến hành phân tích các tỷ số khả năng sinh lời để có những nhận xét và đánh giá chính xác và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 4.7: Tỷ số lợi nhuận của DN năm 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013
Doanh thu thuần Đồng 4.081.821.524 3.713.871.462 7.476.211.133 Lợi nhuận ròng Đồng 169.501.827 99.868.234 363.385.495 Tổng tài sản bình quân Đồng 6.801.500.484 6.604.275.615 12.260.975.812 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 1.597.251.485 1.771.187.421 2.445.824.182 ROS(LNR/DTT) % 4,15 2,69 4,86 ROA(LNR/TTSBQ) % 2,49 1,51 2,96 ROE(LNR/VCSH) % 10,61 5,64 14,86
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công
Tỳ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng doanh thu thuần thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng cao và ngược lại. Qua bảng 4.7 ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu qua 3 năm có sự dao động tăng giảm không đều, cao nhất năm 2013 và thấp nhất là năm 2012. Năm 2011 tỷ số này là 4,15% đến năm 2012 tỷ số này là 2,69% giảm 1,46% nguyên nhân là năm 2012 doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều giảm so với năm 2011 cho nên tỷ số này giảm. Đến năm
74
2013 ROS là 4,86% tăng 2,17% so với năm 2012 nguyên nhân là doanh thu doanh nghiệp tăng cao dẩn đến lợi nhuận cao nên làm cho ROS tăng.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân cao nhất là 2013, thấp nhất là năm 2011. Cụ thể như sau: Năm 2011 tỳ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 2,49% đến năm 2012 con số này là 1,51% giảm 0,98% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong năm này lợi nhuận của doanh nghiệp giảm so với năm 2011 điều đó chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chưa có hiệu quả so với năm 2011. Sang năm 2013 công tác quản lý cũng như sử dụng tài sản tạo ra thu nhập tại doanh nghiệp có thay đổi khá tốt, chỉ số ROA là 2,96% tăng 1,45 so với năm 2012 tương đương với 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,29 đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE): Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu, tỷ số này càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Tỷ số này cao nhất là năm 2013 và thấp nhất là năm 2012. Cụ thể: Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 10,61% sang năm 2012 là 5,64% giảm 4,97% so với năm 2011do trong năm này kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cũng không mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp nên 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 5,64% đồng lợi nhuận. Đến năm 2013 là 14,86% mức độ tăng của lợi nhuận cao hơn rất nhiều, tăng 9,22% so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt vốn chủ sỡ hữu trong việc tạo ra lợi nhuận. Mặc dù trong năm 2012 nguồn vốn sử dụng không hiệu quả nhưng vẫn không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2.3 Phân tích tài chính DN bằng sơ đồ Dupont (2011 – 2013)
Mỗi tỷ số tài chính đều góp phần phần quan trọng để nói lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thấy rõ hơn về mối quan hệ cũng như sự tác động qua lại giữa các tỷ số tài chính thì công thức Dupont được xem là một trong các công cụ phân tích tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Dựa trên các phân tích các nhà phân tích sẽ có được cái nhìn khái quát về toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN, ta sẽ tiến hành phân tích các tỷ số tài chính của DN thông qua sơ đồ Dupont dưới đây.
75 Nhân Hình 4.4: Sơ đồ Dupont (2011 – 2013) ROE 2011 2012 2013 10,61% 5.64% 14,86% Tổng TS/VCSH 2011 2012 2013 4.26 3.73 5.01 ROA 2011 2012 2013 2,49% 1,51% 2,96% Vòng quay tổng TS 2011 2012 2013 0,60 0,56 0,61
Doanh thu thuần
2011 2012 2013 4.082 3.714 7.476
Doanh thu thuần
2011 2012 2013 4.082 3.714 7.476 ROS 2011 2012 2013 4,15% 2,69% 4,86% Tổng TS 2011 2012 2013 6.801 6.604 12.261 Lợi nhuận ròng 2011 2012 2013 170 100 363 Chia Chia Nhân
76
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
5.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ưu điểm: Ưu điểm:
Bộ máy kế toán tại doanh nghiệp Tân Thành Công được tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần hỗ trợ để hoàn thành công việc, kế toán viên có nhiều kinh nghiệm.
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung, hình thức này đơn giản, dễ hiểu, dễ làm kết hợp với hình thức kế toán trên máy vi tính giúp công việc kế toán tại công ty thực hiện một cách nhanh chóng và giảm một khối lượng công việc đáng kể.
Về các loại chứng từ và sổ sách kế toán, doanh nghiệp sử dụng theo mẫu quy định của Bộ tài chính, việc sử dụng luân chuyển, lưu trữ chứng từ được sắp xếp hợp lý, khoa học.
Tuy phòng kế toán của doanh nghiệp chỉ có ít người nhưng vẫn theo dõi kết quả kinh doanh kịp thời và chính xác, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đó chính là những thành tích mà công tác kế toán cần phát huy.
Nhược điểm
Kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng mà chỉ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ để trực tiếp vào sổ cái.
Doanh nghiệp không sử dụng nhật ký đặc biệt như: nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền…nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều hạch toán vào sổ nhật ký chung do đó dẫn đến tình trạng số liệu trên sổ nhật ký khá nhiều, khó theo dõi được tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp.
Công tác kế toán thường dồn vào cuối tháng nên giá trị thông tin chưa được quan tâm sử dụng tốt và chưa phát huy hết tiềm năng kế toán quản trị.
Chi phí giá vốn được tập hợp vào cuối tháng, dẩn đến thất thoát, khó quản lý và một số nghiệp vụ ghi sổ sai với quy định.
Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp sử dụng theo hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ tài chính ban hành, tài khoản có gắn nhiều tài khoản chi tiết nên làm cho công tác hạch toán thêm phức tạp.
77
5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Kế toán trước khi lập hóa đơn phải xem lại quy định về việc ghi hóa đơn để tránh trường hợp làm sai với quy định, kế toán cần ghi cụ thể là đã bán loại sản phẩm nào để phản ánh chính xác doanh thu của từng mặt hàng.
Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng vì vậy khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp vì doanh nghiệp phải chọn phần mềm kế toán thích hợp giúp cho phòng kế toán làm việc có hiệu quả, có thể cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho ban quản lý công ty.
Quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng vì vậy cần đào tạo và tuyển thêm nhân viên kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ của khách hàng kịp thời lập kỳ gốc thu hồi đối với các khoản nợ chậm, các khoản nợ không có khả năng thanh toán giảm thiểu tối đa tình trạng chiếm dụng vốn tăng chi phí sử dụng vốn.
Cần nâng cao trình độ của kế toán viên và công nhân viên để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp cần tách chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng thành từng khoản mục chi tiết để kịp thời theo dõi các khoản chi phí phát sinh.
Kế toán được thực hiện trên máy vi tính dưới sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật phiên bản mới để thực hiện đúng theo quy định của bộ tài chính.
5.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 5.3.1 Doanh thu 5.3.1 Doanh thu
DNTN Tân Thành Công là một doanh nghiệp cơ khí chuyên sản xuất các sản phẩm như chân vị tàu, đồng đúc, thau đúc…đòi hỏi độ chính xác cao mới ra được sản phẩm đẹp, đúng yêu cầu khách hàng. Vì vậy việc tăng doanh thu đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, sau đây là một số giải pháp tăng doanh thu cho doanh nghiệp:
Cải tiến sản phẩm: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Vì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến uy tín và thương hiệu của công ty, sản phẩm phải tốt, mẫu mã đẹp, đạt các tiêu chuẩn về in ấn. Chất lượng sản phẩm tốt thì công ty sẽ tăng sản lượng in ấn dẫn đến tăng doanh thu và đạt lợi nhuận cao nhất. Vì vậy công ty cần phải chú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng nhằm tránh tình trạng bị khách hàng trả lại làm giảm doanh thu của công ty.
Mở rộng thị trường kinh doanh: Tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đưa sản phẩm của công ty đến gần với khách hàng. Có thể quảng cáo qua các phương tiện truyền thông như mạng internet, tạp chí, báo, tivi… nhằm
78
gây sự chú ý nhiều hơn, tạo cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tạo ra doanh thu ngày càng cao.
Tăng số lượng bán hàng : Bằng cách ký kết một số hợp đồng lớn và ổn định với khách hàng nhẳm đảm bảo tạo nguồn thu cho doanh nghiệp.Thường xuyên nghiên cứu, khảo sát thị trường, nắm bắt rõ tình hình biến động về giá