Các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình

2.3.2.1 Hoạt động phòng ngừa bạo lực gia đình

Phòng ngừa bạo lực gia đình là những biện pháp, cách thức được các cơ quan nhà nước, các tổ chức, gia đình và cá nhân thực hiện nhằm loại trừ nguyên nhân và

điều kiện phát sinh hành vibạo lực gia đình. Theo luật phòng chống bạo lực gia đình,

phòng ngừa bạo lực gia đình có thể dưới các hình thức và hoạt động như: Thông tin, tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình; hòa giải mâu thuẩn tranh chấp giữa các

thành viêntrong gia đình; tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng

ngừa bạo lực gia đình.

Thông tin, tuyên truyền cung cấp thông tin, kiến thức nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, đối với mổi thành viên trong gia đình, thông tin, tuyên truyền giúp họ hiểu rỏ hơn về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình qua đó kiềm chế, ngăn chặn hoặc đấu tranh chống lại những hành vi bạo lực. thông tin tuyên truyền cũng giúp xóa bỏ thái độ thờ ơ hoặc né tránh, thúc đẩy, cổ vũ toàn xã hội đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình, công tác thông tin tuyên truyền có thể do các cơ quan nhà nước thực hiện, cũng có thể do nhiều tổ chức cá nhân khác thực hiện với những hình thức khá phong phú.

Các cơ quan nhà nước mà cụ thể là bộ thông tin và truyền thông, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan hành chính nhà nước khác…trong phạm vi quản lí nhà nước của mình, thực hiện việc cung cấp thông tin một cách chính thức, đầy đủ và kịp thời về những vụ bạo hành gia đình và công tác phòng chống bạo lực gia đình, ngoài ra, các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện việc quản lí nhà nước với các

hoạt động thông tin, tuyên truyền liên quan đến bạo lực gia đình để vừa đảm bảo

quyền tự do thông tin vừa kiểm soát không cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúi giục kích động bạo lực gia đình hoặc lợi dụng các vấn đề về bạo lực gia đình để nói xấu nhà nước.

Hòa giải mâu thuẫn và tranh chấp chính là hạn chế nguyên nhân phát sinh bạo lực gia đình, để đảm bảo được tính chất của hoạt động hòa giải là tự giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp tránh sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước. luật quy định công tác hòa giải hiện nay được thực hiện trước hết và chủ yếu tại gia đình, dòng

họ hay các tổ chức khác hoặc hòa giải tại cơ sở, luật cũng không quy định trực tiếp trách nhiệm hòa giải tranh chấp mâu thuẫn cho cơ quan hành chính, tuy nhiên, để đãm bão có giải quyết triệt để những mâu thuẫn tranh chấp bằng nhiều cách thức khác

nhau, luật phòng chống bạo lực gia đình quy định “cơ quan, tổ chức có trách nhiệm

hòa giải, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình”. Như vậy, trách nhiệm hòa giả mâu thuẫn, tranh chấp của các cơ quan nhà nước chỉ tham gia hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp khi mâu thuẫn, tranh chấp có liên quan cán bộ, công chức hoặc những người đang làm việc cho cơ quan và chỉ tham gia hòa giải khi thành viên gia đình họ có yêu cầu. Nhưng khi đã có yêu cầu của thành viên gia đình về việc cơ quan tham gia hòa giải thì các cơ quan nhà nước phải xác định đây là trách nhiệm pháp lí của mình.

Trong công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp, phòng, chống bạo lực gia đình, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.

Ủy ban nhân cấp xã cũng có trách nhiệm hòa giải khi được yêu cầu cơ quan, tổ chức để hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bộ, công chức với gia đình họ. Góp ý phê bình là hoạt động có tính xã hội có thể được tiến hành hết sức linh hoạt, cơ sỡ để góp ý, phê bình đó là những chuẩn mực đạo đức, các phong tục tập quán, nếp sống tốt đẹp ở địa phương hay là các tín điều tôn giáo tiến bộ trong cộng đồng tín đồ, ngược lại, việc phê bình, góp ý sẽ không có kết quả nếu như nó thực hiện một cách trái pháp luật, vì vậy, ủy ban nhân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động góp ý, phê bình đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Các hoạt động tư vấn, phòng ngừa bạo lực gia đình là hoạt động có yêu cầu nhất định về chuyên môn được tiến hành bởi những người có kỹ năng và kinh nghiệm hay các chuyên gia tư vấn. Các cơ quan nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn nhưng luật quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động tư vấn, cụ thể, bộ văn hóa thể thao và du lịch có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở, việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì phối hợp với ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về gia đinh cơ sở.

2.3.2.2. Hoạt động bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Mặc dù hoạt động bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chỉ hạn chế được phần nào nạn bạo lực gia đình nhưng công việc này cũng góp phần làm giảm hậu quả của bạo lực gia đình, giúp cho nạn nhân của bạo lực gia đình đã phải chịu tổn thương về sức khỏe, tinh thần không bị thêm những hậu quả khác hoặc giúp họ nhanh chóng phục hồi sau bạo lực gia đình.

Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định “Người có mặc tại nơi xảy ra

bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp: buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực;cấp cứu nạn nhân bạo lực;các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính, tố tụng hình sự;các biện pháp cấm tiếp xúc”, Các biện pháp ngăn chặn bảo vệ có thể được chia thành hai nhóm với tính chất khác nhau. Một nhóm có tính chất cưỡng chế xã hội mà thủ tục áp dụng không được pháp luật quy định cụ thể, các biện pháp nhóm này có thể được thực hiện một cách rộng rãi bởi bất kỳ ai có mặc tại nơi xảy ra hành vi. Một nhóm thực hiện trên cơ sỡ các quy định pháp luật với tính chất là những biện pháp cưỡng chế: Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự; các biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm hành chính do các cơ quan hành chính quyết định áp dụng theo quy định của pháp luật xử lí vi phạm hành chính. Ngoài ra, do tính chất đặc biệt trong mối quan hệ giữa nạn nhân và người có hành vi bạo lực nên luật còn quy định biện pháp cấm tiếp xúc. Cấm tiếp xúc là biện pháp không có tính chất trừng phạt trực tiếp với người có hành vi bạo lực như biện pháp chế tài đối với người có hành vi vi phạm pháp luật mà là biện pháp cưỡng chế có tính chất hành chính để bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có đủ các điều kiện: Có đơn yêu cầu; hành vi bạo lực gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe nạn nhân; người có hành vi bạo lực và nạn nhân có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

Để hổ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình quy định: Nạn nhân bạo lực gia đình được khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh, được

tư vấn và hổ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về hoạt động của cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi tiếp đón, chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hổ trợ những điều kiện khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Bộ y tế có trách nhiệm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế về tiếp nhận và chăm sóc y tế với nạn nhân bạo lực gia đình. Bộ lao động thương binh và xã hội hương dẫn thực hiện trợ giúp nạn nhân thực hiện bạo lực gia đình tại các cơ sở bão vệ xã hội.

2.4. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xử lí ngƣời có hành vi bạo lực gia đình bị xữ lý vi phạm hành chính lực gia đình bị xữ lý vi phạm hành chính

Theo quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình, khi nhận được tin báo về bạo lực gia đình thì các cơ quan công an gần nhất hoặc ủy ban nhân cấp xã phải kịp thời xử lí người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi bạo lực có dấu hiệu tội phạm thì việc xử lí sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự để buộc người có hành vi bạo lực phải chịu hình phạt. Nếu hành vi bạo lực là vi phạm hành chính thì sẽ bị xữ lí theo các quy định của pháp luật về xữ lí vi phạm hành chính.

Căn cứ về các quy định hiện hành về quy phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình chủ yếu thuộc về chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và lực lượng công an địa phương nơi hành vi bạo lực gia đình xảy ra. Trong đó, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn với tư cách là người đứng đầu chính quyền cơ sở - cấp chính quyền gần dân nhất nên có khả năng phát hiện kịp thời, nhanh nhất hành vi bạo lực với thẩm quyền xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật được xác định là nhóm chủ thể xử phạt quan trọng.

Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về phòng chống bạo lưc gia đình, bộ văn hóa thể thao và du lịch chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Ủy ban nhân dân trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lí nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương.

2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 42, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”

Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, bao gồm:

2.5.1. Xử lý kỷ luật

Hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng với những người là cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đã có hành vi vi phạm Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm. Các hình thức kỷ luật đối với công chức bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

Việc áp dụng các hình thức kỷ luật với cán bộ, công chức tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn việc xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức có hành vi bạo lực gia đình; tuy nhiên các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có thể căn cứ vào Điều 42, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Điều 78, Điều 79, Luật Cán bộ công chức để đưa ra hình thức kỷ luật hợp lý.

Cán bộ, công chức không chỉ chiếm số lượng lớn mà còn là đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Việc pháp luật quy định về việc kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi bạo lực gia đình là cơ sở để thực thi công tác phòng, chống bạo lực gia đình một cách có hiệu quả. Quá trình triển khai công tác Kế hoạch hóa gia đình là một minh chứng rõ ràng cho thấy: trong lĩnh vực liên quan đến gia đình, chế tài xử lý kỷ luật có tác động rất tích cực tới ý thức của cán bộ, công chức, và từ đó có sức lan tỏa ra toàn xã hội.

2.5.2. Xử lý hành chính

Những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đã được ghi nhận tại Nghị định 110. Nghị định này quy định rất chi tiết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thẩm quyền, nguyên tắc, hình thức xử phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… Theo đó:

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

“1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:

a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định này.

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)