Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 63 - 77)

5. Kết cấu luận văn

3.1.3Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình

Ở Hậu Giang quan niệm “Quyền huynh thế phụ” vẩn còn tồn tại trong tâm trí

của những người dân, hình thức Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình với

nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này là không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Mức độ phụ thuộc giữa các thành viên diển ra khi cha hoặc mẹ trong gia đình qua đời, hoặc già yếu mà thôi. Nạn nhân của loại bạo lực này vẫn chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn mắng chửi, nói xấu nhau… bạo lực giữa những thành viên khác: anh em, chú cháu

đánh nhau vì xích mích trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản; chị em mắng chửi, nói xấu nhau…

3.2. Số liệu thông kê về tình trạng bạo lực gia đình ở Hậu Giang từ năm 2009 – 2012

Theo thống kê, năm 2009, số vụ BLGĐ trên địa bàn tỉnh là 234 (trong đó: nạn nhân nữ là 223 vụ, trẻ em là 7 vụ, và người cao tuổi là 4 vụ); năm 2010, tổng số là 192 vụ (trong đó: nạn nhân nữ là 177 vụ, trẻ em là 6 vụ, người cao tuổi là 8 vụ); năm 2011, tổng số là 176 vụ (trong đó: nạn nhân nữ là 170 vụ, còn lại là người già và trẻ em); 06 tháng đầu năm 2012, tổng số là 47 vụ (trong đó: nạn nhân nữ là 46 vụ, trẻ em là 01 vụ).

Từ số liệu, ta thấy được rằng tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây nhìn chung có dấu hiệu giảm dần, tuy nhiên, qua thực tiển, người viết thấy rằng riêng đối với hình thức bạo lực về tinh thần ở Hậu Giang hiện nay diển ra rất phổ biến và phức tạp, bởi Hậu Giang là tỉnh thuần nông, đời sống người dân con gặp nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng đến tâm lí đặc biệt là người chồng, từ đó dể sinh ra những tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè…rồi sinh ra đánh đập, chửi bới vợ con.

Bên cạnh đó một số người chồng vì không tạo ra của cải vật chất mà thường xuyên phải chịu sự miệt thị, mắng nhiếc, nhằn nhện của người vợ, từ đó sẻ ảnh hưởng đến tinh thần của những thành viên trong gia đình.Hình thức bạo lực tinh thần thường ít khi biểu hiện ra bên ngoài, chỉ hiện diện bên trong tâm lí của nạn nhân và thường thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu, do vậy, chúng ta khó có thể nắm bắt hết toàn bộ vụ việc cũng như rà soát thống kê một cách cặn kẻ nhất.

Tỉnh Hậu Giang cũng như các địa phương khác trong cả nước đều xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. Tùy từng vùng, từng địa phương (nông thôn và thành thị) mà số lượng và tính chất các vụ bạo lực gia đình khác nhau. Ở vùng nông thôn, nơi có trình độ dân trí thấp,vì chưa nhận thức được hành vi bạo lực gia đình,vì vậy, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra nhiều hơn. Ngược lại, ở thành thị, số lượng các vụ bạo lực gia đình xảy ra ít nhưng tính chất thường phức tạp hơn

3.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình ở hậu giang

Qua nghiên cứu thực tiển, người viết thấy được rằng, nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình trước hết xuất phát từ mối quan hệ quyền lực không bình đẳng giữa người chồng và vợ. Người chồng luôn xem mình là chủ gia đình, là người có quyền

quyết định, điều hành mọi sự việc của gia đình mà các thành viên khác không ai có quyền can thiệp vào. Đó còn là hành động thể hiện tư tưởng “chồng chúa, vợ tôi” và quan điểm “thương cho roi cho vọt” của người chồng, người cha. Ngoài ra, thái độ dửng dưng của nhiều người khi xem chuyện bạo lực gia đình là chuyện riêng của người khác, nên khi thấy hành vi bạo lực xảy ra đã không can thiệp, hoặc không thông báo cho chính quyền địa phương. Đa số hành động của bạo lực đều xuất phát từ mâu thuẫn tiền bạc. Khi đời sống kinh tế khó khăn, rất dễ nảy sinh bất hòa giữa các thành viên trong gia đình. Mâu thuẫn đó càng phát sinh lớn hơn khi người chồng có thói quen uống rượu bia hay mắc tệ nạn cờ bạc. Chính chất kích thích và thói quen đó đã làm cho người chồng không kiềm chế được bản thân mình.

Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối, làm băng hoại các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, gây ra những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình; đồng thời, có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế ở nước ta nói chung và ở Hậu Giang nói riêng… Hậu Giang có đặc thù là tỉnh thuần nông với trên 85% dân số sống ở nông thôn, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; cùng với đó là quan niệm cũ của người chồng luôn xem mình là chủ gia đình, là người có thể quyết định, điều hành mọi việc trong gia đình, các thành viên khác không ai có quyền can thiệp vào; dẫn đến hành động thể hiện tư tưởng “chồng chúa, vợ tôi”, “thương cho roi cho vọt” của người chồng, người cha. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng BLGĐ còn xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua.

Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm.

Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.

Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia

đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp. Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:

- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.

- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…

- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em…Song ở Hậu Giang nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình…được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy,

để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng .

Như vậy Bạo lực gia đình đã và đang diễn ra với nhiều hình thức và mức độ ngày càng nghiêm trọng mà nguyên nhân là do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn

hạn chế; quan niệm phong kiến “Trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia

quyền còn nặng. Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo lực gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu. Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng, kinh tế trong gia đình bị hạn chế, thêm vào đó là sự tác động của các chất kích thích như bia, rượu là một trong những yếu tố gây nên nạn bạo hành trong gia đình. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, những năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể đã có nhiều chương trình hoạt động tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới. Việc xây dựng các mô hình hoạt động lồng ghép nhằm góp phần ngăn chặn và giảm tỷ lệ Bạo lực gia đình đã từng bước đi vào hoạt động và có hiệu quả tích cực.

3.4. Hậu quả của bạo lực gia đình

Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn nhân. Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực. Còn với những em phải chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần. đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.

Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình, bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, nó làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng,

sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội.

Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…

3.5. Công tác phòng chống bạo lực gia đình ở hậu giang

3.5.1. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành trong việc phòng, chống bạo lực gia đình

Xác định công tác phòng chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ chung hết sức quan trọng, vì vậy cần có sự phối hợp giữa các sở, ngành để việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả cao.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 về việc Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 - 2015. Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình như: phối hợp với Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức và cử người tham gia giảng bài tại các lớp tập huấn về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức cuộc thi kiến thức gia đình và phòng chống bạo lực gia đình; Liên hoan các tiểu phẩm phòng chống bạo lực gia đình; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức họp mặt các gia đình văn hóa tiêu biểu nhân kỉ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú như thi tìm hiểu về bạo lực gia đình, tiểu phẩm; phối hợp với Báo Hậu Giang đăng tin, bài về phòng chống bạo lực gia đình và những tấm gương tiêu biểu xây dựng gia đình hạnh phúc; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các thông tin về vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc và tiến bộ.

Tỉnh đã chỉ đạo thành lập các Ban Chỉ đạo Phòng, chống bạo lực gia đình cấp huyện, xã, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng chống bạo lực gia đình, các mô hình vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển hiệu quả. Tỉnh đã chọn xã vĩnh viển, huyện long mỹ làm địa điểm triển khai thực hiện can thiệp về phòng chống bạo lực gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2008) được thực hiện ở Hậu Giang thời gian qua đã làm chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền, đặc biệt là người dân. Theo bà Huỳnh Thúy Trinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, trước đây, tình trạng bạo

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 63 - 77)