Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 29)

 Sử dụng phương pháp hạch toán kế toán: thông qua các phương pháp chuyên môn của kế toán từ việc lập chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán đến các báo cáo tài chính đã tạo nên nguồn số liệu đáng tin cậy để tiến hành hoạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số tương đối,số tuyệt đối, phương pháp liên hệ cân đối.

2.2.1.1 Sử dụng phương pháp so sánh

Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm chắc 3 nguyên tắc sau:

 Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu của một thời kỳ lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các chỉ tiêu kỳ dược so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện.

 Điều kiện so sánh: Được quan tâm về cả thời gian và không gian

+ Thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên 3 mặt: cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng một phương án tính toán, cùng một đơn vị đo lường.

+ Không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

 Kỹ thuật so sánh

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Q=Q1 – Q0

+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Q=Q1/Q0*100

Trong đó: Q0: Trị số kỳ gốc

Q1: Trị số kỳ phân tích

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện qua 3 hình thức:

+ So sánh theo chiều dọc: Là quá trình nhằm xác định các tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính.

21

+ So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kế toán – tài chính.

+ So sánh xác định xu hướng và tính quan hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

2.2.1.2Phương pháp kế toán

 Phương pháp chứng từ kế toán:

Là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh nghiệp kế toán phải lập chứng từ đúng quy định theo chế độ kế toán hiện hành.

 Phương pháp đối ứng tài khoản:

Là phương pháp so sánh thông tin, kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa hai đối tượng. Hay phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng.

2.2.1.3 Phương pháp phân tích liên hệ cân đối (Nguyễn Năng Phúc,

2005, trang 25)

 Phương pháp này được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần xác định mức chênh lệch của tửng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế so với kỳ gốc).

Giả sử chỉ tiêu cần phân tích là A chịu ảnh hưởng của các nhân tố x, y, z và có mối quan hệ như sau:

A = x + y - z

Với A0 = x0 + y0 – z0: kỳ gốc A1 = x1 + y1 – z1: kỳ thực tế + Đối tượng phân tích:

ΔA = A1 - A0 + Các nhân tố ảnh hưởng: . Ảnh hưởng của nhân tố x:

ΔAx = (x1 x0)

. Ảnh hưởng của nhân tố y: ΔAy = (y1 y0)

. Ảnh hưởng của nhân tố z: ΔAz = (z1 z0)

+ Tổng các nhân tố ảnh hưởng:

22  Phương pháp liên hệ cân đối dùng để: + Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu bán hàng Doanh thu từ Thu nhập

Tổng doanh thu = + +

và cung cấp dv hoạt động tài chính khác - Ảnh hưởng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Δ DT bán hàng = Δ DT bán hàng thực tế- Δ DT bán hàng kỳ gốc - Ảnh hưởng của doanh thu hoat động tài chính

Δ DT hoạt động tài chính = Δ DT HĐTC thực tế- Δ DT HĐTC kỳ gốc - Ảnh hưởng của thu nhập khác

Δ Thu nhập khác = Δ Thu nhập khác thực tế - Δ Thu nhập khác kỳ gốc

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:

Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý kinh doanh + Chi phí tài chính + Chi phí khác

- Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán

Δ Giá vốn hàng bán = Δ Giá vốn hàng bán thực tế - Δ Giá vốn hàng bán kỳ gốc

- Ảnh hưởng của chi phí quản lý kinh doanh

Δ Chi phí quản lý kinh doanh = CP QLKD thực tế - CP QLKD kỳ gốc

- Ảnh hưởng của chi phí tài chính

Δ Chi phí tài chính = CPTC thực tế - CPTC kỳ gốc

- Ảnh hưởng của chi phí khác

Δ Chi phí khác = Chi phí khác thực tế - Chi phí khác kỳ gốc kỳ gốc

+ Ảnh hưởng của lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí tài chính – Chi phí quản lý kinh doanh – Chi phí khác – Thuế TNDN

- Ảnh hưởng của tổng doanh thu

Δ Tổng doanh thu = Tổng doanh thu thực tế - Tổng doanh thu kỳ gốc

- Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán

Δ Giá vốn hàng bán = Δ Giá vốn hàng bán thực tế - Δ Giá vốn hàng bán kỳ gốc

23

Δ Chi phí quản lý kinh doanh = CP QLKD thực tế - CP QLKD kỳ gốc - Ảnh hưởng của chi phí tài chính

Δ Chi phí tài chính = CPTC thực tế - CPTC kỳ gốc

- Ảnh hưởng của chi phí khác

Δ Chi phí khác = Chi phí khác thực tế - Chi phí khác kỳ gốc kỳ gốc

- Ảnh hưởng của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

24

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Sau gần 10 năm hoạt động ở dạng cơ sở đến ngày 20/8/2000 chủ cơ sở quyết định chuyển đổi sang hình thức DNTN và hoạt động cho đến ngày nay với các thông tin sơ lược như sau:

 Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công

 Địa chỉ: 121A Tầm Vu, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

 Điện thoại: 0710.3820564 – 0710.2220866. Fax: 07103.839166.

 Mã số thuế: 1800393136

 Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

 Email: dntntanthanhcong09@yahoo.com

 Chủ doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Lợi

- Giấy chứng nhận ĐKKD số 5701000146 do Sở KH & ĐT – TPCT cấp ngày 21/08/2000 với vốn đầu tư ban đầu 1.747.500.000 đồng.

Khởi đầu bằng nghề kinh doanh chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại…Với nhu cầu thị trường ngày càng tăng và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nên doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Đến nay doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực mới là đóng mới và sữa chữa tàu thuyền. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vận chuyển đường thủy với 6 chiếc xà lan, 1 cần cẩu khai thác cát vàng tại Tân Châu- An Giang. Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận san lắp mặt bằng, cho thuê thiết bị cơ giới, phương tiện vận tải đường bộ, xuất nhập khẩu cát.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công là sản xuất đúc kim loại (thau đúc, gang đúc, nhôm đúc) và chân vịt tàu. Ngoài ra doanh nghiệp còn tham gia trong lĩnh vực vận chuyển đường thủy và một số hoạt động kinh doanh khác như: san lắp mặt bằng và cho thuê vận tải

25

Bảng 3.1: Danh sách các mặt hàng đúc tại doanh nghiệp

STT Tên mặt hàng Đơn vị tính

1

Thau đúc + Loại thường

+ Theo yêu cầu, bảng vẽ

Kg

2

Gang đúc + Loại thường

+ Theo yêu cầu, bảng vẽ

Kg

3

Nhôm đúc + Loại thường

+ Theo yêu cầu, bảng vẽ

Kg

4 Kẽm đúc theo yêu cầu Kg

5 Chân vịt tàu: Theo yêu cầu, bảng vẽ Kg

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp Tân Thành Công

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG ĐÚC PHÂN XƯỞNG ĐÓNG TÀU PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

26

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: là người đại diện cho doanh nghiệp quản lý doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng đơn vị và điều chỉnh mọi hoạt động kỹ thuật, tổ chức tài chính, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hiện quan hệ ngoại giao, ký kết các hợp đồng kinh tế.

Phòng kế toán: chức năng thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính hạch toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản, vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẩn và quy định kế toán Việt Nam.

Phân xưởng đúc: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm.

Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện kim loại các loại theo yêu cầu

Phân xưởng đóng tàu: có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ kế toán 3.4.1 Sơ đồ kế toán

Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp Tân Thành Công

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán doanh nghiệp Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Kế toán trưởng: Là người phụ trách toàn bộ vấn đề kế toán.

 Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về phương pháp hạch toán và lưu trữ chứng từ trong công tác kế toán của DN.

 Tổ chức việc tính toán, ghi chép theo dõi các loại sổ sách, chứng từ.

 Tổ duyệt các chứng từ.  Ký duyệt các chứng từ.  Tính giá thành. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ KHO THỦ QUỸ

27

 Làm việc với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng.

 Lập báo cáo thuế hàng thàng, quý, năm.  Kế toán thanh toán:

 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng như phiếu lập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, phiếu hạch toán.

 Sắp xếp và nhập vào chứng từ vào máy tính lưu trữ chứng từ.

 Lập biểu mẫu khi giám đốc yêu cầu như: báo cáo giá, dự toán, công nợ.

 Theo dõi công nợ của khách hàng

 Tính và chi lương cho toàn DN.

 Giữ sổ phụ ngân hàng, theo dõi số dư tài khoản TGNH.

 Thủ quỹ (kim kế toán hành chính).

 Chấm công toàn DN.

 Thực hiện tất cả công việc hành chính bên ngoài.

 Thực hiện tất cả công việc hành chính bên ngoài, đến các cơ quan chức năng như: cơ quan thuế, cơ quan BHXH, phòng lao động TH và XH.

 Kiểm tra chứng từ gốc, xem thu chi có hợp lý không, tiến hành thu hoặc chi theo các chừng từ đã duyệt, bảo quản tiền mặt, tự theo dõi và chịu trách nhiệm về lượng tiền quỹ đang giữ, báo cáo quỹ khi có yêu cầu.

Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của chứng từ trước khi nhập xuất tiền khỏi quỹ.

 Kiểm tra tiền mặt để phát hiện các loại tiền giả và báo cáo kịp thời.

 Thực hiện việc thanh toán tiền mặt theo quy định thanh toán của công ty.

 Thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ tiền mặt với kế toán tổng hợp.

 Chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ thu chi tiền và thực hiện các công việc do kế toán trưởng và Giám đốc giao.

Thủ kho: ghi chép và theo dõi hằng ngày các nghiệp vụ phát sinh có chứng từ hợp lý, tiến hành nhập kho, giao lại chứng từ gốc và hóa đơn cho kế toán lưu trữ dựa vào bảng tổng nguyên vật liệu xuất kho đã duyệt, tiến hành xuất kho, chịu trách nhiệm và kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, lập báo cáo về tình hình xuất kho nguyên vật liệu.

3.4.2 Hình thức kế toán

3.4.2.1 Chế độ kế toán áp dụng

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 do Bộ trưởng Bộ tài chính.

28

Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm.

 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng.

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền.

 Tổ chức trang thiết bị các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kế toán: kế toán trên máy tính tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng phần mếm kế toán UNESCO từ năm 2005 đến nay.

3.4.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”

- Hàng ngày, căn cứ các chứng từ gốc đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ, tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối kỳ, cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

29 Ghi chú:

Ghi hằng ngày:

Đối chiếu số liệu:

Ghi vào cuối kỳ:

Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp Tân Thành Công

Hình 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)